31 thg 8, 2023

Gánh cốm Mễ Trì gần Nhà thờ Lớn Hà Nội

Cứ đến tháng 8, chị Học lại lặn lội từ Mễ Trì lên khu phố gần Nhà thờ Lớn bán cốm, món ăn vặt đầy tao nhã của người Hà Nội.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại xuất hiện trên những tuyến phố xung quanh khu vực phố cổ, Nhà thờ lớn, hồ Hoàn Kiếm. Gánh hàng đơn giản nhưng lại thu hút giới trẻ với những gói cốm dẻo thơm được bọc trong lớp lá xanh mướt.

Năm nào cũng thế, từ khoảng giữa tháng 8, chị Nguyễn Thị Học (45 tuổi) lại mang chiếc thúng tre đựng cốm đi bán dạo để kiếm thêm thu nhập. Hàng cốm rong không có bàn ghế phục vụ, khách thường mua cốm mang đến quán cà phê để thưởng thức. Ngồi ở vị trí đối diện Nhà thờ lớn, bên cạnh là một quán cà phê "hot" của giới trẻ nên gánh cốm của chị Học thu hút nhiều khách mua tuổi teen.

Cốm là thức quà đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Quán bánh cuốn cà cuống Thanh Trì gia truyền 4 thế hệ

Mở bán từ năm 1960, gia đình bà Lan đã duy trì nghề làm bánh cuốn qua 4 thế hệ và gìn giữ hương vị nguyên bản của bánh cuốn Thanh Trì.

Bánh cuốn là món cổ truyền nổi tiếng của làng Thanh Trì, là "thức quà chính tông của người Hà Nội" được nhà văn Thạch Lam viết trong cuốn "Hà Nội băm sáu phố phường". Bánh cuốn có mặt ở nhiều tỉnh thành nhưng chỉ có bánh cuốn Thanh Trì là ăn cùng cà cuống. Đây là loài côn trùng sống dưới nước, thường bắt gặp ở ao, hồ, đầm, ruộng.

Bánh cuốn Thanh Trì ăn với nước chấm chua ngọt và đặc biệt là cà cuống nướng.

30 thg 8, 2023

Có gì ở nhà thờ Thịnh An?

Giáo xứ Thịnh An là một giáo xứ mới được thành lập từ ngày 1/10/2016. Giáo xứ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ Ngã ba Trị An đi theo tỉnh lộ 767 khoảng 14 km thì bên phải là nhà thờ Thịnh An. Nơi đây có khoảng 3.100 giáo dân.

Giáo xứ mới thành lập, ở xa, lại thêm tui không phải người công giáo nên tui không hề biết gì về giáo xứ và nhà thờ Thịnh An. Thậm chí chưa nghe tên luôn.

Ấy vậy mà trên đường từ Trị An về Biên Hòa, Hùng Mypho quả quyết nói với tui: Em chở anh ghé vô đây, bảo đảm anh sẽ thích mê. Và hắn chở tui vô nhà thờ Thịnh An!

Khi xưa guốc gỗ, chân trần

Ngày xưa, do cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người phải đi chân trần, nhưng cũng có một lớp người được đi guốc gỗ. Và hình ảnh guốc gỗ, chân trần ngày xưa ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta rất nhiều ký ức của một thuở không thể nào quên.

Ký ức một thuở

Chân trần hay chân đất là không mang bất cứ thứ gì ở chân. Xem các hình ký họa và hình chụp thời Pháp thuộc, cho thấy phần lớn người Việt xưa đi chân trần, từ người lớn đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, từ người nông dân đến người kéo xe, phu chạy trạm (chạy đưa văn thư), thậm chí cả binh lính.

Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa)

Cổ vật của 4 triều đại trưng bày ở Sài Gòn

Gần 200 hiện vật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1.


Triển lãm mang chủ đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép" giới thiệu 170 cổ vật của 27 nhà sưu tập trên cả nước. Hiện vật thuộc bốn triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trải dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Các hiện vật này chủ yếu là gốm Việt Nam với nhiều loại đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí, đồ dùng để uống trà, rượu. Ngoài ra còn có gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc, Pháp sản xuất.

29 thg 8, 2023

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.