26 thg 2, 2016

Độc đáo lễ hội “rước người” tại Quảng Ninh

Những ngày đầu năm mới, tại vùng đảo Hà Nam (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) diễn ra lễ hội Tiên Công để rước thọ những cụ trên 80 tuổi đến làm lễ tại miếu Tiên Công. 

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Sim, ông Vũ Hoàng Viết năm nay cùng 90 tuổi được rước thọ bằng võng đào. Ngoài ra, các cụ thượng thọ cũng được đưa đón bằng kiệu sơn son thếp vàng - Ảnh: Đức Hiếu 

Đây là lễ hội cổ đã diễn ra được gần 500 năm nay. Các cụ được rước thọ đến miếu Tiên Công (thuộc xã Cẩm La) là các cụ có số tuổi chẵn chục từ 80 tuổi trở lên. Năm nay có 187 cụ đến miếu làm lễ, trong đó có hai cụ đã tròn trăm tuổi.

Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn

Khi nhắc đến Trà Vinh - thành phố cây xanh, “Ao bà Om” là một trong những từ khóa phổ biến, nổi tiếng và thân thương nhất. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, ao đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác nhất.

Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh. 

Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. 

Chiếc vạc đồng khổng lồ gần 300 tuổi ở xứ Thanh

Vạc đồng Cẩm Thủy là một trong 8 bảo vật quốc gia có xuất xứ Thanh Hóa. Hiện vậy được công nhận bảo vật quốc gia ngày 30/12/2013 và đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. Các nhà nghiên cứu nhận định, vạc đồng Cẩm Thủy có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), là minh chứng sinh động cho kỹ nghệ đúc đồng đạt đến trình độ hoàn hảo từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam. 

Vạc Cẩm Thủy nặng khoảng một tấn. Ảnh: Lê Hoàng. 

Pho tượng bảo vật quốc gia bị bẻ vật cầm tay

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng đang trưng bày pho tượng Bồ tát Tara ở vị trí trang trọng. Do là hiện vật độc bản, có giá trị nghệ thuật đỉnh cao, tượng đã được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. Xung quanh bảo vật này có nhiều câu chuyện bi hài. 

Pho tượng Bồ tát Tara đang được bảo quản tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Ảnh: Tiến Hùng. 

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

Sôi nổi lễ hội làng mộc Kim Bồng

Ngày 13-2, hàng nghìn người dân xã Cẩm Kim (TP Hội An, Quảng Nam) và du khách đã háo hức tham gia ngày hội làng nghề vang tiếng khắp vùng được khai sinh từ thế kỉ XV và phát triển thịnh vượng vào thế kỉ XVIII. 

Cưa thân gỗ trước khi đục đẽo - Ảnh: Thanh Ba 

Ngay từ sáng sớm, rất đông bà con trong làng nghề chuyên sản xuất đồ mộc đã tập trung tại đình tiền hiền (thôn Trung Châu) để tổ chức lễ cúng tổ nghề nhằm bày tỏ lòng thành kính và tri ân đến những vị tiền bối đã có công khai sinh, truyền dạy cho con cháu nghề đục, đẽo những phôi gỗ thành vô số sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Đệ nhất bánh mì lagu Quy Nhơn

Cái quán bánh mì chấm lagu này ngộ lắm, nằm trong một cái hẻm bé tẹo đút vừa một chiếc xe máy, tới quán thì chừng dăm m2 đủ kê quầy bánh, nồi lagu, khách ăn phải leo lên đoạn cầu thang cũng có chút xíu…

Vậy mà gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển! 

Gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển! 

Thảo Cầm Viên - một trong 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới

Từ vùng đất hoang sơ, Thảo Cầm Viên Sài Gòn trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại 150 năm với nhiều dấu tích lịch sử và là một trong 10 vườn thú lâu đời của thế giới.

5 năm sau khi chiếm Sài Gòn, ngày 23/3/1864, Đề đốc De La Grandière cho xây dựng Vườn Bách Thảo. Ông Louis Adolphe Germain, thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao mở mang 12 hecta vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Một năm sau, vườn thú đã cơ bản được hình thành với một số chuồng trại.

Nhận thấy tầm quan trọng của vườn thú lớn ở Viễn Đông, cuối tháng 3/1865, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre - phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên Paris cũng như trồng dọc các trục lộ ở Sài Gòn. Đến cuối năm đó, Vườn Bách Thảo được mở rộng thêm 20 hecta.

Từ năm 1867, Vườn Bách Thảo được đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn với kinh phí hoạt động 21.000 quan Pháp mỗi năm, do ngân sách thuộc địa cung cấp. Hai năm sau, kinh phí được tăng lên 30.000 quan Pháp. Tại thời điểm này, công viên có 509 loài động vật, trong đó có 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò sát... 

Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhìn từ trên cao. Ảnh: Giản Thanh Sơn 

Trường đua Phú Thọ - chốn 'đỏ đen' một thời của dân Sài Gòn

Được người Pháp xây năm 1932, Phú Thọ từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á mà giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh thường xuyên lui tới.

Năm 1893, nhóm người Pháp lập "Hội đua ngựa Sài Gòn" và xây trường đua nhỏ (Vườn Bà Lớn) ở góc ngã tư đường Verdun với Le grand de la Liraye (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM). Vào ngày cuối tuần, các sĩ quan và binh lính Pháp thường tổ chức những đợt tập dượt mã quân với sự tham gia của đội kèn để thúc nhịp. 

Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932. Ảnh tư liệu 

Ting Dók - tạ ơn “ông khỉ”

Tháng 12, khi bản làng đã mang hết lúa trên nương về cất kín trong kho thì cũng là lúc người Ca Dong ở Tây Nguyên rộn ràng đón Ting Dók (Tết Khỉ). Ngoài các sườn núi, muôn hoa khoe sắc rực rỡ.

Trong nhà, người Ca Dong ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum tất bật giết heo, mổ gà, nấu rượu chuẩn bị Ting Dók.

Tờ mờ sáng, làng Điếk Nót, xã Ngọc Tem chìm trong sương sớm. Nghe tiếng chim Eo Ók hót vang khắp thung lũng Rờ Pai, già A Đao trở dậy cùng vợ và con trai ra kho lúa gần nhà lấy một gùi lúa nếp, một gùi lúa tẻ mới thu hoạch về giã gạo, chuẩn bị cho Ting Dók.

Đúng 6 giờ, bà Y Đẹp, vợ già A Đao, giã xong cối gạo đầu tiên thì ông cùng con trai liền bắt con heo làm thịt. Tay già A Đao mổ ngang xẻ dọc thoăn thoắt, miệng khoe: “Năm nay được mùa lúa nên mình làm con heo to hơn năm ngoái cúng tạ ơn ông khỉ. Anh em tận huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cũng đã về đầy đủ ăn con heo to chung vui với nhà mình”.