3 thg 12, 2021

Đến thăm "Vương quốc Ngựa bạch" xứ Lạng

Nói đến huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), du khách thường nghĩ tới đặc sản na hay các di tích lịch sử Ải Chi Lăng, hang Gió…. Nhưng, còn có một địa điểm thơ mộng: thảo nguyên Khau Sao hay “Vương quốc ngựa bạch”, nơi chăn thả hơn 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.

Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.

Thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng

Bên trong những ngôi nhà cổ hơn 300 năm ở Nghệ An


Nhiều vùng quê ở Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ.

Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân

Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Từ núi Phước đến núi Trấn Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Núi Trấn Công, ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) nằm bên bờ sông Trà Khúc. Ảnh: Ý THU

Món canh chua cá mè

"Cá mè thịt béo/ Hơi có mùi tanh/ Đầu thì nấu canh/ Mình mềm chiên sả...". Câu vè nơi thôn dã nhắc nhớ món canh chua cá mè tuyệt hảo với dư vị khó phai.

Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.

Nguyên liệu để nấu canh chua cá mè. Ảnh: TRANG THY

Về với lễ hội Lúa non của người Xơ Đăng

Được anh bạn mời dự lễ hội Lúa non ở thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), tôi như “mở cờ trong bụng”. Cùng anh tham dự lễ hội Lúa non, giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán hay của người Xơ Đăng ở địa phương.

Từ cổng chào của thôn đi vào khoảng 100m, chúng tôi đến nhà già A Chong để tìm hiểu về ý nghĩa và nét đẹp của lễ hội Lúa non trong văn hóa người Xơ Đăng. Chăm chú vào con chuột rừng vừa bẫy được, già A Chong không hay khách đến thăm. Chỉ đến khi chúng tôi cất lời chào, già mới thoáng giật mình ngoái lại. Nở nụ cười thân thiện, già lấy cho chúng tôi mỗi người 1 chiếc đòn để ngồi.

Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh

Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.

Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.

Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).