28 thg 2, 2018

Chợ rau đầu năm mới

Nếu như nhiều khu chợ bán các loại thịt, cá phần đa đang nghỉ Tết thì chợ rau ở thành phố Vinh đã họp vào ngày mồng 2 Tết. 

Sáng mồng 2 Tết, khu vực bán rau ở chợ Vinh đã hoạt động trở lại. Ảnh: Lê Thắng 

Những ngôi nhà cổ “có một không hai” ở Nghệ An

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nhiều làng quê đã “hóa phố” với san sát nhà xây, nhà tầng hiện đại, khang trang, thì nhiều vùng quê Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, tập quán, phong tục, quan niệm thẩm mỹ... của từng vùng quê, mà trong kiến trúc, xây dựng nhà cổ có nhiều nét khác nhau. Nhìn chung, người xưa đã rất chú ý về mặt phong thủy (hướng gió, hướng nước, hướng sáng…) để dựng nhà.

Nhà cổ của người Kinh ở Nghệ An đang được bảo tồn ở các làng quê đều là nhà trệt, nhiều cột, dài, thấp, lợp ngói vảy. Những ngôi nhà này có khung được làm từ các loại gỗ tốt (lim, mít, dổi…) với kết cấu theo kiểu “tứ trụ”, “ngũ trụ”(mỗi vì có 4 - 5 cột). Mỗi nhà được chia làm 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. 

Một ngôi nhà cổ ở làng Thọ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Huy Thư 

27 thg 2, 2018

Quyến rũ khoảnh khắc Xuân thành cổ Vinh

Tiền Môn, Tả Môn, Hữu Môn là 3 cổng thành còn lại của công trình kiến trúc thành lũy, lỵ sở Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804). Người Vinh luôn tự hào với di tích thành cổ lặng lẽ rêu phong của mình. Cùng khám phá nét đẹp thành cổ trong một ngày đầu năm 2018.

Thành Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804) ở địa phận hai xã Vĩnh Yên và Yên Trường, nay thuộc thành phố Vinh. Thành xây đậm kiến trúc truyền thống phương Đông, cùng đó vì còn có tính phòng vệ nên ảnh hưởng lối xây dựng thành trì cổ của Châu Âu (hay còn gọi là Vauban).Ảnh: tư liệu 

Rừng quý trên đỉnh Thiên Ấn

Tạm rời xa không khí náo nhiệt, ồn ào của ngày Tết nơi phố thị, du khách có thể “đổi vị” với chuyến du xuân lên núi Thiên Ấn (TP.Quảng Ngãi) vãn cảnh Thiên Ấn tự và hòa mình vào khu rừng xanh... 

Chỉ với hơn 10ha, nhưng rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ hàng trăm loại cây gỗ quý, cùng sự đa dạng của thảm thực vật. Từ trắc, cẩm lai, lim đến sao, dầu rái, xà cừ hay long não... Đặc biệt, rừng Thiên Ấn cũng là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh ghi nhận sự có mặt của kim giao, loại cây có tác dụng phát hiện độc dược, nên xưa kia từng được dùng để làm đũa cho vua chúa sử dụng. Hay cây long não có tác dụng thanh lọc không khí, làm sạch môi trường...


Rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ các loại cây gỗ quý, hệ thực vật đa dạng. Ảnh: HOA TRẦN 

Lần tìm thành cổ Xuân Quang

Trong mục “Cổ tích”, quyển VII, khi viết về tỉnh Quảng Ngãi cách đây hơn 150 năm về trước, các tác giả trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, có nói về thành cổ Xuân Quang. 

Vậy cổ thành ấy do ai xây dựng? Cổ thành Xuân Quang ấy ở đâu? Giờ có còn không? là những câu hỏi cần được “giải mã”.

Từ những tư liệu lịch sử


Vào năm 1568, tức cách ngày nay 410 năm, Bắc quân Đô đốc trấn thủ Quảng Nam Bùi Tá Hán mất, vua Lê sai Nguyễn Bá Quýnh vào thay. Nhưng chỉ được hơn hai năm sau thì Nguyễn Bá Quýnh được điều về làm trấn thủ Nghệ An, và Nguyễn Hoàng kiêm luôn trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam (thuở ấy Quảng Nam tương đương phần đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và một phần đất Phú Yên).

Một đoạn thành Xuân Quang còn sót lại. Ảnh: Đăng Vũ 

Dấu xưa tháp cổ

Đầu năm 2017, tháp Chăm Núi Bút chính thức được khai quật. Kết quả mang lại thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. 

Di tích núi Bút nằm trên đỉnh núi Bút (núi Thiên Bút) có độ cao 60m so với mực nước biển, thuộc phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Bút là đỉnh núi thiêng, tượng trưng cho văn mạch vùng đất “núi Ấn- sông Trà”.

Đi tìm tháp cổ


Trong công trình đồ sộ “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ” (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L’Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh Núi Bút có gạch Chăm.

Mặt bằng nền tháp Núi Bút. Ảnh: lHK 

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Thế giới quà vặt hấp dẫn tại chợ Cồn

Đà Nẵng có nhiều chợ, chợ nào cũng có hàng ăn vặt. Tuy nhiên, không đâu sự ăn vặt lại trở nên độc đáo khi gắn liền với cái thú thưởng thức và ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng như tại chợ Cồn. 

Không hiểu cái đông đúc, nhộn nhịp của chợ là yếu tố giúp các hàng ăn vặt nơi đây luôn đắt khách, hay chính những thức quà ngon, riêng có, luôn gợi cảm giác thèm ăn khi nhớ đến đã giúp chợ Cồn được mệnh danh là “cái bụng” của thành phố, thu hút người dân đến không chỉ mua sắm mà còn để thưởng thức những món ăn ngon, đầy hấp dẫn.


Chợ Cồn tọa lạc tại số 318 Ông Ích Khiêm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm và tiếp giáp với các tuyến giao thông quan trọng. Chỉ vài chiếc ghế nhựa, vài cái mẹt nhỏ để bày biện nhưng cũng đủ để hàng ăn vặt ở chợ Cồn làm nên bức tranh ẩm thực đa màu sắc. 

“Giỏi thay người chài, mạnh thay Quốc sĩ!”

Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo cách đây 156 năm là sự kiện lịch sử quan trọng, mở đầu cho truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông ta chống lại ách thực dân xâm lược trên vùng đất mới Nam bộ. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và bao người con ưu tú của quê hương Long An, của miền Nam và cả nước.


Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm, nhưng phải đến năm 1858, khi Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam, nước ta mới thực sự đối mặt với tư bản phương Tây xâm lược. Đó là thử thách không cân sức và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc.

Tự hào truyền thống quê hương Long An

Ở vị trí sát Sài Gòn, tỉnh Tân An - Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) là một trong những địa bàn sôi động nhất trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nơi đây, nhiều địa danh trở thành di tích lịch sử - văn hóa, nhắc nhở thế hệ hôm nay không được quên khúc bi tráng đầy tinh thần quật cường của dân tộc.

Tượng đài chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa tại Khu di tích Ngã tư Đức Hòa