6 thg 5, 2022

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

Phan Đình Phùng (1847-1895) hiệu là Châu Phong, sinh ra ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ).

Sau khi thi đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Về sau, ông được cử làm ngự sử của Viện Đô Sát tại Kinh Thành. Năm 1883, ông trở về quê không làm quan nữa do bất bình thời cuộc.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tham gia ngay từ đầu, tập hợp các sỹ phu, văn thân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình khởi nghĩa. Ông trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, do bị thương nặng, Phan Đình Phùng hy sinh tại đại bản doanh của khu căn cứ Vũ Quang vào ngày 28/12/1895. Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương, là anh hùng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam noi theo.

Ghi nhớ công lao của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, gia đình, dòng họ và Nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để thờ phụng, tôn vinh người anh hùng quê hương đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2006/QĐ- BVHTT ngày 29/5/2006.

 

Từ ngã tư thị xã Hồng Lĩnh đi theo Quốc lộ 8A về phía Tây gần 20 km là đến địa bàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Nhà thờ Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái.

4 thg 5, 2022

Homestay lung linh sắc hoa ở Đak Pơ

Bước chân vào homestay nhỏ xinh của gia đình chị Trần Thị Bạch Tuyết (thôn Tân Bình, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) ngay cạnh quốc lộ 19, mọi ồn ào như tan biến, chỉ còn lại không gian yên bình, rực rỡ sắc hoa.

Cách đây 6 năm, được gia đình ủng hộ, chị Tuyết bắt đầu cải tạo khu vườn phía sau nhà rộng 700 m². Từ một vài tiểu cảnh, chậu hoa ban đầu, đến nay, chị đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, xây dựng 2 căn phòng tách biệt cho khách lưu trú và bài trí, sắp xếp lại khu vườn.

Chị Tuyết tâm sự: “Tôi là người yêu thiên nhiên, mỗi ngày đi làm về ở trong 4 bức tường thấy rất gò bó nên mới nảy sinh ý tưởng tự làm một góc vườn nho nhỏ để thư giãn, nghỉ ngơi. Đầu tiên, tôi chỉ làm 2 hồ cá nhỏ có hòn non bộ và thác nước chảy, tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống. Dần dần, tôi làm thêm các tiểu cảnh, trồng thêm hoa, càng làm càng thấy đam mê. Hiện khu vườn cơ bản phủ đầy hoa cùng các tiểu cảnh xinh xinh”.

Từ năm 2016 đến nay, chị Trần Thị Bạch Tuyết (thôn Tân Bình, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đầu tư khoảng 1 tỷ đồng xây dựng khu vườn. Ảnh: Ngọc Minh

Homestay - Điểm nhấn du lịch Phố núi

Gần đây, một số cá nhân, doanh nghiệp ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng homestay để phục vụ du khách nghỉ dưỡng, trải nghiệm. Nhiều cơ sở được đầu tư kỹ lưỡng, mang đậm “hồn cốt” Tây Nguyên và được du khách yêu thích.

So với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, loại hình du lịch homestay xuất hiện khá muộn ở Gia Lai. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, trên địa bàn thành phố có gần chục cơ sở.

Homestay Hani House (số 49/2 Phù Đổng) được nhiều du khách lựa chọn khi dừng chân tại Phố núi. Tuy diện tích không quá rộng, chỉ 8 phòng nghỉ, với trang-thiết bị tối giản, nhưng điểm đặc biệt của homestay này là đã xây dựng một không gian mở, chú trọng đến ánh sáng và vật liệu từ thiên nhiên như: tre, gỗ, đá...

Ngon lạ món gỏi cá mè Cẩm Hoàng

Đối người dân thôn Phượng Hoàng, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.


Cá mè là nguyên liệu góp phần làm cho món gỏi cá Cẩm Hoàng trở nên nổi tiếng
Nói đến cá mè nhiều người cho rằng đây là loại cá rất tanh, phải kho nấu kỹ mới ăn được, nhưng người dân thôn Phượng Hoàng, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) lại chế biến loại cá này thành món gỏi rất ngon. Đối người dân nơi đây, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

Cung leo núi hiểm trở nhất Tây Bắc

Đường đến Nam Kang Ho Tao đầy thách thức với dân leo núi bởi nhiều dốc cao gắt, suối lớn chảy xiết và các vách đá dựng đứng.


Đỉnh Nam Kang Ho Tao cao 2.881 m thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên. Đỉnh thuộc tiểu khu 303 A, núi Hoàng Tha Thầu ở thôn Tả Trung Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa. Đây là một trong những điểm đến mơ ước của các phượt thủ ưa mạo hiểm vì độ khó và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng.

Từ năm 2017 Nam Kang Ho Tao được dân phượt biết tới và ngay lập tức vượt Pusilung để trở thành ngọn núi khó chinh phục nhất Tây Bắc vì quãng đường dài, nhiều vách đá dựng đứng và suối lớn dữ dằn.