28 thg 9, 2023

Cháo canh - đặc sản dân dã gây thương nhớ ở Quảng Bình

Một trong những món ăn sáng phổ biến nhất của người dân Quảng Bình chính là cháo canh dân dã và thơm ngon.

Nhắc đến Quảng Bình người ta nghĩ ngay đến "thiên đường ẩm thực" phong phú như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo... Trong đó không thể bỏ qua món ăn dân dã nhưng đậm đà vị quê hương mộc mạc: cháo canh.

Tô cháo canh có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Quảng Bình Ơi

27 thg 9, 2023

Huyền thoại Trương Văn Thanh

Đối với giới sưu tầm nghệ thuật, nhất là với những người thích sưu tầm tranh mỹ nghệ cao cấp của các công ty mỹ nghệ miền Nam trước 1975 như Thành Lễ, Trần Hà hay Mê Linh, họa sĩ Trương Văn Thanh là một nhân vật bí ẩn trong tâm trí của họ.

Qua những câu chuyện chắp vá được từ lời kể của những họa sĩ hay người sưu tầm tranh trước 1975, ông Trương Văn Thanh cùng họa sĩ Nguyễn Thành Lễ gây dựng nên Công ty mỹ nghệ Thanh & Lễ, một công ty mỹ nghệ có nhiều sản phẩm sơn mài, sơn khắc và cẩn được đánh giá cao. “Thanh & Lễ” là tiền thân của Công ty Thành Lễ rất nổi tiếng sau này.

Không có nhiều tài liệu viết về ông Trương Văn Thanh dù sau này khi tách ra từ Công ty “Thanh & Lễ”, ông có công ty mỹ nghệ riêng mang tên mình và vẫn được đánh giá là công ty làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nằm trong nhóm xuất sắc nhất của mỹ nghệ miền Nam trước năm 1975 và cả sau này.

Trong cuốn Niên giám văn nghệ sĩ và Hiệp hội văn hóa Việt Nam 1969-1970, họa sĩ Trương Văn Thanh chỉ được đề cập đến với vài dòng vắn tắt: sinh ngày 18.3.1918 tại Tân Thuận Đông, Sa Đéc, theo học trường Mỹ nghệ đồ gốm, sơn mài, điêu khắc Bình Dương, tỉnh Thủ Dầu Một trong bốn năm. Và các hội đoàn ông đang tham gia.

Ông bà Trương Văn Thanh cùng ba cô con gái khi còn nhỏ. Ảnh: TLGĐ

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

Ở miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Vang bóng một thời

Trong chuyến công tác về xã Đôn Phục, huyện miền núi Con Cuông, chúng tôi được các cán bộ nơi đây giới thiệu về một dòng họ “danh gia vọng tộc” nức tiếng phủ Tương Dương xưa nay - đó là dòng họ Lang Vi. Dòng họ này đã có 3 đời làm quan “Thổ tri phủ” cai quản một vùng rộng lớn núi rừng miền Tây xứ Nghệ (bao gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn).

Hiện nay, nhân chứng của một thời vàng son của dòng họ này là cụ bà Lữ Thị Quyết (104 tuổi, vợ của vị Tri phủ cuối cùng phủ Tương Dương Lang Vi Năng) vẫn còn sống cùng ông con trai cả Lang Vi Tịnh (86 tuổi) trong căn nhà sàn nằm cạnh bên trụ sở UBND xã Đôn Phục. 

Ngôi nhà sàn mà Tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương Lang Vi Năng từng sinh sống. Ảnh: Thành Chung

Nghề làm lò đất ở Long Xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.


Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.

26 thg 9, 2023

Những phiến đá kỳ bí ở Bảy Núi

Từ lâu, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí trong dân gian. Từng ngọn núi đều có những huyền tích, với những phiến đá có hình dáng lạ kỳ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng…

Suối Côn Sơn - Giá trị tiềm ẩn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.

Suối Côn Sơn đã tạo cảnh quan phong thủy cho quần thể di tích trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: Thành Chung

Suối chảy uốn khúc, quanh co, đoạn trên có những ghềnh thác nhỏ, dưới lòng suối có những hòn đá to, nhỏ tròn trịa do nước chảy bào mòn qua rất nhiều năm tháng mà tạo thành. Hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, tốt tươi, xanh mát quanh năm.

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, danh nhân văn hóa Xứ Đông, nhà văn hoá lớn thế kỷ XIV

Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tên của tiến sĩ Phạm Sư Mạnh được đặt cho cho nhiều đường phố, trường học trong cả nước. Trong ảnh: Trường THCS Phạm Sư Mạnh là ngôi trường chất lượng cao, địa chỉ giáo dục tin cậy của thị xã Kinh Môn (ảnh tư liệu)

Theo những tài liệu lịch sử còn ghi lại, Phạm Sư Mạnh nguyên có tên là Phạm Độ, sau vì kiêng tên húy Thái sư Trần Thủ Độ mà đổi thành Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Về năm sinh năm mất của ông cho đến nay còn có ý kiến khác nhau, có sách viết ông sinh năm 1303, mất năm 1384; có sách lại ghi ông sinh năm 1300 mất năm 1377. Tuy nhiên phần lớn các tư liệu viết về Phạm Sư Mạnh hiện nay đều nói ông sinh vào thế kỷ XIV.

Người thợ mộc tài hoa Vũ Xuân Ngôn

Vang danh với nghề mộc truyền thống đã hơn 3 thế kỷ, những người thợ ở làng nghề Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) còn mang nghề đến khắp nơi.

Nối tiếp nghề truyền thống, những người thợ mộc tài hoa ở Đông Giao đã đưa tên tuổi làng nghề vang xa

"Vẩy mũi chàng nên hình long phượng"

Trong sách “Hải Dương phong vật phúc khảo thích”, Trần Đạm Trai viết: Vẩy mũi chàng nên hình long phượng/ Thợ Đông Giao mẫu dạng đâu hơn, để nói về tài năng của những người thợ ở làng nghề này.

Tương truyền, khi xây dựng kinh thành, các vua triều Nguyễn đã biết đến tay nghề của các thợ mộc Đông Giao nên cho vời vào Huế, trong đó có cụ Vũ Xuân Ngôn. Tài năng của những người thợ Đông Giao thời đó đã làm mê hoặc các vua triều Nguyễn. Xây dựng xong Kinh thành, do được mến mộ tài năng ở một miền đất mới, nhiều người ở lại Huế lập xóm và tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Ở Huế hiện có xóm mộc Đông Tiến của người Đông Giao. Đông Tiến là tên 1 trong 3 thôn trước kia của xã Đông Giao thời Lê.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng cho biết hiện không có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc cụ Vũ Xuân Ngôn cùng các tốp thợ của Đông Giao vào xây dựng Kinh thành Huế. Câu chuyện chỉ được lưu truyền trong làng, trong xã. Tuy nhiên, câu chuyện trên có cơ sở khi trong suốt chiều dài lịch sử, những tốp thợ của Đông Giao mang nghề đi khắp nơi trong cả nước. Tài năng của họ đã được khẳng định, nổi tiếng khắp Việt Nam nên hoàn toàn tin rằng có thể họ được trưng dụng vào xây dựng kinh thành.

Dòng họ Vũ Xuân hiện khá phổ biến ở Đông Giao, trong đó có nhiều người thành danh với nghề mộc như ông Vũ Xuân Thép, Nghệ nhân Ưu tú, chủ Doanh nghiệp tư nhân mỹ nghệ Xuân Thép. Ông Thép là một trong những người sớm có cơ sở mỹ nghệ tại Đông Giao và luôn tự hào giữ vững, phát triển được nghề truyền thống mà các thế hệ trước để lại. Sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông Thép được xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc...

Ông tổ nghề mộc Đông Giao

Tương truyền, nghề mộc ở làng Đông Giao có từ thế kỷ XVII. Ban đầu, sản phẩm làng nghề chủ yếu là ban thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối… với các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công. Nhưng hiện nay, mẫu mã các sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhiều công đoạn được làm bằng máy. Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện những người thợ tài hoa của Đông Giao có nhiều mẫu mã mới như tượng Phật, tượng Di Lặc, Đạt Ma... Ngoài ra còn có các sản phẩm nội thất mỹ nghệ, con giống, tranh đục chạm hoa, lá, chim muông, thú vật... rất được khách hàng ưa chuộng. Điều đáng quý là nghề mộc đang kéo được rất nhiều thợ trẻ trở lại. Đây là lực lượng chính giúp làng nghề tiếp cận tốt với công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và bảo vệ thương hiệu.

Ông Vũ Đình Cương, Trưởng thôn Đông Giao cho biết câu chuyện cụ Vũ Xuân Ngôn và nhóm thợ ở đây vào Huế xây dựng kinh thành không được ghi chép đầy đủ và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau ở làng Đông Giao.

Tuy vậy, nhiều nguồn tài liệu đều nhắc đến việc cụ Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng Kinh thành Huế. Phóng sự Cẩm Giàng văn hiến góc trời Đông trong chương trình Hành trình di sản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhắc tới điều này. Theo đó, vào thế kỷ 18, cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện.

Hiện tại ở Đông Giao còn giữ được ngôi đình lớn, khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Tại đây có một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Trong đình có đôi long mã lớn, kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ XIX. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ, thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Bên trái khán thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ Ngôn được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại đình.

Việc xác định cụ Vũ Xuân Ngôn có tham gia xây dựng Kinh thành Huế cần được các cơ quan chức năng khảo cứu để bảo đảm tính chính xác, nếu đúng thì đó là niềm tự hào của người dân Đông Giao. Tuy vậy, với việc nhân dân suy tôn làm tổ nghề cho thấy các thế hệ người dân Đông Giao luôn trân trọng lưu giữ và phát triển nghề truyền thống.

TIẾN HUY