28 thg 5, 2015

Tré - món ngon độc đáo đất Bình Định

Cứ mỗi lần đi qua cung đường quốc lộ 19, đoạn qua Chợ Huyện (thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định), khách xa lại thấy những cuộn rơm vàng óng bó lại như túm chổi nhỏ, đu đưa trong gió.

Ấy là tré, một trong những món ăn dân dã mà độc đáo, ngon lành của người dân xứ Nẫu.

Cô giáo tôi, quê ở tận Côn Đảo xa xôi, cứ mỗi lần ghé Bình Định là lại mua tré xách về cho người thân. Cô nói, nhìn cây tré ở đây thương gì đâu. Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất. Cô kể mình “phải lòng” cây tré từ dáng hình đến hương vị bên trong với đầy đủ các cung bậc: chua, cay, mặn, ngọt… 

Thương những cọng rơm được tỉa tót gọn gàng, thương dáng hình mộc mạc của bó tré gợi nhớ làng quê và những gì thân thuộc nhất 

Nức tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ

Bún nóng hổi, đúng nghĩa vừa thổi vừa ăn. Ăn một tô chưa đủ, phải ăn hai tô, mỗi loại ít nhất một tô. Không ít người, mỗi lần ăn bún tôm, bún rạm Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phải ăn đến 4 tô.

Bún tôm ăn với bánh tráng gạo. Vừa ăn vừa thổi vì bún nóng hôi hổi trong tô. 

No mà không ngán. Bún gì kỳ, ăn hoài ăn mãi vẫn cứ thương thương lạ…

Tô bún thôi mà, có gì để thương để nhớ đến vậy? Một người quen của tôi ở Sài Gòn ra chơi, nghe tiếng bún tôm, bún rạm Phù Mỹ, nhất định phải ra ăn. Vậy là cô, cháu chở nhau hơn 60 km để ăn bún. Bà vốn là người từng trải, đi nhiều, sành ăn và nấu ăn rất ngon. Lúc giới thiệu món bún cho bà, tôi cứ lo vị bún dân dã quá, đơn giản quá, sợ bà chê… Nhưng rồi, sau tô đầu tiên, bà kêu thêm tô nữa, tô nữa rồi mua thật nhiều về cho người thân ở nhà.

Bánh bèo chén - đặc sản đất võ Bình Định

Bánh bèo đúng điệu miền Trung thì phải có hẹ xắt nhỏ thoa với dầu phộng, rắc thêm chút chà bông cá ngừ, đậu phộng giã nhuyễn, hành phi giòn rụm...

Chén bánh bèo quê dày cui, từng miếng bánh chắc nụi, thơm tho, ngon vô cùng tận 

1. Ngày nhỏ, mỗi lần về quê, ngoại lại hỏi bây thèm ăn gì để tao làm cho ăn một bữa đã đời nè. Bánh bèo hay bánh xèo? Và, lựa chọn ưu tiên của chúng tôi thường là bánh bèo.

Vì sao ư? Vì đối với bọn nhóc ấy, món bánh bèo bà đúc ngon “thần thánh”.

27 thg 5, 2015

Ngôi làng Pháp giữa biển mây Bà Nà

Được bao bọc bởi những áng mây trắng bồng bềnh, ngôi làng Pháp với phong cách thời trung cổ tọa lạc trên đỉnh núi có vẻ đẹp thanh bình, hoa lệ.

Đối với hầu hết người say mê chụp ảnh, thích tìm tòi những góc hình đẹp, việc đặt chân đến nước Pháp, ghi lại khoảnh khắc lãng mạn ở "xứ sở thần tiên" là một ước mơ cháy bỏng.

Dưới ánh sáng mặt trời, Paris trở nên quá đỗi thi vị. Từ những tầng công trình cổ kính xuyên suốt hàng trăm năm, những góc phố trên đường được mệnh danh là kiệt tác kiến trúc hay ngôi làng cổ trầm mặc bên dãy núi... đều mang đến vẻ đẹp yên bình. 

Kiến trúc Pháp giữa mây trắng Bà Nà. Ảnh: Lê Huy Tuấn 

Làng dựng nhà cổ Phù Yên

Làng Phù Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nức tiếng xa gần với những người thợ khéo tay, chuyên làm các đồ mỹ nghệ tinh xảo trong nghề mộc. Nhận thấy thế mạnh của địa phương mình, nhiều hộ gia đình ở đây đã liên kết lại với nhau, nhận làm các ngôi nhà cổ ở khắp nơi mang về làng dựng đã mở ra hướng đi mới để địa phương này phát triển kinh tế từ nghề mộc truyền thống. 

Là một trong số những người đầu tiên nhận công việc dựng nhà cổ về cho người dân ở địa phương làm, Ông Nguyễn Chí Điền (67 tuổi), thôn Phù Yên chia sẻ, nghề dựng nhà cổ mới bắt đầu có ở làng từ năm 1991. Vào thời gian đó chiếc nhà cổ ông Điền nhận đầu tiên trong làng và cần tới 20 thợ làm dòng dã trong suốt 6 tháng mới xong.

Gia đình ông Điền có 4 anh em thì cả 4 đều theo nghề dựng nhà cổ. Theo ông Điền thì trung bình một chiếc nhà cổ làm trong khoảng 6 tháng với trên 13 thợ đục. Người làm nhà cổ phải nắm bắt được kỹ thuật đục đẽo để các mộng phải kín vào nhau. Đặc trưng của nhà cổ là mọi chi tiết gỗ được chạm trổ mềm mại, tinh tế và hầu như không dùng đến đinh vít, thay vào đó dùng mộng để lắp ghép. Như vậy, vừa đảm bảo độ bền chắc cho ngôi nhà và càng sử dụng lại càng thấy sự hài hòa trong từng thớ gỗ.

26 thg 5, 2015

Cao nguyên đá Tủa Chùa

Cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển với hình dạng đá tai mèo “xếp lũy, xếp thành” gắn với những cái tên nghe lạ tai như: núi đá Tò Cu Nhe, núi đá Chung Khóa, núi đá Chung Si Seng, thành đá Vàng Lồng... đã thu hút du khách về miền Tây Bắc bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Cách trung tâm tỉnh Điện Biên gần 130km, với khoảng 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, cao nguyên đá Tủa Chùa được ví là một “tiểu Đồng Văn thứ hai” của Tổ quốc. Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, men theo con đường Tỉnh lộ 129, chúng tôi phải vượt qua quãng đường dài 30 km để đi vào cao nguyên đá với nhiều đoạn đường uốn lượn, vượt nhiều núi, vực sâu, dốc cao. Nhưng bù vào sự vất vả của quãng đường đó, chúng tôi cũng lại được mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô cùng thú vị của núi rừng Tây Bắc.

Tả Phìn trong tiếng Mông có nghĩa là một vùng đất bằng trải rộng trên núi cao. Bởi vậy những dãy núi đá tai mèo nơi đây không sừng sững như ở Đồng Văn (Hà Giang) mà tạo thành những ngọn đồi nhấp nhô, uốn lượn, nằm rải rác chạy dọc theo con đường tỉnh lộ 129. Thời tiết ở đây dường như không quá khắc nghiệt nên cuộc sống của hơn 570 hộ đồng bào người Mông với trên 3.300 nhân khẩu vẫn có thể phát triển kinh tế nông nghiệp với các loại cây trồng như ngô, lúa nương, mận, đào...

Câu cá ở Côn Đảo

Những ngày biển êm tháng 5 là thời điểm lý tưởng để ra Côn Đảo câu cá. Cá biển ở Côn Đảo nhiều chủng loài và việc rê, dắt thành công một con cá nặng vài chục ký luôn là thú vui không gì sánh bằng.

Những ngày biển êm tháng 5 là thời điểm lý tưởng để câu cá 

Câu cá biển ở Côn Đảo trước đây chủ yếu là hoạt động giải trí của du khách ra nghỉ dưỡng. Từ năm 2009, thú vui này dần trở thành phong trào, Côn Đảo bắt đầu đón nhiều nhóm câu cá từ Sài Gòn và những nơi khác ra thực hiện những chuyến câu dài ngày trên biển. 

25 thg 5, 2015

Một ngày ở bản Noong Chứn của Điện Biên

Một ngày ở bản văn hóa Noong Chứn, tỉnh Điện Biên, sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái đen thông qua cách chế biến ẩm thực truyền thống cùng những điệu múa xòe đặc trưng.

Ruộng bậc thang ở Điện Biên nhìn từ trên cao - Ảnh: Thanh Quyên 

Đoàn chúng tôi ghé thăm bản Noong Chứn (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) vào một buổi chiều mưa lất phất. Từ xa đã thấy khói bay mù mịt rồi mùi các món nướng tỏa ra như mời gọi du khách. Những người phụ nữ Thái đen bận rộn với việc bếp núc nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Dù kề bên cái nóng của những chiếc bếp củi hừng hực cháy, họ vẫn tiếp chuyện du khách phương xa nhiệt tình, vui vẻ. 

Một ngày ở xóm đũa Tân Long

Gần 40 năm qua, những người phụ nữ ở xã Tân Long (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm đũa truyền thống. 

Nghề làm đũa giúp phụ nữ ở Tân Long ổn định cuộc sống - Ảnh: Bách Hợp 

Giải quyết việc làm tại chỗ 

Người có công đưa nghề làm đũa về xứ Tân Long là bà Mai Thị Ngân, năm nay 78 tuổi. Bà Ngân cho biết bà là dân gốc Cái Răng (Cần Thơ), học nghề làm đũa từ mẹ mình lúc còn con gái. Sau giải phóng, bà theo chồng về Tân Long và mang theo nghề làm đũa gia truyền.
Lúc trước, bà Ngân chuyên làm đũa cau, sau này mới chuyển sang làm đũa tre. 

Bún sứa Nha Trang - Món ăn mang đậm hương vị biển

Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon.

Là động vật không xương sống, sứa xuất hiện nhiều ở các vùng biển và trở thành món đặc sản, trong đó phải nhắc đến bún sứa Nha Trang.

Chế biến món này cũng không quá kỳ công. Những con sứa còn tươi do ngư dân vớt từ biển ở đảo xa sẽ được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng. Loại sứa dùng để làm món bún đặc sản này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày. 

Sứa biển dùng trong món bùn thường nhỏ, có màu trắng đục, được ngư dân vớt từ dưới biển ở đảo xa... Ảnh: nhatrangtoday