8 thg 8, 2021

Ăn năn

Ở miền Tây, nhất là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, có rất nhiều năn. Năn là loài cỏ dại mọc trong các đồng đất hoặc mương liếp. Năn thường có hai loại là năn kim (cỏ năn) và năn bộp (có nơi gọi trại là bụp). Loại năn là đặc sản nổi tiếng bây giờ chính là năn bộp. Từ một loài cỏ dại, nay năn bộp trở thành loại rau “hái ra tiền” của người miền Tây. Một số xã thuộc huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, bà con còn trồng năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước.

Năn bộp vừa lột.

Hạt ngọc đôi bờ Chắc Băng

“Kinh xáng Chắc Băng”, cái tên huyền thoại đã đi vào lòng người từ thuở khai hoang lập địa. Kênh xáng Chắc Băng không chỉ là trục giao thương chính bằng đường thuỷ mà còn tạo ra những vùng đất trù phú nơi nó chảy qua. Vùng đất tôm - lúa của huyện Thới Bình là một trong số đó.

Chắc Băng xưa - nay

Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba Sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này.

Cách lý giải nào cũng có lý và cơ sở riêng, tuy nhiên, giờ không còn quá quan trọng so với sứ mệnh, giá trị mà con kênh Chắc Băng đã và đang mang lại quanh vùng những nơi nó chảy qua. Kể từ năm 1919, khi thực dân Pháp cho đào mở rộng, kênh xáng Chắc Băng càng trở nên quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hoá và quốc phòng.

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

Độc đáo cây cô đơn thu hút giới trẻ ở thiên đường mây Tà Xùa

Hình ảnh cây cô đơn đứng sừng sững giữa mây trời Tà Xùa khiến nhiều người thích thú.


Săn mây Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là trong thời điểm săn mây đẹp nhất từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Để đến được Tà Xùa, du khách phải di chuyển từ Hà Nội đến thị trấn Bắc Yên và thuê xe máy lên Tà Xùa khoảng 20km.

Con đường di chuyển đến đỉnh Tà Xùa cực kỳ khó khăn nên đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải có tay lái thật chắc chắn. Có những con dốc liên tiếp nhau, trơn trợt và có những đoạn chênh vênh khi một bên là vách núi một bên là vực sâu. Tà Xùa quả nhiên không dành cho những người yếu tim yếu sức.

Hòn Vượn - Điểm săn mây tuyệt đẹp giữa lòng Cố đô Huế

Hòn Vượn thuộc thôn Đồng Chầm (Xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trước đây, Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các bạn trẻ, phượt thủ muốn trải nghiệm, đặc biệt là những ai muốn ngắm mây.

Lên đến đỉnh núi Hòn Vượn, du khách được ngắm nhìn trời mây, núi sông tuyệt đẹp. Ảnh: Quỳnh Nhi.