30 thg 7, 2017

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh giò Hà Nội

Tương tự như phở, người Hà Nội có thể ăn bánh giò vào mọi thời điểm trong ngày mà không thấy chán. Một buổi sáng có thể bắt đầu bằng một đĩa bánh giò góc phố thật nhanh gọn. Giữa ca chiều cũng vậy, một đĩa bánh giò sẽ như bữa phụ làm dịu ngay cơn đói.

Cái thứ bánh bình dân, giá cũng bình dân và hàng quán cũng thật bình dân này có thể tìm thấy ở nhiều góc phố, đặc biệt tại những nơi có mật độ giao thông cao như chợ, trường học hay công sở.

Không chỉ có tại hàng quán cố định ven đường, bánh giò còn được những người bán rong mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô. Không biết từ bao giờ lời rao “Ai bánh giò nóng đây” đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân với hình ảnh người bán bánh trên chiếc xe đạp cũ, đằng sau là một chiếc giỏ hay thúng ủ kín với những chiếc bánh nóng hổi. Cứ thế tiếng rao bánh văng vẳng qua từng con phố nhỏ.

Bánh giò được làm bởi những nguyên liệu đơn giản với nhân bánh gồm mộc nhĩ, thịt nạc vai. Các nguyên liệu được rửa sạch băm nhỏ cùng nhau, thêm một chút hành củ và nêm nước mắm, hạt tiêu cho vừa ăn rồi đem xào qua.

Nguyên liệu làm bánh giò gồm thịt nạc vai, mộc nhĩ, bột gạo tẻ.

26 thg 7, 2017

Chợ đêm Cà Mau

Trước khi nói về chợ đêm Cà Mau tui cần phải rào trước rằng tui vốn là người không quen đi chợ, nhưng nghe nói là đi du lịch thì phải đi chợ cho biết với người ta, với lại nghỉ đêm ở Cà Mau thì buổi tối lang thang ở chợ đêm cũng là việc... hợp lý. Vậy nên, tui... viết cho có (để chứng tỏ mình có đi chợ!), còn nhận xét có gì... ngu ngu thì mọi người cứ cười, nhưng đừng chê nghen!

Chợ đêm Cà Mau nằm ở các đường 6B, Phan Bội Châu và Quang Trung phường 7, cạnh sông Cà Mau. Nghe nói chợ đêm này mới dời về đây từ giữa năm 2015, sau 2 vị trí "bất ổn" khác ở đường Lưu Tấn Tài rồi An Dương Vương.


Nhiều trang mạng du lịch nói rằng chợ đêm Cà Mau là điểm đến hấp dẫn cho du khách, mang đậm sắc thái miền Tây và cực Nam tổ quốc, nhưng phải nói là dưới cặp mắt không chuyên nghiệp của tui thì chợ đêm này... hổng có gì đặc sắc hết, chẳng những không mang nét đặc thù Cà Mau mà còn không mang nét đặc thù chợ đêm nữa! Ngoài ra, không biết do tui đi không đúng thời điểm hay sao mà chợ rất vắng khách.

Ngay lối vào chợ đêm Cà Mau là các gian hàng quần áo, thời trang

Sông rạch xứ Cà Mau

Theo tư liệu, địa danh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là "nước đen", bởi lá tràm của rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống phân hủy làm đổi màu nước. Khám phá những con sông, rạch của xứ Cà Mau sẽ cho ta hiểu thêm về vùng đất:

"Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um".


Có một điều khá đặc biệt là các sông rạch của Cà Mau không nằm trong hệ thống tự nhiên của sông Cửu Long như phần lớn sông rạch ở các tỉnh khác của Tây Nam bộ. Nó được nối, thông với sông Hậu bởi những con kênh do người Pháp đào ở thế kỷ trước như kinh Cái Côn – Phụng Hiệp, kinh Quản Lộ, Cái Lớn - Trèm Trẹm, Bạc Liêu- Cà Mau. Đặc biệt hơn, sông rạch ở Cà Mau đều có giai thoại, sự tích về nguồn gốc xuất xứ tên gọi.

Xóm ven sông xã Đất Mũi.

Giai thoại địa danh rạch Bù Mắt

Rạch Bù Mắt là tên của một con rạch ở xã Ðất Mới, huyện Năm Căn. Ðịa danh “Bù Mắt” được hình thành do cách gọi dân gian, đọc trại từ tên “bọ mắt”, một loại côn trùng nhỏ hơn hạt mè (vừng) sống ở nơi ẩm ướt, hay đeo bám vào da người và hút máu như muỗi.

Trước đây, ở hai bên bờ con rạch này có rất nhiều cây bụi mọc hoang, nhiều nhất lá dừa nước, tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ mắt sinh sôi nảy nở. Trong truyện ký “Cây đước Cà Mau”, Nhà văn Ðoàn Giỏi mô tả: “Xứ này, muỗi, bù mắt như trấu, nhiều người không có mùng mà ngủ, phải chằm khíu bao bố tời, đệm cho cả nhà nằm”.

Buổi trưa, hoặc những ngày nắng ráo, bọ mắt thường trốn trong bụi rậm bên bờ sông, hoặc đậu trên lá dừa nước mọc ven sông rạch nên ít người phát hiện. Bọ mắt chỉ xuất hiện nhiều nhất lúc trời chạng vạng tối, buổi sáng sớm hoặc những lúc trời mưa lâm râm (mưa nhỏ hạt). Khi đó, chúng thường kéo thành từng bầy, bám vào những nơi ẩm ướt, phát hiện hơi người là chúng bám vào da để chích. Ðiểm đáng chú ý là khi chích, bọ mắt thường gom thành từng cụm chính vào một chỗ, dân gian gọi là bù mắt “xây đùn”, chỗ bị chích sau đó thành một vệt đen sạm.

Một đoạn rạch Bù Mắt ngày nay.

Giai thoại về địa danh Năm Căn

Con sông Cửa Lớn chảy qua thị trấn Năm Căn, ở đoạn này cũng được gọi là sông Năm Căn. Theo hướng đi về mũi Ông Trang, phía bên hữu ngạn là chợ Năm Căn, thị trấn sầm uất với đường sá, công trình, nhà cửa và các khu thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn hình thành một đô thị năng động trong tương lai.
Ngày trước, chợ Năm Căn là địa điểm giao thương thuận lợi vì chỗ này là ngã tư sông, nơi dừng chân của khách thương hồ. Họ là chủ những ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua tôm khô, cá khô, hoặc ra Rẫy Chệt mua dưa hấu, xuống Rạch Gốc chở ba khía và ốc len, những xuồng ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi về hầm than…

Một góc thị trấn Năm Căn. Ảnh: NHÂN KIỆT