24 thg 5, 2018

Mộc mạc những trò chơi của trẻ em vùng cao xứ Nghệ

Không có nhiều sự lựa chọn và điều kiện như ở vùng trung tâm thị thành, niềm vui của những đứa trẻ nơi vùng cao Nghệ An là vùng vẫy nơi sông suối, cười vui với chiếc xích đu, cầu bập bênh, đu quay... tự tạo từ dây thừng, thanh tre, tấm ván gỗ. Đơn giản, mộc mạc nhưng đầy ắp tiếng cười. 

Không có điều kiện như trẻ em miền xuôi, những ngày nghỉ, trẻ em vùng cao xứ Nghệ thường chọn cho mình niềm vui nho nhỏ xung quanh bản làng với các trò chơi đơn giản. Ảnh: Đào Thọ 

Nhịp sống người Mông dưới chân núi Pu Xai

Dưới chân núi Pu Xai, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn là những bản người Mông với nhịp sống chậm rãi và lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa... 

Bản Buộc Mú xã Na Ngoi vốn dĩ rất gian nan về giao thông. Chỉ cách đây hơn 1 năm, chẳng ai nghĩ rằng sẽ có một con đường rải nhựa phẳng phiu đi qua nơi ở của cộng đồng người Mông này. Ảnh: Hồ Phương 

Cuộc sống đơn sơ và bình yên ở bản “tột cùng” của người Khơ Mú

Bản Ca Da là nơi định cư của người Khơ Mú, nằm cách trung tâm xã Bảo Thắng (huyện Kỳ Sơn) chừng 7 km. Đây được xem là bản “tận cùng” của huyện biên viễn Kỳ Sơn.

Bản Ca Da (xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn) nằm bên dòng khe Com với hơn 100 hộ và 490 nhân khẩu, là nơi định cư lâu đời của cộng đồng dân tộc Khơ Mú. Tuy chỉ cách trung tâm xã 7 km, nhưng phải mất gần 1 giờ đồng hồ mới vào tới bản, bởi con đường dốc và trơn trượt, gập ghềnh. Ảnh: Đào Thọ 

Khung cảnh đẹp 'hút hồn' của đồng cói Hưng Hòa

Nằm ở ngoại ô thành phố Vinh, cánh đồng cói Hưng Hòa mùa hạ đang độ mướt xanh, nom như một tấm thảm khổng lồ trải dài hút mắt; lác đác người làng nghề ra đồng thu hoạch cói tôn lên khung cảnh đồng quê thật thanh bình. 

Nhìn từ trên cao, cánh đồng cói Hưng Hòa trải một màu xanh bất tận. Ảnh: Trung Hà 

Cuộc sống “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ

Người dân vùng cao Nghệ An thường rời làng bản đi đến các vùng rừng hẻo lánh để lập trại sản xuất, sống cuộc sống tự cung tự cấp, tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ được ví như “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ.

Những hẻm lũng hẻo lánh sâu trong đại ngàn là nơi nhiều người dân đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú Nghệ An tìm đến để lập trại sản xuất. Có nhiều nơi được tổ chức như một khu dân cư đông đúc, nhưng cũng nơi chỉ 1-2 hộ thưa thớt. Trong ảnh: Khu trại của những hộ dân bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm - huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Đào Thọ 

22 thg 5, 2018

Giống chi toàn là giống đực?

Có một loài cây rất gần gũi và thân thương với người dân miền Tây Nam bộ, mọc nhiều ở ven sông. Nó gần gũi và thân thương đến nỗi đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích; và có thể ăn trái nữa. Hiềm một nỗi, nó có cái tên quá quê mùa và... xấu: cây bần. Nghe tên là thấy nghèo mạt rệp! Đâu chỉ như vậy, rễ của loài cây này lại ngóc đầu nhô lên khỏi mặt đất để hút dưỡng khí, và người dân gọi nó bằng cái tên chẳng lấy chi làm thanh tao: cặc bần.



Thác Ba Zọt - Ba Giọt Nước Khổng Lồ Giữa Rừng Thiêng

Hoang sơ, rộng lớn và nguy hiểm rình rập là những gì người ta miêu tả về thác Ba Zọt. Nổi tiếng bậc nhất ở Đồng Nai - vùng đất của đá và thác ghềnh, thác Ba Zọt ngày đêm ầm ầm vỗ mình vào lòng rừng thiêng những làn nước trắng xóa, nửa như thách thức nửa như mời gọi những bước chân khám phá của con người. Là một trong số những thắng cảnh hiếm hoi vẫn giữ vẹn được nét hoang sơ thuở khai thiên lập địa, thác Ba Zọt đang trở thành địa danh hấp dẫn với nhiều du khách đam mê sự mạo hiểm.

Thác Ba Zọt, hay còn gọi là thác Ba Giọt. Cách thành phố Tp. Hồ Chí Minh 140 km về phía Đông, trực thuộc tỉnh Đồng Nai, thác Ba Zọt nằm ẩn sau những vườn điều, tiêu, cà phê thơm ngào ngạt quyến rũ lòng người.

Thác Ba Zọt hoang sơ, quyến rũ và đầy thách thức - Ảnh: Yeunhiepanh

Nét đẹp trang phục và trang sức của đồng bào Êđê

Người Êđê ở Dak Lak có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Trang sức và trang phục của người Êđê mang những nét chung của nhiều cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và có ngăn chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng…
Chiếc váy cổ truyền của người phụ nữ Êđê gọi là m’yêng. Đó là loại váy mở, màu đen đậm, quấn quanh thân, khi mặc váy phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt thóc, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Căn cứ vào chất lượng vải và hoa văn trên váy, người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau cho từng loại váy: m’yêng đêch, m’yêng drai, m’yêng kdru êch piek, m’yêng mut; trong đó m’yêng đếch là quý hơn cả (trước đây trị giá từ hai đến ba con trâu). Đó là những chiếc váy đẹp mà phụ nữ Êđê thường mặc trong những dịp lễ lớn của cộng đồng.

Thanh niên người Êđê trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Minh Quân

Nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của người Ê Đê

Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, ai cũng ngưỡng mộ trước một không gian văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú ở vùng cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng, tạo thành một bức tranh văn hóa đặc sắc. Một trong những nét riêng biệt ấy phải kể đến trang phục – nét cốt cách của người Ê Đê ở Tây Nguyên.
Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.

Độc đáo làng nghề chế tác từ đá ong

Với những sản phẩm mang nét cổ kính pha lẫn chút nghệ thuật được chế tác từ đá ong đã giúp cho huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội trở nên nổi tiếng từ Bắc vào Nam với nghề gạch đá ong. 

Khác hẳn với gạch đất nung phải qua lò nung, gạch xỉ than phải trộn lẫn một số vật liệu như xỉ than và vôi bột, gạch đá ong chỉ việc đào từ khu đất đá ong lên. Hầu hết người dân Thạch Thất đều biết thuốn gạch đá ong, nhưng thợ khai thác đá ong thì không nhiều. 

Cổng đình làng Yên Mỹ, xã Bình Yên .