19 thg 9, 2018

Hải đăng Đại Lãnh - nơi bình minh bắt đầu ở Việt Nam

Hải đăng Đại Lãnh, tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Nhắc đến Phú Yên, mọi người thường hay nghĩ đến khung cảnh “hoa vàng trên cỏ xanh” thơ mộng trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, nơi đây còn có một điểm đến độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm miền đất này.

Rộn rã mùa vàng dưới thung lũng Hoàng Liên Sơn

Hòa cùng bức tranh mùa vàng quyến rũ tại những thửa ruộng bậc thang là người nông dân vùng cao bận rộn với ngày mùa, khiến lòng người say đắm.

Hoàng Liên Sơn - dãy núi hùng vĩ nơi đất trời Tây Bắc không chỉ được biết đến là nóc nhà Đông Dương, mà còn nổi danh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của các triền ruộng bậc thang hút hồn du khách

18 thg 9, 2018

Đầu làng có một Thánh đường

Buổi sáng thức dậy ở một vùng giáp biên. Chưa kịp tận hưởng cảm giác một mình bơ vơ xứ lạ thì đã thấy ngỡ ngàng khi trước mặt là một Thánh đường Hồi giáo. Là tôi đang lọt thỏm giữa làng Chăm Đa Phước, một cộng đồng người hồi giáo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Một giờ lễ ở Thánh đường Ehsan. Ảnh: H.V.M 

Ehsan – tên của Thánh đường Hồi giáo – mái nhà tâm linh và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của hơn 2.000 người dân làng Chăm Đa Phước có dáng dấp như hầu hết những Thánh đường và tiểu Thánh đường Hồi giáo khác ở Việt Nam và trên thế giới. Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía Thánh địa Mecca

Tập tục rào làng của người Xơ Đăng

Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...

Bán tiên chử - món ăn độc đáo của người Hoa Triều Châu

Lúc nhỏ, có những buổi trưa đi học về, vừa bước vào nhà, tôi đã nghe mùi cá chiên từ sau bếp bay lên. Những hôm trời nóng, dù bụng đói nhưng ngửi mùi đồ chiên là tôi đã “ngán đến tận cổ”. Đinh ninh rằng sẽ ăn cá chiên nhưng khi ngồi vào bàn ăn thì mới biết má tôi nấu món “bán tiên chử”.

Đậm đà vị ngon của chao môn Sóc Trăng

Về Sóc Trăng để “nghe lời rao cô nàng bán bánh ngon, mua dùm em bánh pía Vũng Thơm”. Về ẩm thực, Sóc Trăng nổi tiếng với các đặc sản như bánh pía, lạp xưởng, bún nước lèo… bên cạnh đó, còn rất nhiều loại đặc sản mà ít nơi nào có được, trong đó điển hình là chao môn. Từ lâu, chao được làm từ đậu nành giã nhỏ, cho lên men và sử dụng. Nhiều thực khách dùng chao làm nước chấm các loại rau luộc, rau sống ăn cùng cơm hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như vịt nấu chao, sườn heo, mực nướng chao, tôm sốt chao, rau muống xào chao…

Quầy bán chao môn tại điểm du lịch chùa Dơi

Trẻ em vùng cao bắt bướm làm món ăn

Với trẻ em vùng cao, việc bắt bướm chế biến món ăn dường như đã trở thành một thói quen, mang lại niềm vui tuổi thơ. 

Những ngày hè, từng đàn bướm màu sắc sặc sỡ bay rợp trên các con đường ở vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ

17 thg 9, 2018

Chùa trên Đồi Lá Giang

Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.

Rừng tràm Tân Lập, Đồng Tháp Mười

Rừng tràm – làng nổi Tân Lập là một trong 10 khu du lịch sinh thái nhiều người đến nhất Việt Nam.

Nằm cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía nam, rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách trung tâm TP.HCM 120 km. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nơi đây được quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và vùng ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung

Hấp dẫn thịt chua Phú Hà

Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của bà con dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.

Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.