26 thg 2, 2019

Thơm ngon đặc sản “cá ông trời” của Nghi Thủy

Cá thửng - người dân Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) thường gọi là “cá ông trời” là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng. Nhất là vào dịp Tết, trên mâm cỗ cúng, ngoài bánh chưng xanh, giò, chả thì không thể thiếu món cá thửng. 

Quanh năm lênh đênh trên biển cả, sống dựa vào con cá, con tôm nên với ngư dân miền biển nói chung và phường Nghi Thủy nói riêng, cá thửng có một vị trí quan trọng trong tâm thức.

Mùa cá thửng bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch. Những tháng cuối năm, thuyền cập bến, những mẻ cá thửng vừa chuyển lên bờ, còn tươi xanh được thương lái trong làng mua hết sạch. Cá sau khi mua về, chọn những con to đều nhau, rửa sạch. Quá trình rửa phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ, làm sao để con cá sạch nhưng không bị bong, tróc vảy. Sau đó, để cá ráo nước rồi bắt đầu khâu tạo hình. “Phải uốn cá sao cho thành một vòng tròn, miệng cá ngậm đuôi cá (có thể cố định bằng tăm tre hoặc dây cước), cân xứng, không vẹo, không được làm gãy xương cá”, bà Nguyễn Thị Manh (khối 8, phường Nghi Thủy) - người có kinh nghiệm 40 năm sơ chế cá thửng cho biết. Sau đó, cá được cho vào nồi hấp vừa chín, đưa ra khỏi nồi, xếp lên vỉ sắt cho ráo nước. 

Làng cá Nghi Thủy vào mùa. Ảnh: Thanh Tường 

Đền thờ Quận Công Từ lưu giữ các kiện gỗ nguyên vẹn từ thế kỷ 19

Đền thờ Quận Công Từ thôn Mỹ Hòa, xã Thanh Lâm (Thanh Chương) thờ tự Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng - những người đã có công lao to lớn, góp phần đem đến cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. 

Đền thờ Quận Công Từ được lập vào triều Tự Đức năm Canh Thân (1860). Trải qua hơn 150 năm, đền vẫn giữ được các kiện gỗ và văn tự, hoa văn khắc gỗ tinh xảo. 

Mặt tiền đền Quận Công Từ. Ảnh: Diệp Phương 

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai

Nhiều năm nay, già A Phiếu ở làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc Gia Rai mình, đặc biệt là việc đan gùi. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn có cơ hội để nhắc nhở và truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, học nghề và giữ nghề truyền thống mà ông cha mình để lại.

Những lúc không đi rẫy, người dân làng Rắc luôn nhìn thấy già A Phiếu ngồi trên nhà sàn miệt mài với việc chẻ nan, đan gùi. Ở làng Rắc, từ lâu, già A Phiếu luôn được biết đến với tài nghệ đan gùi. Gùi ông đan ra không chỉ phục vụ nhu cầu bà con dân làng, các làng kế bên mà còn được nhiều người ở thành phố Kon Tum tìm đến đặt hàng thường xuyên để mang đi khắp nơi.

Già A Phiếu cho biết, năm lên 10 tuổi, ông đã được cha chỉ dạy cho nghề đan lát, đặc biệt là đan gùi. Ngày trước, các vật dụng trong gia đình đều được đan lát thủ công, từ cái rổ, cái rá cho đến cái nong, cái nia, cái gùi nên nhà nào cũng có người biết đan. Thời gian rảnh rỗi, nhà nhà lại đi rừng tìm tre, nứa rồi tập trung lên nhà rông để cùng nhau đan lát. Người già chỉ dẫn cho người trẻ… 


Già A Phiếu chẻ nan đan gùi. Ảnh: T.Q 

Còn mãi nghề dệt thổ cẩm ở Rờ Kơi

Hiện nay ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong các thôn làng đồng bào DTTS đang có nguy cơ mai một. Thế nhưng, tại thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), vào thời điểm nông nhàn, với bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Hà Lăng (Xơ Đăng) ngày ngày vẫn miệt mài bên khung cửi dệt ra những tấm thổ cẩm với sắc màu đẹp tươi...

Một ngày đầu tháng 1/2019 chúng tôi về thôn Rờ Kơi của xã Rờ Kơi để tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm ở nơi đây.

Vào thời điểm này, những cánh đồng lúa nước dọc hai bên đường bê tông phẳng lì dẫn vào thôn vừa được gieo sạ xong. Công việc gieo cấy lúa cho mùa vụ mới đã hoàn thành, những rẫy mì trên nương chưa đến kỳ thu hoạch cũng là lúc phụ nữ Hà Lăng ở thôn Rờ Kơi dành thời gian ngồi bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm dùng làm trang phục cho gia đình trong dịp Tết và cả mùa Xuân - “mùa con ong đi lấy mật”, mùa lễ hội của đồng bào DTTS tại chỗ Kon Tum nói riêng, đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung.

25 thg 2, 2019

Đám cưới người Dao đỏ

“Thanh niên người Dao được tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi ưng nhau rồi thì về thông báo với gia đình tìm người làm mai mối sang nhà gái hỏi vợ. Nhưng làm lễ cưới thì nhất nhất phải tuân theo tục lệ lâu đời của người Dao đỏ” – Lời nói của ông Chảo Phù Sài chia sẻ đã chỉ lối cho chúng tôi về Thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai dự đám cưới với những tục lệ đầy tính nhân văn của người Dao đỏ. 

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Chảo Phù Sài khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi). Theo truyền thống, các hoạt động lễ cưới chủ yếu diễn ra tại nhà trai. Nhà gái sẽ đưa cô dâu về nhà trai. Đến đầu ngõ, đoàn rước nhà gái sẽ dừng lại trang điểm cho cô dâu và đợi đoàn rước nhà trai ra đón.

Người Dao rất coi trọng phụ nữ nên trong đám cưới nhà trai sẽ thực hiện những lễ nghi trang trọng nhất để làm vừa lòng cô dâu và đoàn rước dâu nhà gái. Bởi, “Không làm như thể thì con dâu nó không vào nhà đâu!” ông Sài cho biết.

Cô dâu Tẩn Mẩy được các phù dâu dẫn đường về nhà trai. Ảnh: Việt Cường 

Chuyện bên "lão mộc" 400 tuổi

Hàng trăm năm qua, cây trâm vối cạnh mộ cụ Chánh đề lãnh, Vũ sơn hầu Huỳnh Công Thiệu hiên ngang trước bão giông. Cây là chứng nhân trong quá trình mở đất, lập làng của những bậc tiền nhân. Mỗi độ xuân về, những chùm hoa trắng giữa tán lá xanh tỏa hương thơm dịu cho ong, bướm vờn quanh...
1. Sử liệu cho biết, hơn 4 thế kỷ trước, Chánh đề lãnh, Vũ sơn hầu Huỳnh Công Thiệu là tướng dưới quyền và là đồng hương của chúa Nguyễn Hoàng, ở huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Trong công cuộc mở mang, khai phá đất phương Nam, cụ được chúa Nguyễn giao trọng trách trấn thủ vùng đất phủ Tư Nghĩa. Cụ chiêu mộ hàng nghìn lưu dân cùng binh sĩ khẩn hoang, lập các làng thuộc xứ Lộ Bôi, huyện Mộ Hoa xưa, nay đổi tên là huyện Đức Phổ. 

Cây trâm vối cổ thụ hàng trăm năm tuổi bên cạnh mộ cụ Huỳnh Công Thiệu. Ảnh: Trang Thy 

Lễ cầu ngư - Nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển

Những ngày đầu xuân, khắp các làng chài ven biển của Quảng Ngãi diễn ra lễ hội cầu ngư. Đây là sinh hoạt văn hóa đậm nét dân gian của cư dân vùng biển.

Hát bả trạo là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đã trở thành nghi thức tâm linh, gắn với lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đây cũng là một trong những di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Sau phần nghi lễ cầu ngư ở lăng Ông, thần Nam Hải được rước ra bến tàu Hải Ninh. Các thanh niên khỏe mạnh rước hương án lên tàu cá và tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần cầu mong một năm mới bội thu.

Hát bả trạo được thực hiện ngay trên các con tàu trong ngày đầu ra khơi. 

Lễ hội bắc máng nước ở làng Kon Tu Jốp 2

Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi mùa màng thu hái xong, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội bắc máng nước. Đây là dịp để bà con dân làng cùng tập trung sửa sang lại các máng nước và cúng heo, gà cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng có được nguồn nước mát để sinh hoạt hàng ngày và tưới tắm cho ruộng lúa được tốt tươi, mang lại cho bà con cuộc sống ngày một ấm no, sung túc.

Ngồi bên mái nhà rông cao vút của làng, già làng A Nhui cho biết: Xưa kia, để chọn vị trí đất lập làng, người Xơ Đăng thường chọn vùng đất gần suối, gần sông, có nguồn nước mát để thuận tiện cho việc lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Với bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 cũng vậy. Nghe các già làng trước đây kể lại, để lập làng, già làng thế hệ trước đã đi chọn đất rất kỹ. Bởi thế, mà làng Kon Tu Jốp 2 có rất nhiều con sông, con suối chảy qua, tưới tắm cho nguồn đất, nguồn nước của làng luôn mát lành.

Với quan niệm “vạn vật hữu linh” nên sau khi lập làng, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 đã làm lễ bắc máng nước cầu mong Yàng nước, Yàng sông, Yàng suối phù hộ cho bà con dân làng được đón nguồn nước mát về làng. Để tỏ lòng biết ơn thần linh đã phù hộ cho bà con dân làng có được nguồn nước mát và cũng để bảo vệ nguồn nước giọt cho làng, từ khi lập làng đến nay, mỗi dịp cuối năm, khi mùa màng đã thu hái xong, bà con dân làng thường tổ chức lễ hội truyền thống bắc máng nước.

Nhịp chiêng mùa xuân

“A húuuu!”, già làng Brol Vẻ phun ngụm rượu khắp nhà, cất tiếng hú vang trong tiếng chiêng cồng rộn ràng để “làm phép”, giúp gia chủ rước may mắn, tài lộc. Trong trang phục truyền thống, chủ nhà hân hoan mời già làng thưởng thức thịt chuột, thịt chim rồi đi quanh vòng chiêng xoang, mời mỗi vị khách đến nhà vít rượu cần, ăn những món truyền thống, cùng hân hoan đón mừng năm mới.

Khi những bông hoa cà phê nhuộm trắng vườn, những vườn cao su bạt ngàn thay lá non mơn mởn cũng là lúc dân làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Cũng rượu ghè, cơm lam, cá chua; cũng bánh mứt, hạt dưa như bao làng, bao thôn khác, nhưng ở đây, bà con còn tập cồng chiêng, dệt trang phục thổ cẩm, tập những bài hát truyền thống… để đón Tết theo kiểu riêng của mình.


Hát múa ăn mừng dưới cây bông

Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
Khúc ca trên vùng đất mới


“Hỡi trai gái mường trên… hú… hú… hú
Hỡi trai gái mường dưới… hú… hú… hú
Ta cùng về đây trồng cây cho hoa nở thắm
Ta cùng về đây chơi hoa, cho mường trên mường dưới đẹp như bông như hoa… hú…hú…hú…”


Lời của bà một (chủ lễ), đứng ra khấn xin thần linh trong lễ hội – do chị Hà Thị Xuyên (34 tuổi), Thôn trưởng thôn 4, xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai cất lên vang vang, sao thiết tha như gọi mời mọi người - “trai gái mường trên”, “trai gái mường dưới” - đến chung vui Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông với bà con.