29 thg 6, 2020

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana – An Giang

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana nằm ở tỉnh lộ 943 ông Cường, xã Vĩnh trạch, Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch An Giang mới toanh được đầu tư khá kỹ lưỡng rất thích hợp cho những ai yêu thích phong cảnh miệt vườn thơ mộng.

Đến với Khu du lịch sinh thái ẩm thực Hanabana, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi khuôn viên thoáng mát được bao phủ cây xanh khắp mọi nơi, không khí trong lành, yên tĩnh. Nếu bạn đang có ý định “bỏ trốn” khỏi thành phố ồn ào náo nhiệt để hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng, thì Khu sinh thái ẩm thực Hanabana là điểm đến lý tưởng cho bạn.


Khuôn viên thoáng mát được bao phủ bởi cây xanh

28 thg 6, 2020

Rừng cao su Bù Đăng

Bình Phước nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên nơi trồng nhiều cao su nhất có lẽ là Bù Đăng. Nơi đây người ta trồng cây cao su giữa các rừng cây non và già tạo nên một bức tranh sơn mài đủ gam màu từ xanh vàng đến cam đỏ trên một dải đất rộng bạt ngàn. Vào khoảng cuối năm, lúc trời đất chuyển giao năm cũ và năm mới, bạn có thể đến đây tổ chức picnic, ngồi trên thảm lá khô dày và ngắm những chiếc lá vàng rơi mỗi khi có gió thổi qua.


Cửu Trùng Đài – Tịnh Biên – An Giang

Cửu Trùng Đài nằm ven Quốc lộ 91 thuộc thị trấn Nhà Bàng, cách Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên 6km về hướng Bắc. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài gồm 03 tòa tháp với độ cao thấp khác nhau rất nổi bật.

Quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài

Khu tháp Cửu Trùng Đài, được một cư sĩ tên Huỳnh Tâm xây dựng vào thập niên 1960 với mục đích đại đồng tôn giáo.

Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Tịnh Biên – An Giang

Trong suốt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh An Giang trở thành nơi đùm bọc, nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian, những ngôi chùa này trở thành minh chứng cho lịch sử hào hùng của quân và dân An Giang, trong đó phải kể đến chùa Hòa Thạnh.

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam Bộ.

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Khi nói đến thành phố Cần Thơ thường gắn với cái tên Ninh Kiều giống như hai cái tên Sài Gòn và Chợ Lớn vậy. Từ xa xưa bến cảng Ninh Kiều, nơi giao lưu buôn bán của Lục tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian đã có câu hò trên sông Hậu Giang rằng: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều. Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân. Cuộc đời luống những phù vân. Trở về bến cũ cố nhân xa rời".
Khu vườn tình yêu
Thực ra quận Ninh Kiều chính là thành phố Cần Thơ cũ nay được mở rộng tới gần 3.000 ha (theo con số thống kê vào tháng 2-2020). Bến cảng Ninh Kiều nằm trên sông Cần Thơ một phụ lưu của sông Hậu Giang. Sau khi thành phố Cần Thơ được mở mang phát triển và trực thuộc Trung ương quản lý, đường Lê Lợi đổi thành Hai Bà Trưng, nhưng tên bến cảng vẫn giữ lại theo tên quận Ninh Kiều. Hiện nay bến Ninh Kiều trở thành bến tàu du lịch và công viên văn hóa rộng tới 7.000 
m2 chạy dọc sông Cần Thơ.

Ngỡ ngàng quê Trạng

Đó là làng Bùng, một xứ quê bình yên e ấp gần dãy núi Chùa Thầy linh thiêng. Người ta kể tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (1528-1613), một quan Trạng làng Bùng đã cho xây hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên bên hồ Long Chiểu ở chùa Thầy (năm 1602). Đó là hai điểm nhấn về phong thủy để đem lại phúc đức tài lộc cho con cháu xứ Đoài... 

Cả đời tôi mỗi khi về quê đều phải trầm mình qua cầu vồng bụi của hai làng Bùng và Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá-Thạch Thất-Hà Nội). Xưa làng Bùng làm nghề dệt đũi còn đỡ, nhưng nay cũng ganh đua cưa cắt sắt thép và đúc tôn ầm ầm nên bụi mịn lại càng nhiều. Một thuở các doanh nhân trẻ ở đây còn buôn cả đống xe tăng cũ để lấy thép làm công cụ nông nghiệp. Ôtô qua lại đón hàng bấm còi inh ỏi, Phùng Xá tựa một công trường khổng lồ.

Nam Nhã Đường, một danh lam xứ Cần Thơ

Di tích lịch sử cấp quốc gia Nam Nhã đường ở thành phố Cần Thơ, tọa lạc bên bờ sông Long Tuyền, đối diện với đình Bình Thủy, là một di tích không chỉ đẹp bởi kiến trúc, chữ nghĩa, hay không gian trang nhã mà còn ở những giá trị tôn giáo, lịch sử tiềm ẩn... 

Đức Tế Phật đường

Đối diện với đình Bình Thủy cổ kính, còn có tên là Long Tuyền cổ miếu, qua con sông Long Tuyền, là ngôi chùa thấp thoáng mái ngói đỏ, cây cổ thụ tỏa bóng. Cổng chính của chùa đề “Nam Nhã Đường”. Hai bên cổng có đôi câu đối, hai chữ đầu ghép thành tên chùa: “Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thanh thông giác lộ/ Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn” (nghĩa là: Nam địa độ nguyên nhân, Bát nhã tiếng đàn thông giác lộ / Nhã đình mời thiện khách, Bồ Đề bóng mát rợp thiền môn). Cả ba cổng đều có mái, có câu đối chữ nghĩa hàm súc.

Sân chùa nhiều cây tùng, trắc bách diệp và nhiều cây cổ thụ khác, giữa sân có núi non bộ lớn và một bể trồng sen lá xanh mướt, tạo một không gian thanh tịnh. Ngôi cổ tự mặt tiền kiểu phương Tây với những vòm cong, nhưng mái chùa có lưỡng long tranh châu kiểu Đông Tây kết hợp, tấm hoành phi nền vàng, chữ đỏ trên cửa chính vào nội điện đề “Đức Tế Phật Đường”, vậy là nơi đây ngoài tên Nam Nhã, còn có tên là Đức Tế.

Thầy Thiện Đức. 

27 thg 6, 2020

Đình La Hà còn mãi với thời gian

Tọa lạc ở tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), đình La Hà có tuổi đời hơn 200 năm và là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Trải qua nhiều thăng trầm, đình làng này vẫn còn nét cổ kính, linh thiêng riêng.

Đình La Hà là nơi lưu giữ rất nhiều sắc phong thời nhà Nguyễn. Đến nay, những sắc phong ấy vẫn con nguyên vẹn và được gìn giữ cẩn thận. Theo người dân ở đây, những năm đầu thế kỷ XVIII, những vị tiền hiền là những cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian mà người Việt ở Bắc Bộ di cư vào vùng đất Thuận Quảng khai hoang, mở cõi, hình thành làng, xã ở vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, trong đó có làng La Hà. 

Với người dân tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), việc giữ gìn, bảo vệ đình La Hà được xem là trách nhiệm của mọi người. 

Lưu tên lại với đời

Có rất nhiều địa danh, công trình ở nông thôn Quảng Ngãi xưa được đặt tên theo người có công lao, nghĩa hiệp với làng. Cách đặt tên đó xuất phát từ việc người xưa muốn con cháu mai sau ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân.

Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết vào thời điểm những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đoạn: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo giúp Đất nước mình núi Bút, non Nghiên/ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh/ Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. 

Chiếc cầu ván mà ông Nguyễn Thời khởi xướng xây dựng, giờ đã được thay thế bằng một cây cầu bê tông vững chãi, song người dân ở tổ dân phố 6, phường Quảng Phú gọi tên cầu là cầu ông Thời. 

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.