10 thg 8, 2023

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên

Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.

Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.

"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.

Các chị, mẹ chơi trò "lày cỏ"

9 thg 8, 2023

Từ du đãng Cầu Muối trở thành bậc Hiển thánh

Dạo bước trong khuôn viên nhà thờ Tân Triều, tui thấy bức tượng một vị thánh giơ cao cây thánh giá, phía sau mang dòng chữ: Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối chúa. Bệ tượng ghi tên vị thánh này là Trần văn Hạnh.


Vốn không phải người công giáo, tui không biết nhiều về các vị hiển thánh trừ những vị rất nổi tiếng, do đó tui ra về với chút tò mò: Trần văn Hạnh là ai?

Về nhà tìm hiểu, tui rất bất ngờ với thông tin này: Trần văn Hạnh vốn là một tay du đãng khét tiếng ở Cầu Muối!

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7 tại Lai Châu.

“Háu Đoong” theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng. Dân tộc nào sống trên vùng đất nào thì thờ cúng thần linh trên vùng đất đó, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, vật nuôi sinh sôi nảy nở, không bị bệnh dịch; người dân khỏe mạnh, mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no hạnh phúc.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: TTXVN

Bí quyết làm bánh lá gai của người Thổ

Bánh gai của đồng bào dân tộc Thổ mang nét riêng biệt bởi bánh được làm từ lá gai tươi, giã bằng tay, hong bằng cũi cùng với sự tỉ mỉ của người làm bánh.

Nghề làm bánh lá gai của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Lung, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên nơi đây cũng không biết. Chỉ biết rằng, khi họ lớn lên thì đã có nghề làm bánh này. Cứ như vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề làm bánh lá gai đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Thổ.

Lá gai tươi dùng để làm bánh

Ngôi trường chi chít vết đạn bom giữa lòng thị xã Quảng Trị

Trường Bồ Đề, ngôi trường đặc biệt với những mảng tường loang lổ, đổ nát nhưng vẫn giữ gìn nguyên trạng ngay giữa lòng TX.Quảng Trị (Quảng Trị), như một minh chứng lịch sử cho cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1972, cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại chiến dịch tái chiếm TX. Quảng Trị diễn ra vô cùng ác liệt. Trường Bồ Đề trở thành một trong những chốt chiến đấu của quân và dân ta.

Trải qua 81 ngày đêm với mức độ bom đạn tàn khốc đã hủy diệt hầu như toàn bộ TX.Quảng Trị, Trường Bồ Đề là một trong số ít những kiến trúc còn tồn tại và được gìn giữ cho đến ngày nay.

Chiêm ngưỡng thác nước 3 tầng giữa đại ngàn Trường Sơn

Nép mình giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ lâu, thác nước A Nôr đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nơi vùng cao A Lưới, Thừa Thiên-Huế.

Khí hậu vùng núi A Lưới mát mẻ quanh năm, có nhiều con suối, thác nước đẹp. Khi đến với H.A Lưới, du khách không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là thác nước A Nôr có 3 tầng liên hoàn cùng với dòng nước mát lạnh quanh năm.

A Nôr được ví như vẻ đẹp của thiếu nữ miền sơn cước. HỮU TÚ

8 thg 8, 2023

Tưng bừng lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Lào Cai

Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí được tái hiện với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn đông đảo du khách và nhân dân tham gia.

Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.

Tết tháng Bảy - “Khu Cù Tê”, hay còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí (lễ hội Khu Cù Tê). Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Tiệm kem ở xứ lạnh

Vào một tối mù sương, ta trong vai một thám tử tàng hình bám theo một đôi tình nhân Đà Lạt đang thời hò hẹn. Ta thấy họ khoác tay nhau dạo bước đến một quán chè, sinh tố hoặc tiệm kem trước khi vào rạp Ngọc Hiệp để xem một cuốn phim tâm lý tình cảm.

Trật tự ấy thoạt đầu sẽ ít nhiều khiến ta ngạc nhiên. Nhưng nếu ta là cư dân ở đây lâu năm, ắt sẽ hiểu rằng họ đã đủ ấm để cần thêm một chút khoái cảm giá buốt được thêm vào từ những ly kem hay những ly chè ngọt phủ nước đá xay dưới những mái quán nhỏ của khu phố mang vẻ đẹp mộc mạc mà huê tình.

Đặc sản Khánh Hòa có gì ngon ngoài nem nướng, yến sào?

Ngoài nem nướng, yến sào, khi tới du lịch Khánh Hòa, du khách không nên bỏ qua những món như bún cá sứa, bánh tráng xoài, xôi cá cơm kho.

Yến sào

Yến sào là một sản vật quý giá từ thiên nhiên, được mệnh danh "Đệ nhất bát trân ngự thiện". Các vua nhà Nguyễn đã xem yến sào là tài nguyên quốc gia.

Yến sào Khánh Hòa được khai thác trực tiếp từ các đảo yến thiên nhiên trong vùng biển Khánh Hòa do phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Germani tạo nên. Phân loài này cho tổ chất lượng cao hàng đầu thế giới, tạo nên loại đặc sản giá trị mang đậm bản sắc quê hương Khánh Hòa.

Yến sào là đặc sản giá trị của Khánh Hòa ̣̣̣(Ảnh: Hoa Anh Vũ)

Ghé làng nghề 200 tuổi, khách tự tay tráng bánh, làm đặc sản nức tiếng Cần Thơ

Không chỉ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành địa điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách khi đến xứ Tây Đô.

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia, 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng là địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị, thu hút đông đảo du khách ghé thăm khi du lịch Cần Thơ