6 thg 6, 2016

Lai rai 3 món đồng quê trong mùa mưa bão Cần Thơ

Những ngày thời tiết "ẩm ương" như thế này, cả gia đình cùng quây quần thưởng thức các món đồng quê như ốc nướng, lẩu ếch hay nem nướng thì không món ngon nào sánh được.

Lẩu ếch đồng​
Từng chiếc đùi ếch bé bé xinh xinh chắc thịt, vị thịt ngọt hòa cùng chút nước lẩu cay cay rất vừa miệng sẽ giúp thực khách cảm thấy ấm bụng hơn khi quây quần thưởng thức cùng bạn bè vào những ngày mưa gió.

Ếch được xem là thú nhậu “gà đồng” được người miền Tây ưa chuộng. Ngoài chiên giòn, xào lăn hay nướng ớt thì lẩu ếch là một trong những món quen thuộc, dễ làm và rất hấp dẫn cho những buổi họp mặt đông đúc.

Ếch mua ngoài chợ về được xát muối, chặt đầu và lột da cho thật sạch. Sau đó chặt đôi đùi và phần mình, riêng phần da thì giữ lại. Tẩm ướp chút muối và bột nêm vào ếch đem rán cho vàng ươm lên là được.

Để nước lẩu thêm ngọt, thì ngoài ếch, xương ống là nguyên liệu không thể bỏ qua. Xương ống rửa sạch, đem ninh cho nhừ với sả đập giập, ninh càng lâu tủy từ xương ra càng ngon và ngọt. 

Lẩu ếch hấp dẫn nhờ vị cay nồng. 

Những món ngon dành cho người sành ăn khi đến An Giang

Là những món ăn bình dân, dễ tìm, dễ làm, khi ghé qua đất An Giang bạn đừng quên thưởng thức cá leo nướng hay cơm nị, cà púa lạ miệng mà độc đáo. 

Đến với An Giang là bạn đã hòa mình vào vùng văn hóa ẩm thực Chăm, Kinh đa dạng. Vì có đa số người Chăm nên khẩu vị ăn uống nơi đây cũng ảnh hưởng phần nào với những món ăn đa dạng, nhiều hương vị độc đáo và cuốn hút những thực khách.

Cơm nị, cà púa

Vị ngọt béo của sữa, bùi của đậu phộng quyện cùng vị mặn ngọt của thịt bò, cay xè của ớt và ngọt của nho khô sẽ làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.

Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị thường được nấu bằng loại gạo ngon. Gạo sẽ được cho vào một chút muối và xả sạch với nước. Sau đó, đổ gạo ra rổ lớn cho ráo nước sau đó cho vào xào chung với bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm.

Gạo sau khi xào xong sẽ trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn, tiếp theo đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người nấu còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm. 

Món cơm nị, cà púa hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa nhiều màu sắc. 

5 thg 6, 2016

Bá hộ Xường - Người thứ ba trong ‘Tứ đại phú’

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông - con đường gắn với phố thuốc Bắc có nhiều ngôi nhà kiểu cổ của Chợ Lớn năm xưa. Trong số đó là một khu nhà trệt đã được xếp vào di tích cần bảo tồn cấp TP vì có nhiều giá trị quý về kiến trúc, đặc biệt là trang trí nội thất cổ vẫn còn được giữ gìn rất tốt bên trong. Ngôi nhà hiện là từ đường của dòng họ Lý tại Sài Gòn, đấy là gia sản còn lại của bá hộ Xường, người từng mệnh danh là giàu thứ ba trong nhóm “Tứ đại phú”.

Bỏ quan trường theo thương trường

Bá hộ Xường tên thật là Lý Tường Quan, còn có tên tự là Phước Trai, sinh năm 1842. Cha của ông là người Hoa, lấy vợ người Việt sinh ra bốn người con, trong đó ông Quan là con thứ ba. Ông sinh ra tại thôn Nhơn Hòa (Gia Định) vào năm 1842. Tương truyền lúc mới sinh có “hồng hoa bao để” (đẻ bọc điều) nên gia đình đặt tên là Tường Quan.

Từ nhỏ, Tường Quan tỏ ra thông minh và hiếu học hơn hết. Ngoài tiếng Việt, Tường Quan đi học cả tiếng Pháp, tiếng Hoa và tỏ ra xuất sắc. Tài năng cầm kỳ thi họa đều giỏi, vì vậy ông được người Hoa bầu là bang trưởng bang Triều Châu khi còn rất trẻ. Sau đó ông được Pháp mời ra làm thông ngôn, kiêm luôn chức vụ bang trưởng cả bảy bang Hoa kiều Chợ Lớn. Việc Pháp thành lập được 25 hộ trưởng trong Chợ Lớn đều có công sức rất lớn của ông.

Một ngày ăn hải sản đã đời ở Long Sơn, Vũng Tàu

Đến Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), du khách sẽ được thưởng thức một bữa hải sản tươi ngon, lại rẻ trên bè giữa bốn bề sông nước.

Từ TP HCM đi Vũng Tàu, khi còn cách thành phố Bà Rịa khoảng 8 km, hãy rẽ vào ngã ba Long Sơn, đi chừng 4 km, bạn sẽ đến xã đảo Long Sơn. Nơi đây nổi tiếng về nghề nuôi hàu, nuôi cá lồng bè và hiện là địa điểm thưởng thức hải sản hấp dẫn với giá mềm hơn nhiều so với ở thành phố Vũng Tàu.

Du khách đến bến ghe có thể lựa chọn bè xa bè gần tùy thích. Bè xa sẽ được ghe chở đi, bè gần sẽ được trải nghiệm cảm giác đi bộ trên cầu dập dềnh giữa sông. Bè là nhà sàn nổi với trụ bê tông khá kiên cố, rộng rãi, thoáng mát, có đủ nhà bếp, nhà vệ sinh. Có tiếng nhất phải kể đến bè hàu Đực Nhỏ và làng bè Long Sơn, những quán luôn đông khách vào cuối tuần. 

Một góc nhà bè Long Sơn. Ảnh: Tường Lý 

Con đường dưới mực nước biển ở Phú Yên

Ít ai biết rằng ở Phú Yên cũng có một hòn đảo với con đường đi bộ độc đáo trên biển tương tự ở Khánh Hòa mang tên Nhất Tự Sơn.

Nhất Tự Sơn là một trong những hòn đảo đẹp nhất của vịnh Xuân Đài, thuộc địa bàn xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu. Tính theo quốc lộ 1A, hòn đảo này nằm phía bắc tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa chừng 50 km. 

Phèo nướng lu

Khoảng hai năm nay, ở TP. Biên Hòa xuất hiện hàng chục sạp bán phèo heo nướng bằng lửa than đặt trên miệng lu. Đầu tiên là ở cạnh Cầu Hang thuộc khu phố Tân Bản, phường Bửu Hòa. Tiếp đến là khu vực xã Hóa An, gần Công ty Pouchen; Cù lao Phố (chợ xã Hiệp Hòa) và trên đường Võ Thị Sáu nối dài (hai bên đường xe lửa cắt ngang). Những sạp bán phèo nướng này rất dễ nhận ra vì từ xa đã nghe mùi mỡ nướng thơm lừng. Và đến gần thì thấy khói bay mù mịt và một cái lu to đùng, đen bóng. Việc món phèo nướng lu xuất hiện ở vùng ven và đang "tấn công" vào trung tâm TP. Biên Hòa là chuyện còn hơi mới. Chứ thực ra món phèo nướng đã có mặt ở miệt thôn quê Đồng Nai lâu lắm rồi. Phèo nướng không được xếp vào hàng chính thống như đầu heo, bộ đồ lòng với các món thịt luộc, tai, đuôi heo, lòng heo chấm mắm nêm để cúng bái, thết đãi quan khách trong những dịp cúng đình, lễ hội ở làng quê.

Phèo nướng lu của bà Hạnh ở Hiệp Hòa. (Ảnh: Thế Kiệt)