12 thg 4, 2022
Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần
Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài.
11 thg 4, 2022
Chuyện của bằng lăng
Thuộc địa phận thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), quán cháo của chị Sáu nằm trên đoạn đường văng vắng. Người qua kẻ lại mấy khi để ý quán nhỏ xíu, khuất sau hàng cây này. Tự nhiên vài tuần nay, quán của chị… nên thơ lắm, ai đi ngang cũng nhìn một chút. Dưới gốc bằng lăng, mấy bộ bàn ghế lúc nào cũng tim tím, phủ đầy hoa. Bóng mát của cây đủ rộng, đủ níu chân khách phương xa dừng lại, nương nhờ chút thảnh thơi giữa khoảng không xanh ngắt nắng trời.
Nồi cháo lòng ban sáng vừa kịp vơi theo độ gắt của nắng. Chị Sáu cũng bớt việc, trò chuyện cùng khách quen. Cuộc sống ở xứ nửa chợ nửa quê này, với phụ nữ trung niên như chị, có gì vui bằng chuyện con cái thành đạt, yên bề gia thất, ngày ngày trôi qua trong bình lặng. Chút tiền chợ của cả nhà trông vào nồi cháo chị đang vét cho gọn. Chỉ vậy thôi, chị không mong muốn gì hơn!
Nồi cháo lòng ban sáng vừa kịp vơi theo độ gắt của nắng. Chị Sáu cũng bớt việc, trò chuyện cùng khách quen. Cuộc sống ở xứ nửa chợ nửa quê này, với phụ nữ trung niên như chị, có gì vui bằng chuyện con cái thành đạt, yên bề gia thất, ngày ngày trôi qua trong bình lặng. Chút tiền chợ của cả nhà trông vào nồi cháo chị đang vét cho gọn. Chỉ vậy thôi, chị không mong muốn gì hơn!
Về “thủ phủ” mắm Châu Đốc
Châu Đốc là vùng đất nhiều tôm cá, nên dồi dào nguyên liệu làm mắm. Mắm Châu Đốc (tỉnh An Giang) nổi tiếng nhất vùng, vì hương vị và chất lượng khó nơi nào sánh kịp. Mắm Châu Đốc là sản phẩm được tạo ra của người dân Nam Bộ trong thời gian đầu khẩn hoang, lập ấp. Lúc đó, vùng ĐBSCL đất thì rộng nhưng thưa người; vào mùa nước nổi, tôm cá theo nước về nhiều, người dân đánh bắt được nên ướp mắm, phơi khô để tích trữ ăn dần. Có 2 cách làm thông dụng nhất là phơi khô hoặc ủ mắm, họ đã tạo ra các món ăn có thể dùng khi trời mưa gió hoặc những mùa khô cá ít. Vậy là món mắm ra đời và được lưu truyền đến nay, mắm và khô cá trở thành đặc sản nổi tiếng của An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Mắm Châu Đốc có nhiều loại, như: Mắm cá lóc, mắm cá linh, cá chốt, cá mè vinh, cá sặc… Nghề làm mắm đã trở thành nghề gia truyền, với bí quyết làm thế nào để chuyển hóa từ con cá tươi thành mắm mà không qua nấu nướng… phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cơ sở làm mắm. Mắm Châu Đốc có nhiều thương hiệu nổi tiếng, như: Mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Tư Ấu, mắm Cô Giáo Thảo, mắm 9999, mắm 6666… Mỗi cơ sở có bí quyết ủ ướp riêng đã tạo ra những thương hiệu nổi tiếng với những hương vị và chất lượng riêng biệt.
Mắm Châu Đốc có nhiều loại, như: Mắm cá lóc, mắm cá linh, cá chốt, cá mè vinh, cá sặc… Nghề làm mắm đã trở thành nghề gia truyền, với bí quyết làm thế nào để chuyển hóa từ con cá tươi thành mắm mà không qua nấu nướng… phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cơ sở làm mắm. Mắm Châu Đốc có nhiều thương hiệu nổi tiếng, như: Mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Tư Ấu, mắm Cô Giáo Thảo, mắm 9999, mắm 6666… Mỗi cơ sở có bí quyết ủ ướp riêng đã tạo ra những thương hiệu nổi tiếng với những hương vị và chất lượng riêng biệt.
Ngôi đền duy nhất thờ Trương Hán Siêu tại Hải Dương
Tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi ngay sát bờ sông Cửu An, đền Từ Xá ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) là nơi duy nhất trong tỉnh thờ Trương Hán Siêu - một danh tướng, một danh nhân văn hóa thời Trần.
Ngỡ ngàng vẻ đẹp Pù Luông
Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình, Pù Luông được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng miền Tây Thanh Hóa.
Rạp Quảng Lạc xưa
Với tên gọi Quảng Lạc - Niềm vui rộng khắp, rạp là một trong những sân khấu yêu thích của người dân thủ đô những năm đầu thế kỷ 20.
Rạp Quảng Lạc thành lập năm 1916[1], chiều rộng khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 29 mét[2]. Rạp tọa lạc tại số 8, Rue Géraud (nay là phố Tạ Hiện), Hà Nội.
Rạp Quảng Lạc thành lập năm 1916[1], chiều rộng khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 29 mét[2]. Rạp tọa lạc tại số 8, Rue Géraud (nay là phố Tạ Hiện), Hà Nội.
10 thg 4, 2022
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.
9 thg 4, 2022
Mũi Nghê - hồ bơi tự nhiên giữa biển
Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá.
Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.
Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.
Bệnh viện De Lanessan và các dự án xây dựng từ cuối thế kỷ 19
Bệnh viện De Lanessan, nay được sử dụng làm Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, chính thức được khởi công vào ngày 22 tháng 12 năm 1891, cách đây đúng 130 năm. Ngay sau khi chiếm được Hà Nội, chính quyền thuộc địa nhận thấy cần phải xây dựng một bệnh viện lớn. Trước đó, việc đặt Bệnh viện Hà Nội trong kho gạo cũ của Thành Hà Nội được coi là tạm thời. Ngay sau năm 1885, việc xây dựng một bệnh viên mới yêu cầu cần có một vị trí phù hợp. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm, do có các ý kiến khác nhau và vì những khó khăn về tài chính cản trở việc thi công, nên kế hoạch xây dựng bệnh viện phải đến năm 1891 mới bắt đầu được triển khai.
Tính đến khi khởi công xây dựng bệnh viện năm 1891, đã có 6 dự án cho công trình này với các đề xuất khác nhau. Ngày 22 tháng 12 năm 1891, Toàn quyền De Lanessan đã đặt viên đá đầu tiên khởi công cho công trình này[1]. Tuy nhiên, các công việc thi công chính thức phải sang năm 1892 mới được thực hiện.
Tính đến khi khởi công xây dựng bệnh viện năm 1891, đã có 6 dự án cho công trình này với các đề xuất khác nhau. Ngày 22 tháng 12 năm 1891, Toàn quyền De Lanessan đã đặt viên đá đầu tiên khởi công cho công trình này[1]. Tuy nhiên, các công việc thi công chính thức phải sang năm 1892 mới được thực hiện.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)