7 thg 11, 2022

70 năm lũ lịch sử Nhâm Thìn

Năm nay vừa đúng 70 năm, trận lũ lịch sử năm Nhâm Thìn (1952). Rất may là 70 năm đã không có lần nào lặp lại. Tuy vậy cũng cần xem xét kỹ lại trận lụt này, để dự phòng trên con đường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh.

Sông Vàm Cỏ Đông hôm nay (từ bến Cây Ổi).

Tư liệu thành văn trận lũ 1952 viết ở hầu hết các sách sử về Tây Ninh, nhưng được mô tả khá kỹ lưỡng là ở trong sách du khảo “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh. Tác giả viết sách này vào năm 1972 nhưng ký ức về trận lũ qua 20 năm vẫn còn đọng lại khá sâu đậm trong những người Tây Ninh từng chứng kiến. Chỉ đáng tiếc là mô tả của Huỳnh Minh chủ yếu ở khu vực nay là thành phố Tây Ninh. Và một vấn đề khác nữa cũng cần minh định lại, đó là thời gian (ngày tháng) diễn ra trận lũ Nhâm Thìn.

Dấu ấn Ni trưởng Huỳnh Liên trong Phật giáo khất sĩ ở Trảng Bàng

Ni trưởng Tạng Liên tiếp nhận phần đất, đến năm 1960, Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ra thành lập tịnh xá trên mảnh đất nay thuộc khu phố Gia Huỳnh, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng.

Bàn thờ Ni trưởng Huỳnh Liên tại tịnh xá Ngọc Trảng.

Từ năm 1947 đến năm 1954, đoàn du tăng khất sĩ đầu tiên- do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, thâu nhận tăng, ni xuất gia nhập đạo. Mỗi đoàn du tăng hoặc ni được thành lập với số lượng trên 20 vị, chia nhau đi hành đạo ở khắp các vùng Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định và các tỉnh khu vực miền Đông, miền Tây Nam bộ.

Xóm Bàu Bắc- địa bàn cư trú lâu đời của người Chăm Tây Ninh

Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

Làng Chăm Bàu Bắc

Bàu Bắc là tên cái xóm cũ thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, nay là khu vực liên thông giữa hai ấp Tân Trung A và Tân Trung B, nằm ven trục tỉnh lộ 785. Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

Chuyện về 3 sắc phong thần của làng Bình Lập

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.

1. Hiện nay, cùng với các cơ sở tín ngưỡng dân gian, các sắc phong thần đã trở thành di sản văn hóa quý báu của địa phương, được người dân gìn giữ, bảo quản trong các ngôi đình. Ở Long An, đình Bình Lập (phường 3, TP.Tân An) hiện còn lưu giữ 3 sắc phong thần mà vua Tự Đức ban tặng cho làng Bình Lập.

Đình Bình Lập - nơi lưu giữ 3 đạo sắc phong thần của làng Bình Lập

6 thg 11, 2022

Khám phá đình Thới Sơn, điểm du lịch tâm linh độc đáo của huyện Tịnh Biên

Tọa lạc tại ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đình Thới Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong và ngoài địa phương. Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12/8 (âm lịch) có rất đông tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, người dân, du khách đến tham quan, cúng bái...

Đình Thới Sơn do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên- người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cùng với những tín đồ xây dựng vào năm 1851. Ban đầu, đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1956, đình được người dân dựng lại, với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói.

Hoàng hôn trên đỉnh Ba Thê

Thời khắc ấy, dường như mọi muộn phiền tan biến. Chỉ còn lại tâm tình thoáng đãng, hòa quyện vào mênh mang đất trời. Thời khắc ấy cũng minh chứng rằng, hoàng hôn không hẳn buồn, không phải là kết thúc!

Trên đỉnh núi Ba Thê hay còn gọi là núi Vọng Thê, Hoa Thê Sơn (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) có ngôi chùa nhỏ mang tên Sơn Tiên. Từ cái tên đến khung cảnh nơi đây đều toát lên vẻ thoát tục, an nhiên.

Hai dòng Vàm Cỏ của Long An

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam bộ không có dòng Cửu Long chảy qua. Tuy nhiên, Long An có 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An.

1. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thường bị nhầm lẫn là 2 nhánh của sông Vàm Cỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là 2 dòng sông hoàn toàn khác nhau, hòa làm một trước khi đổ ra biển. Cả 2 dòng Vàm Cỏ đều bắt nguồn từ Campuchia. Nếu Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện vùng thượng: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước trở thành Vàm Cỏ thì Vàm Cỏ Tây lại qua vùng Đồng Tháp Mười với các huyện, thành phố: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ rồi nhập vào sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa biển Soài Rạp.

Sông Vàm Cỏ Tây "ấp ôm" TP. Tân An (Ảnh: Phan Thư)

Đồng chí Võ Văn Ngân - Người con ưu tú của quê hương Long An

Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902 tại làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống phong kiến áp bức và thực dân Pháp xâm lược. Gia đình đồng chí Võ Văn Ngân là một trong những gia đình có truyền thống yêu nước ở địa phương. Đồng chí và những người anh em họ Võ là cánh chim đầu đàn của vùng đất Đức Hòa trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Võ Văn Ngân (Ảnh TL)

3 thg 11, 2022

Ấn Độ giáo trên đất Long An

Ấn Độ giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo lớn thứ 3 trên thế giới, nhiều học giả tin rằng tôn giáo này có niên đại khoảng 4.000 năm, là tôn giáo lâu đời nhất. Ấn Độ giáo du nhập vào các tỉnh Nam bộ (trong đó có Long An) từ những năm đầu Công nguyên, thông qua quá trình thông thương buôn bán của các thương nhân ở các thị cảng của Vương quốc Phù Nam và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật được tìm thấy trong quá trình khai quật tại Long An đã chứng minh điều đó.

Những bức tượng thần Vishnu tại bảo tàng

Trong tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, có 3 vị thần tiêu biểu là Vishnu, Brahma và Shiva, hợp thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó, thần Vishnu có đầy đủ sự uy phong, là vị thần tử tế, ít gây khiếp sợ và được thờ cúng rộng rãi nhất. Bảo tàng - Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến Ấn Độ giáo, tiêu biểu có các pho tượng thần Vishnu.

Lễ hội Katê của người Chăm

Người Chăm khắp nơi đổ về di tích tháp Pô Sah Inư ở TP Phan Thiết dự lễ hội Katê, ngày 25/10.


Hàng năm, cứ đến ngày đầu tháng 7 Chăm lịch, người Chăm khắp tỉnh Bình Thuận lại đổ về di tích tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, TP Phan Thiết tham dự lễ hội Katê, nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời ở địa phương.

Từ 7h30, đoàn người hòa mình vào nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội là cuộc rước y trang Mẹ xứ sở (nữ thần Pô Sah Inư) từ chân đồi Bà Nài lên đền tháp để hành lễ. Nam thanh, nữ tú, người trẻ, người già... ai cũng mặc bộ trang phục truyền thống để dự hội.