22 thg 8, 2019

Ve ve - món ăn ngon... ve kêu

Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt.

Ve ve cuốn bánh tráng

"Ve sầu khóc suốt mùa đông", con ve tỉ tê mùa đông thế nào chẳng biết chứ con nít làng Giồng Ông Tố (quận 2) xưa kia hễ thấy hoa phượng đỏ rực đầy cành, mưa lai rai ướt đất lập tức mừng quắn đít.

Khó cưỡng với mỹ nhân chem chép 'cưới' điều non tơ

Sao mà ngọt thế nhỉ, ngọt lịm cả người, cái ngọt thanh tao của điều non hòa lẫn ngọt man mác chem chép. Cắn miếng điều bùi tan tơi nâng thêm dòn dai sần sật beo béo của chem chép, úi mèn ui, ai mà cầm lòng đậu.

Canh chem chép nấu điều non

Đồng Nai đất đỏ tươi rói rợp trời thướt tha mái tóc xanh mượt mà của giai nhân điều. Điều phải được bầu làm hoa hậu xứ bụi hồng mù trời này mới đúng.

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

'Lục bình trôi dọc triền sông. Hái vào xào tép ngọt lòng dân quê'. Từng ngó lục bình mềm, vị ngọt mát và mùi đặc trưng là món ăn dân dã, giữ hồn quê cho vùng sông nước miền Tây.

Lục bình xào tép đồng

Lục bình thường gọi là bèo Tây hay bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Khi xưa, lục bình chỉ là loài thủy sinh, thân thảo không hữu dụng nhưng là hình ảnh quen thuộc với bà con đồng bằng sông Cửu Long.

Ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em

Bún cá Kiên Giang phản ánh đúng chất "địa lý" của vùng đất Kiên Giang, bên biển bên đồng, phải có thịt cá lóc đồng, tôm biển, rau ăn kèm "cây nhà lá vườn" và nước mắm ngon.

Món bún cá Kiên Giang quyện giữa vị của đồng bằng và biển cả

Hôm rồi, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn thơ rằng: "Lần đầu ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em".

Những tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Đồng Nai

Tại thắng cảnh Đá Ba Chồng, những khối đá to lớn, có nhiều hình thù, hình thành hàng triệu năm trước do biến đổi địa chất của trái đất. 

Danh thắng Đá Ba Chồng nằm ven Quốc lộ 20 (huyện Định Quán, Đồng Nai), cách TP HCM hơn 100 km, được tạo thành từ nhiều tảng đá lớn. Đây là một vùng núi đá có diện tích hơn 8 ha, độ cao trung bình trên 100 m so với mực nước biển, thành phần chủ yếu là đá Granodiopit. 

21 thg 8, 2019

Nét đẹp sinh hoạt văn hóa quanh nhà rông Kon Tum

Các hoạt động như biểu diễn cồng chiêng, múa xoang hay giã gạo quanh nhà rông ở Kon Tum gây ấn tượng với du khách tham quan. 

Hai phụ nữ Ba Na đang giã gạo và sàng ngô trước nhà rông Kon K’ri, nằm bên dòng sông Đăk Bla (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum). 
Nhà rông ở Tây Nguyên được biết đến như “trái tim” của các buôn làng. Tại Kon Tum, nhà rông là kiểu nhà sàn đặc trưng, được xây dựng hoàn toàn bằng tranh, tre, nứa, lá với phần mái vững chãi.

Khu chợ nổi nằm giữa 5 con sông ở miền Tây

Tại chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng, các ghe thuyền treo “cây bẹo” mang hình ảnh đặc trưng của vùng quê sông nước miền Tây.

Bên cạnh các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ) hay Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) cũng là một điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đến miền sông nước Cửu Long.
Khu chợ cách TP Sóc Trăng khoảng 60 km, đã hình thành từ hơn một trăm năm nay, là giao điểm của năm con sông chảy qua các ngả gồm Cà Mau, Vĩnh Quới (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Thạnh Trị (Sóc Trăng) và Phụng Hiệp (Hậu Giang). 

“Pẻng tải” – món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng

“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức. 

Ngày nay đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở khu vực miền núi phía Đông Bắc vẫn giữ được những phong tục, nét văn hóa đặc trưng riêng có. Đặc biệt, dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ “Pây tai” (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình. Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau. 

Đây là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng xứ Lạng trong dịp Rằm tháng 7 

“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái

“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm. 

Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.

Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.” 

Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái". 

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.