16 thg 9, 2013

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Nhiều du khách thuê thuyền “thám hiểm” hang động trong lòng núi tại ao Rong - Ảnh: H.D.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.

15 thg 9, 2013

Nơi khởi nguồn của 4 dòng sông

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần Nha Địa dư Quốc gia Đà Lạt, có mấy chú bạn ba tôi làm trong đó, thường cho tôi vào chơi xem công nghệ làm bản đồ. Có một cái máy rất li kì, người ta đặt các hình không ảnh chụp một vùng đất từ hai góc khác nhau lên rồi nhìn qua một cái kính đặc biệt sẽ thấy hình ảnh 3 chiều của vùng đất. Họ dùng một thiết bị trông như một cái đĩa gắn trên một cái bệ có thể chỉnh độ cao, tại trung tâm đĩa là một đốm sáng đỏ và dưới chân bệ là một cây bút. Nhìn qua kính nổi 3 chiều rồi "rà" cái đĩa sao cho đốm sáng luôn tiếp xúc với bề mặt hình ảnh nổi, người ta điều khiển cây bút vẽ ra các "đường đồng mức" trên bản đồ, từ đó lập ra các bản đồ địa hình dùng trong quân sự. Hồi đó, Nha Địa dư Quốc gia sản xuất 2 loại bản đồ: Bản đồ không ảnh tỉ lệ 1:25000 chạy đường đồng mức khoảng cách 25m chênh cao, và bản đồ 1:50000 khoảng cách đường đồng mức 5m. Loại thứ nhất nhìn dễ hơn vì dùng không ảnh, thấy rõ từng bụi cây, hòn đá... nhưng không nhìn rõ địa hình 3 chiều, vì những ngọn đồi thấp hơn 25 m thì không vẽ được đường đồng mức. Loại thứ hai nhỏ hơn nhưng thấy rõ địa hình 3 chiều. Tôi được dạy cách đọc bản đồ địa hình từ nhỏ, lại thấy tận mắt người ta làm bản đồ ra sao nên rất thích thú với những tấm bản đồ này.

Đèo Hòn Giao - Ảnh:thachhan120282 trên Wikimapia

Món ngon từ rươi

Trong nhiều món ăn được làm từ rươi thì mắm rươi có đặc điểm riêng là được chế biến thành một loại nước chấm sánh đặc với màu vàng gần giống mật ong. Điểm làm mắm rươi đặc biệt hơn những món ăn khác chế biến từ rươi là có thể để được lâu và vận chuyển dễ. Cũng nhờ vậy, những người mê món rươi cũng có thể thưởng thức hương vị của loại thủy sinh đặc biệt này vào những ngày nắng nóng, không phải mùa rươi.

Mắm rươi

Mắm rươi thường được dùng để làm nước chấm ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, thêm vài lát gừng, khế chua, dứa, chuối xanh. Tuy nhiên sẽ ngon miệng hơn nếu thưởng thức mắm rươi theo cách thức cuốn thập cẩm. Nghĩa là xếp miếng thịt ba chỉ luộc thái mỏng vào lá cây rau xà lách (hoặc miếng bánh đa loại dùng để cuốn ăn sống), thêm cọng rau mùi, rau răm, rau húng, một lát gừng, vỏ quýt, khế chua, chuối xanh và vài sợi bún, sau đó cuộn lại, chấm với mắm rươi đã được chưng nóng. Hương vị tổng hòa, có cả ngọt, bùi, thơm ngậy... tỏa trong vòm miệng, tê tê nơi đầu lưỡi sẽ khiến người ăn thấy cái vị rất riêng của loại mắm này.

Những món ăn “lỗi lầm” quê tôi

Mẹ tôi sống trong gia đình bình thường nhưng lại sáng ý, thích chế biến những thức ăn ngon. Chất liệu nấu món không tìm đâu xa vì quê tôi ở cạnh biển, cũng có đồi núi, đồng lúa, có lũy tre xanh… nên đủ các loại tôm cá, gạo trắng, rau quả, đậu, mè… Đặc biệt, mỗi lần làm món cá trích kho tiêu thì bà lại ví von câu ca:



“Lỗi lầm vì cá trích ve
Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng”


Món cá trích ve kho tiêu: Tiết trời tháng 2, tháng 3 biển lặng, dân chài quê tôi có loại lưới đánh bắt cá nhỏ gần bờ, trong đó có cá trích bằng ngón tay út người lớn tựa ve dầu Nhị thiên đường (xưa) nên được gọi là cá trích ve. Cá trích thật tươi, chặt bỏ đuôi được kho với dầu phụng thiệt Phú Quý (tên làng gần đó, đất ba zan, chất dầu béo, thơm) thì mới hợp cách.

Kho cá trích ve, chỉ đổ nước xắp xắp, lửa riu riu, nước sôi, trở cá đều. Dùng nước lạnh nhỏ từng giọt vào để xương cá được mềm. Nêm nước mắm nguyên chất, muối, vừa đủ mặn. Khi cá đủ thấm cho vào một ít nước màu. Xong rắc tiêu, ớt bột, hành củ giã dập. Bát cơm mới trắng, dẻo mùa tháng 3 được ăn với cá trích kho tiêu vàng hườm, thơm lựng thật mặn mòi, đậm đà tình quê.

Cá trích 

Chùa Linh Phước (Lâm Đồng) ngày trở lại

Trên đường vào chùa Linh Phước, nổi bật nhất trong tầm nhìn du khách sẽ là tháp chuông bày tầng hùng vĩ, cao 36m. Điểm nhấn của công trình này là quả chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m, nặng 8,5 tấn.

Những ngày cuối mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp sống trong sự ân cần và niềm nở của TT.Thích Tâm Vị. Ngôi chùa Linh Phước vốn không xa lạ gì với tăng, ni và phật tử khắp nơi, nhất là đối với các khách du lịch. Nhưng đối với những ai có một chút tâm hồn thiết tha với Phật giáo, thì nơi đây mỗi lần ghé lại là thêm một lần ghi dấu ấn mới mẻ.

Trời Đà Lạt những ngày này không quá lạnh, không có mưa và có rất nhiều nắng, đủ để khách tha phương không cảm thấy cô đơn khi đứng trước rất nhiều công trình mà có lẽ rồi đây sẽ rất có ích cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Lâm Đồng nói riêng.

14 thg 9, 2013

Biên Hòa có chợ Kỷ niệm

Biên Hòa có một cái chợ được gọi tên là chợ Kỷ niệm. Nghe cái tên kỷ niệm đầy tình tứ, lãng mạn này ta bất chợt liên tưởng đến chợ tìnhChắc rằng chợ kỷ niệm là nơi người ta đến để trao nhau những kỷ niệm, hay để hoài nhớ lại những kỷ niệm xưa, hoặc nếu ít lãng mạn hơn thì đây là nơi mua bán những đồ vật lưu niệm? 

Con đường đi ngang qua chợ là một đoạn đường dốc, và người ta gọi đó là dốc Kỷ niệm. Đây chính là con dốc mà Nguyễn Tất Nhiên nhắc đến không ít lần trong những bài thơ tình lãng mạn của ông, tiêu biểu là mấy câu trong bài Em hiền như ma soeur:

đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc

(khi Phạm Duy phổ nhạc thì đoạn này biến thành:

đưa em về dưới mưa
chiếc xe lăn dốc già

về ý thì không hay như lời thơ)

Phở chua chợ phiên Pha Long

Mỗi độ thu về, lòng lại xao xuyến nhớ Tây Bắc, nhớ những nương lúa chín vàng lưng núi, bóng váy áo nhấp nhô, tiếng cười reo của trẻ con bên máy tuốt lúa ven đường. Nhớ phiên chợ Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) rực rỡ sắc màu và nhớ quán phở chua đầy ắp đàn bà, con trẻ.

Ngon lành phở chua - Ảnh: Băng Giang

Cái náo nức, gọi mời của phiên chợ trên miền biên giới, của đồng bào người Mông, Dao, Tày, Nùng... thổi vào lòng người lãng khách đường xa một cảm xúc hân hoan, hớn hở đến khó tả.

Chuyến thăm 'nàng công chúa ngủ trong rừng' Đa Mi

Đa Mi nằm giữa Đà Lạt và Phan Thiết, cách thị xã Bảo Lộc gần 60 km. Băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo, bắt gặp 2 hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa núi rừng trùng điệp là hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi.

Hai hồ nước được hình thành nhờ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Hồ Hàm Thuận nằm trên sông La Ngà, một nhánh của hệ thống sông Đồng Nai. Giữa hồ có 8 đảo lớn nhỏ, đủ hình dạng đan xen, cây cối phủ xanh mướt như những hòn non bộ khổng lồ. Theo lời người dân Đa Mi, hồ có rất nhiều cá lớn và đây là điểm câu yêu thích của dân chuyên nghiệp. Bạn có thể mua các loại cá do dân địa phương đánh bắt từ lòng hồ và lai rai vài ly rượu trong không khí mát rượi giữa thiên nhiên yên tĩnh. 

Đường vào Đa Mi loanh quanh đèo đèo dốc dốc. 

Con chiến mã có nghĩa

Dọc theo tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), đi về hướng đông bắc khoảng 4 cây số gặp ngã ba Cây Xoài thuộc xã Phước Thuận. Tiếp tục theo con kênh dẫn nước, chạy qua cánh đồng lúa xanh bạt ngàn về hướng đông chừng hơn một cây số nữa tới làng Nhân Ân (nay là thôn Nhân Ân), quê hương của cụ Tú Diêu, người thầy dạy chữ và dạy soạn tuồng hát bội cho Đào Tấn, một danh nhân văn hóa, người Bình Định nổi tiếng ở thế kỷ thứ 19. 

Ngôi mả ngựa. 

12 thg 9, 2013

Lên Lạng Sơn mùa na chín

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Nghe kể về những triền na bạt ngàn trên vùng núi đá vôi ở Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn), với địa chỉ vườn na có thể vào tham quan, leo trèo hái na, chúng tôi nhằm về đất ải thẳng tiến.

Em bé Lạng Sơn giúp mẹ bán na - Ảnh: Iris Trương

Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.