27 thg 6, 2023

Về Lào Cai thưởng thức nem măng đắng trứ danh của người Tày

Nem măng đắng được xem là món ăn đặc sản của người Tày ở Lào Cai với hương vị đặc trưng, nhiều người ăn lần đầu đã thích mê.

Măng đắng là món ăn phổ biến dễ dàng tìm thấy ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa được xem là mùa măng mọc. Người dân Tây Bắc có rất nhiều món ăn chế biến từ măng đắng như măng đắng xào với lá lốt, măng đắng nướng, luộc... Với người Tày ở Lào Cai một món ăn từ măng đắng rất phổ biến ở đây là nem măng đắng.

Nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của món ăn này là măng vầu, lựa chọn phần măng vầu lá để gói nem. Theo người dân địa phương, họ phải đi sâu vào trong rừng để tìm măng mới nhú có độ giòn và ngọt để mang về.

Măng đắng sau khi đã tách bỏ lớp vỏ bên ngoài. Ảnh: Cooky

Bánh bạc đầu tô điểm nét duyên cho ẩm thực Sóc Trăng

Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía, bánh in, mè láo... mà những chiếc bánh bạc đầu có hương vị thơm ngon đã làm nức lòng du khách.

Bánh bạc đầu với hương vị thơm ngon làm nên nét duyên ẩm thực của Sóc Trăng. Ảnh: Bích Ngọc

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km, chùa Bốn Mặt được biết đến là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời. Nơi đây nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer.

Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa. Trong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.

Một góc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng và cây hồng nhung hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Vân Hi

Lạ miệng bún gỏi dà biến tấu từ món cuốn ở Sóc Trăng

Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.

Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi

Gỏi sò huyết và 6 đặc sản nhất định nên thử khi đến Lăng Cô

Lăng Cô, Huế nổi tiếng với các loại hải sản tươi ngon cùng nhiều món ăn địa phương hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.

Vịnh Lăng Cô nằm nép mình dưới chân đèo Hải Vân, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế gần 70 km và Đà Nẵng gần 25 km. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp do tạo hóa ban tặng, mà còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon với giá cả vô cùng phải chăng.

Lăng Cô nổi tiếng với các loài hải sản như sò huyết, vẹm, hàu, mực sim, sò méo, tôm hùm, cua biển... Hải sản luôn được đánh bắt và chế biến trong ngày nên giữ được độ tươi ngon.

Dưới đây là những món ăn thực khách không nên bỏ lỡ khi đến Lăng Cô du lịch.

Mắm sò thịt ba chỉ

Mắm sò Lăng Cô ăn kèm thịt ba chỉ luộc. Ảnh: Bakafood

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan