Thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích thuộc cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và là nơi tưởng niệm các tướng triều đình nhà Đinh.
3 thg 4, 2024
Đến Cố đô Hoa Lư, thăm ngôi đền cổ nổi tiếng linh thiêng
Được ôm ấp bởi núi rừng trầm tĩnh nơi cố đô Hoa Lư, (Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng ghi dấu ấn với du khách không chỉ bởi những giá trị lịch sử mà còn từ từng chi tiết kiến trúc cổ kính, thâm nghiêm.
Thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích thuộc cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và là nơi tưởng niệm các tướng triều đình nhà Đinh.
Thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích thuộc cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và là nơi tưởng niệm các tướng triều đình nhà Đinh.
Phủ thờ Tôn Thất Thuyết - Di tích lich sử cấp Quốc gia
Địa điểm: Thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ trung tâm thành phố Huế đến cầu An Cựu (bờ bắc) theo đường Tỉnh lộ qua Cầu ngói Thanh Toàn về thôn Vân Thê là đến di tích (khoảng 7 km).
2 thg 4, 2024
Hàng nghìn du khách tham gia chợ quê ven sông Tiền
Chợ quê họp thứ 7 hằng tuần, bán các món đặc trưng địa phương, bánh dân gian, đồ uống, rau quả miệt vườn với giá "quê", thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi phiên.
Về làng cổ Phước Tích
Nếu nghề gốm truyền thống đã đem lại sự giàu có và danh tiếng cho người dân làng cổ Phước Tích, thì chính cảnh sắc ở Phước tích với dòng Ô Lâu trong xanh và những ngôi nhà rường cổ lại đem đến cho Phước tích có một sức hút lạ kỳ.
Nghề làm gốm truyền thống của người Gia Rai
Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.
Lễ hội Tâm N’Găp Bon của người M’nông - Lễ hội của sự gắn kết cộng đồng
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.
1 thg 4, 2024
Độc đáo kiến trúc nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ chiếc khăn Piêu
Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.
Tết Ramưwan đầm ấm của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.
Hoa ban - loài hoa của núi rừng Điện Biên và Tây Bắc
Từ lâu, hoa ban đã được coi là loài hoa biểu tượng của núi rừng Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung, tượng trưng cho tình yêu lứa đôi. Những ngày tháng 3 này, hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên, với hương thơm quyến rũ, thu hút đông đảo du khách gần xa đến để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng sắc trắng tinh khôi của hoa này.
Không biết hoa ban có từ bao giờ, chỉ biết rằng sự tích hoa ban được đồng bào dân tộc Thái kể lại qua các truyện như Pi Khum-Noọng Ban, truyện Cầm Đôi-Hiến Hom... Đây là những câu chuyện tình nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, kể về những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, không đến được với nhau, sau đó hoá thành loài hoa tượng trưng cho sự thủy chung của mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
Không biết hoa ban có từ bao giờ, chỉ biết rằng sự tích hoa ban được đồng bào dân tộc Thái kể lại qua các truyện như Pi Khum-Noọng Ban, truyện Cầm Đôi-Hiến Hom... Đây là những câu chuyện tình nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, kể về những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, không đến được với nhau, sau đó hoá thành loài hoa tượng trưng cho sự thủy chung của mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
Người Sán Chỉ gìn giữ nếp nhà xưa để làm du lịch
Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Sán Chỉ ở xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) từ bao đời nay được tiếp nối, góp phần làm nên sự đa dạng trong bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Quảng Ninh. Văn hóa không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn có thể góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào.
Cách trung tâm huyện Tiên Yên gần 30 km, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên có gần 90% dân số là người Sán Chỉ. Văn hóa truyền thống của đồng bào được phản ánh qua hệ thống các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn thơ, trang phục và kiến trúc... Người Sán Chỉ xưa thường làm nhà sàn 5 gian, 2 mái, tường xây gạch đất, mái lợp ngói âm dương, quanh nhà xếp bờ rào bằng đá suối. Những ngôi nhà sàn bình dị, cũ kỹ nép bên những sườn đồi xanh ngút ngàn tạo nên một bức tranh phong cảnh yên bình và cũng là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hoá người Sán Chỉ.
Cách trung tâm huyện Tiên Yên gần 30 km, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên có gần 90% dân số là người Sán Chỉ. Văn hóa truyền thống của đồng bào được phản ánh qua hệ thống các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn thơ, trang phục và kiến trúc... Người Sán Chỉ xưa thường làm nhà sàn 5 gian, 2 mái, tường xây gạch đất, mái lợp ngói âm dương, quanh nhà xếp bờ rào bằng đá suối. Những ngôi nhà sàn bình dị, cũ kỹ nép bên những sườn đồi xanh ngút ngàn tạo nên một bức tranh phong cảnh yên bình và cũng là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hoá người Sán Chỉ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)