18 thg 11, 2022

Đi tìm chữ viết Chơ Ro

Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.

Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ

Những cái mới ở chùa Peam Buôl Thmây

Chùa Khmer Peam Buôl Thmây được xây dựng vào năm 1964, nằm đoạn cuối của sông Maspéro giao nhau với kênh Cái Quanh, một con sông mà hàng ngàn người hâm mộ đua ghe ngo đều biết đến bởi đây là “Sông trường” mỗi mùa Lễ hội Ooc Om Bok đua ghe ngo. Từ đó, ngôi chùa Khmer Peam Buôl Thmây được gắn liền với sông Maspéro và được nhiều du khách đến với Sóc Trăng quan tâm.

“Bảo tàng tự nguyện” trong khuôn viên chùa.

17 thg 11, 2022

Thánh đường Hồi giáo- kiến trúc độc đáo và tráng lệ

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh)

16 thg 11, 2022

Vũ điệu da dá của người Cơ Tu trong thời kỳ hội nhập

Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Thanh niên nam nữ người Cơ Tu cùng uyển chuyển trong vũ điệu tân tung – da dá

Những thanh đá chuyên chở tâm hồn của người Raglay

Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.

Nghệ sĩ Bo Bo Hùng (dân tộc Raglay) biểu diễn đàn đá

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn

Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.

Qua công tác truyền dạy, lớp trẻ Raglai dần có đam mê với đàn đá.