23 thg 11, 2023
Lên núi Báo Đức thăm lăng mộ cụ Nguyễn Phi Khanh
Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?
Mỳ Quảng sâm Ngọc Linh
Nặng lòng với mỳ Quảng, lại muốn đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh, dược liệu quý của Việt Nam, một chuyên gia vi mạch công nghệ cao của Tập đoàn Intel đã cần mẫn nghiên cứu kết hợp và cho ra đời món mỳ Quảng sâm Ngọc Linh.
Đó là anh Nguyễn Huy Ba (SN 1986, quê ở Thăng Bình), là một chuyên gia vi mạch. Chu du khắp nơi, anh biết rằng có nhiều nước cũng có sâm như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong cây sâm của những quốc gia này không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng lại có vị thế trên thị trường quốc tế.
Anh Ba (bìa phải) tại vườn sâm Ngọc Linh của “vua sâm” Hồ Văn Du (bìa trái).
Đó là anh Nguyễn Huy Ba (SN 1986, quê ở Thăng Bình), là một chuyên gia vi mạch. Chu du khắp nơi, anh biết rằng có nhiều nước cũng có sâm như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong cây sâm của những quốc gia này không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng lại có vị thế trên thị trường quốc tế.
Hàng bột báng nơi phố nhỏ
Thời sinh viên, tôi trọ học ở Tam Kỳ khi ấy vừa mới “lên” thành phố. Thành phố nhỏ thôi nhưng luôn rộng lòng cưu mang đứa sinh viên từ miền núi xuống học. Những dĩa cơm quán trưa muộn, từng tô mỳ Quảng, tô bột báng xế chiều vừa ngon vừa rẻ cứ thế cho tôi ấm lòng đi qua mấy năm đại học.
Một di tích của đạo thầy trò
Tại gò Nổng Tranh ở xã Duy Trung (Duy Xuyên) có một ngôi mộ đất đơn sơ nhưng có hai tấm bia cổ, một do con cháu dựng vào năm 1849 và một do học trò dựng vào năm 1850. Đó là mộ của thầy giáo Nguyễn Đức Huy, người từng là thầy của vua Tự Đức và Tiến sĩ Phạm Phú Thứ.
22 thg 11, 2023
Lung linh đêm Kiếp Bạc
Khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) về đêm cảnh sắc lung linh, huyền ảo bởi hệ thống ánh sáng đèn điện đa sắc màu trang hoàng khắp nơi.
Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.
Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.
Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.
Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.
Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn
Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).
Mắm cá thính kho với sắn mồi
Mắm thính hay còn gọi cá thính kho với củ sắn mồi là món ăn quen thuộc ngày trước nhưng bây giờ không phải thứ dễ tìm. Mỗi lần mẹ tự tay chuẩn bị món xưa, ký ức tuổi thơ ùa về, có món nào ngon hơn bữa cơm mẹ nấu…
Cá lưỡi trâu kho khô
Một sáng đi chợ, tôi may mắn mua được hai con cá lưỡi trâu lẫn trong mớ cá lộn xộn trên mẹt của chị bán cá biển ngang.
Đem về đánh vẩy rửa sạch để ráo, ướp chút tiêu, bột nghệ, đường, nước mắm, ớt bột, dầu phụng, củ hành đập dập... Để một chút cho cá thấm, bắc lên bếp liu riu lửa. Khi cá sôi, đổ thêm ít nước sôi kho đến khi cạn nước.
Khi kho phải chú ý mở nắp vung để thịt cá không bị mềm. Kho xong cá cứng, thịt thấm thía. Phần nước kho sệt lại thoảng chút mùi cháy sém càng thêm ngon.
Đem về đánh vẩy rửa sạch để ráo, ướp chút tiêu, bột nghệ, đường, nước mắm, ớt bột, dầu phụng, củ hành đập dập... Để một chút cho cá thấm, bắc lên bếp liu riu lửa. Khi cá sôi, đổ thêm ít nước sôi kho đến khi cạn nước.
Khi kho phải chú ý mở nắp vung để thịt cá không bị mềm. Kho xong cá cứng, thịt thấm thía. Phần nước kho sệt lại thoảng chút mùi cháy sém càng thêm ngon.
Thương hoài tép nhủi ngày mưa
Món tép đồng má nấu canh sắn hay xào khế tự thuở xưa nhưng dư vị cứ quẩn quanh ký ức…
21 thg 11, 2023
Hoàng Ân cổ tự với cây dầu 300 tuổi
Ngày 2/11/2023, tại chùa Hoàng Ân ở Cù lao Phố, Biên Hòa đã diễn ra lễ đón nhận và gắn bia cây di sản Việt Nam cho cây dầu rái hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên chùa. Đây là cây di sản đầu tiên và cho đến nay là duy nhất ở Đồng Nai.
Chùa Hoàng Ân được khai sơn năm 1726. Theo lời kể của người xưa thì khi ấy ở khu vực quanh chùa có nhiều cây dầu như vậy. Qua thời gian 3 thế kỷ, các cây dầu khác đã lần lượt biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây như hiện nay. Tình từ thời gian lập chùa đến nay là 297 năm, mà lúc ấy đã có cây dầu rồi như vậy tuổi của cây dầu đã trên 300 năm.
Đến viếng chùa, từ xa ta đã thấy câu dầu cao vút trời xanh. Chu vi gốc cây khoảng 8 met, 3 người ôm không xuể.
Nhân dịp đặc biệt này, tui đăng lại bài viết năm 2011 về chùa Hoàng Ân với các thông tin và hình ảnh cũ, cách đây 12 năm. Cuối bài có bổ sung vài hình ảnh mới của chùa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)