4 thg 11, 2015

Thăm mộ cha con Trương Minh Giảng ở Sài Gòn

Bên cạnh những ngôi mộ của các danh thần triều Nguyễn ở Sài Gòn được chăm sóc thờ cúng, cũng có những ngôi mộ đang trở thành phế tích, mà mộ của danh thần Trương Minh Giảng là một điển hình. 

Mộ Trương Minh Giảng - Ảnh: H.Đ.N 

Từ nhiều nguồn tư liệu, chúng tôi biết được tại hẻm 82/5 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM có ngôi mộ song táng của Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng cùng phu nhân và ngôi mộ của Thành Tín hầu Thượng thư Bộ Lễ Trương Minh Thành (cha ruột Trương Minh Giảng). Rất may là có một cán bộ văn hóa của phường dẫn đường, nếu không thì chắc chắn rất khó tìm bởi phải qua những con hẻm ngoằn ngoèo. Đến nơi, người coi giữ từ đường “Trương Gia từ” yêu cầu phải có giấy giới thiệu của phường mới cho vào bên trong khu nhà có tường cao bao quanh. Anh cán bộ phường bảo phải về cơ quan xin giấy. 

Thăm làng Mường thưởng thức cam sành Hàm Yên

Mùa này nếu có dịp ngược lên Tuyên Quang để đến với mảnh đất đồi Hàm Yên, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những vườn cam xanh ngát sum sê trái trải dài trên những triền đồi đầy sỏi đá. 

Cam báo hiệu một vụ mùa bội thu - Ảnh: Hoàng Hân 

Tuyên Quang thường được nhắc đến với những chiến công lịch sử hào hùng của thế hệ cha ông đi trước. Ngày nay, mảnh đất này còn níu chân du khách với nhiều sản vật, đặc biệt cam sành Hàm Yên. 

Cá nướng mà ăn giữa rừng

Cá lóc nướng trui khi chín đều thì màu da sẽ chuyển sang vàng ruộm, mùi thơm bốc lên "đáo để" lắm! 

Đầu bếp nướng cá bằng củi tràm trong không gian rất “tràm” xung quanh 

Giờ mà có một đám bạn ngồi tụ lại tán dóc chuyện ăn uống, hỏi tui tháng 10 có mùi vị nào làm tui nhớ nhất, hẳn tui sẽ trả lời ngay đó là cá lóc nướng trui bằng củi tràm giữa miệt rừng Trà Sư. 

3 thg 11, 2015

Qua đình ngã nón trông đình

Đình Xuân Lộc và Chùa Xuân Hoà thuộc phường Xuân An là cụm di tích trên địa bàn thị xã Long Khánh được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 28/3/2008. Đình Xuân Lộc xây dựng từ năm 1912, được đặt theo tên của làng từ xưa. Lúc ban đầu, đình có quy mô nhỏ. Sau nhiều lần trùng tu, sữa chữa, kiến trúc hiện tồn của đình hình chữ Nhị. Chánh điện là nơi thờ Thần Thành hoàng. Hằng năm, đình Xuân Lộc tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 14, 15 tháng 2 âm lịch.

Đình Xuân Lộc vắng vẻ một buổi chiều mưa.

Bún chả cá - đặc sản bình dị của Quy Nhơn

Nhắc đến đặc sản của phố biển Quy Nhơn, nàng thơ của dải đất Bình Định nói riêng và cả nước nói chung, hình ảnh đầu tiên và luôn đứng hàng đầu ấy phải là tô bún chả cá. 

Bao nhiêu năm nay, những người con xứ Nẫu và những người từng một lần ghé xứ này, dù là một hay nhiều lần ăn tô bún cá ở đây, đều không nguôi nhớ thương và thổn thức mỗi khi có ai đó hay điều gì nhắc nhớ. Bún chả cá Quy Nhơn không biết từ bao giờ đã trở thành món ăn mang biểu tượng tinh hoa của xứ biển nhiều nắng lắm gió này. 

Bà chủ quán tự hào múc bún cho khách, mỗi tô bún đều được bà chăm chút kỹ càng trước khi bưng đi 

Lang thang xứ Huế thưởng thức bánh khoái Thượng Tứ

Bánh khoái là một trong những đặc sản nổi tiếng xứ Huế. Vì thế không khó để tìm một quán bánh khoái bên đường. Thế nhưng, với người sành ăn, đã ăn bánh khoái phải đến Thượng Tứ. 

Sở dĩ có tên gọi này, bởi dãy quán bánh khoái nằm ngay cửa Thượng Tứ, một trong 10 cửa chính của kinh thành Huế. Dãy quán thuộc sở hữu cùng một gia đình. Điều đặc biệt, cả gia đình đều bị câm điếc bẩm sinh. Chủ quán là bà Hồ Thị Trà, năm nay đã ngoài 90 tuổi. 

Chị Lê Thị Thanh Thúy, cháu nội của chủ thương hiệu bánh khoái Thượng Tứ, thao tác cách đổ bánh khoái sao cho vừa ngon vừa đẹp