Cua đồng, ốc bươu được bày bán theo phần với giá 10.000-20.000 đồng.
Chuột đồng nướng - một trong những món hàng đắt khách nhất của chợ quê.
"Chợ bày bán những món ăn đã mà lâu rồi mới thấy lại như cốm dẹp, bánh lá mít. Phiên chợ như tái hiện một phần ký ức tuổi thơ", chị Ngọc chia sẻ.
Gần đó, chị Nguyễn Thị Mỹ Thương, quê Quảng Nam tìm người bán kem ống đậu đen khi nghe tiếng leng keng từ đầu chợ. Chị kể đã lâu rồi không thưởng thức lại thức quà quê quen thuộc hồi nhỏ. "40 tuổi rồi ăn lại kem ống vẫn thích", chị nói.
Chị Nghĩa, ở TP HCM cho biết đã sắm bộ đồ bà ba đi chợ quê cho hợp "mốt", nói rằng chợ quê rất thú vị, đã đi một lần và muốn đến nhiều lần nữa. "Mong sao quê mình mãi mãi là chốn bình yên, vui vẻ như vậy", chị nói khi chọn mua phần bánh khọt vừa ra lò.
Chợ mở từ tháng 12/2022, thu hút 120.000 lượt du khách trong năm ngoái. Hiện mỗi phiên thu hút 2.000-3.000 khách, lên 5.000 khách vào dịp lễ, Tết.
Trái cây, rau vườn được bày bán thành một khu nhỏ. Người bán với trang phục áo bà ba xưa hoặc có đôi chút cách tân. Giá bán được niêm yết cụ thể, quản lý chợ kiểm tra thường xuyên.
Sạp rau quả của một tiểu thương bán kèm với một ít khô, mắm, dẹm (gần giống hến sông nhưng to hơn).
"Ở đây mỗi quầy hàng đều bán những món khác nhau và phải là món đặc trưng ở quê", chị Ngân cho biết.
Chợ quê cũng là chỗ vui chơi của trẻ con trong xóm. "Xoài, chuối đi cô bác ơi", một bé trong nhóm rao, không quên tạo dáng trước ống kính.
Bà Hồ Huệ Thu Hằng, Trưởng phòng văn hóa và thông tin thành phố Cao Lãnh, cho biết có 66 hộ dân trong xã buôn bán ở chợ quê, đem lại thu nhập cho người dân trên cù lao.
Bà nói thêm phiên chợ giữ định hướng dân dã, chỉ bán các món bánh, đặc sản ở quê với giá vừa phải, không nói thách nên duy trì được sức hút. Ngoài ra, chợ hướng đến việc bảo vệ môi trường, có người thu dọn rác, ưu tiên dùng các sản phẩm làm bằng giấy, muỗng gỗ dừa thay cho ly nhựa, túi nylon.
Ngọc Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét