18 thg 11, 2022

Những cái mới ở chùa Peam Buôl Thmây

Chùa Khmer Peam Buôl Thmây được xây dựng vào năm 1964, nằm đoạn cuối của sông Maspéro giao nhau với kênh Cái Quanh, một con sông mà hàng ngàn người hâm mộ đua ghe ngo đều biết đến bởi đây là “Sông trường” mỗi mùa Lễ hội Ooc Om Bok đua ghe ngo. Từ đó, ngôi chùa Khmer Peam Buôl Thmây được gắn liền với sông Maspéro và được nhiều du khách đến với Sóc Trăng quan tâm.

“Bảo tàng tự nguyện” trong khuôn viên chùa.

17 thg 11, 2022

Thánh đường Hồi giáo- kiến trúc độc đáo và tráng lệ

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh)

16 thg 11, 2022

Vũ điệu da dá của người Cơ Tu trong thời kỳ hội nhập

Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Thanh niên nam nữ người Cơ Tu cùng uyển chuyển trong vũ điệu tân tung – da dá

Những thanh đá chuyên chở tâm hồn của người Raglay

Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.

Nghệ sĩ Bo Bo Hùng (dân tộc Raglay) biểu diễn đàn đá

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn

Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.

Qua công tác truyền dạy, lớp trẻ Raglai dần có đam mê với đàn đá.

Kiến trúc, điêu khắc độc đáo của ngôi đền cổ "thượng miếu hạ mộ"

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến (Nam Đàn) là một công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

Thăm Cột dây thép

Trải qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian, Cột dây thép ở ấp Long Thuận, xã Long Điền A (huyện Chợ Mới) vẫn như “Ánh hào quang trên dòng sông Tiền”, ghi dấu cho một tổ chức Đảng đầu tiên ra đời ở An Giang.

15 thg 11, 2022

Bánh tu hú - món ăn dân dã gợi ký ức tuổi thơ của người dân Hà Tĩnh

Bánh tu hú - tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.

Gia đình bà Lê Thị Tịnh (TDP Xuân Hòa - thị trấn Lộc Hà) đã có hơn 5 năm làm bánh tu hú. Bà Tịnh chia sẻ: “Ngày chúng tôi còn nhỏ, ông bà, cha mẹ vẫn thường làm món bánh này để ăn, nhất là mùa đông. Giờ không còn mấy ai làm nữa nhưng gia đình tôi vẫn muốn lưu giữ ký ức ngày xưa, cũng là một nghề để kiếm sống".

Bánh tráng ở ngọn Câu Quản

Trải dài theo ngọn Câu Quản (ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh - từng vang bóng một thời tồn tại theo năm tháng.

Làng nghề hình thành vào khoảng năm 1952, được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận vào năm 2007. Khi ấy, những vỉ bánh tráng được phơi đầy từ đầu ngọn đến cuối ngọn Câu Quản. Người trẻ nối tiếp người già, cùng rộn rã bên bếp lửa ấm cúng.

Đi “chợ ma” Tha La

Người dân địa phương gọi chợ với cái tên rất “rùng rợn”: "Chợ ma”, bởi khu chợ này chỉ nhóm họp vào khoảng từ 3 đến 5-6 giờ sáng. Ở chợ, người mua, người bán chủ yếu các loại cá sông, cá đồng, tôm, cua…, mà không có bất kỳ loại sản phẩm nào khác.

Từ lâu, chợ cá Tha La (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) đã nổi tiếng ở vùng biên giới An Giang. Khu chợ tọa lạc ở một đoạn đường ngắn dưới cầu Tha La, do các ngư dân địa phương tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm, nên được gọi vui là “chợ ma” hay “chợ âm phủ”...