6 thg 10, 2022
Khu du lịch Điền Lan Thôn Trang – Điểm đến hấp dẫn ở Tiền Giang
Những ai có thú đam mê lan thì hãy đi du lịch Tiền Giang ghé thăm Điền Lan Thôn Trang. Đến đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp của đủ các giống (loài) hoa lan và có dịp chiêm ngưỡng nghệ thuật của nhiều nghệ nhân trồng lan trong không gian quy mô rộng lớn, hệ thống phòng thí nghiệm nuôi, cấy mô và vườn ươm cây con hiện đại…Ngoài ra đây còn là khu du lịch sinh thái theo phong cách Homestay miệt vườn vô cùng đặc biệt kết hợp giữa lưu trú, với vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… mang đậm văn hóa của người dân vùng sông nước miền Tây.
Tổ đình Hội Tôn tỉnh Bến Tre
Mặt tiền Tổ đình Hội Tôn hiện nay.
Tổ đình Hội Tôn hiện tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổ đình do Hòa thượng Long Thiền (người Quảng Ngãi) khai sơn tạo tự năm 1740 (Canh Thìn) với tên gọi là Hội Tông Tự. Đến đời vua Thiệu Trị do kỵ húy vua nên Tổ đình đổi tên thành Hội Tôn Tự.
Đây là ngôi chùa xưa nhất tỉnh Bến Tre thành lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, ngôi chùa có giá trị lịch sử – văn hóa đối với Phật giáo tỉnh Bến Tre và ở khu vực Tây Nam bộ.
Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế
Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.
Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.
Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.
Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.
Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.
5 thg 10, 2022
Cánh đồng hoa Thiên Anh tuyệt đẹp ở An Giang
Cánh đồng hoa Thiên Anh là điểm đến mới toanh ở An Giang, được các bạn trẻ check in nhiệt tình nhờ không gian rộng lớn và nhiều góc chụp khác nhau. Giữa mảnh đất miền Tây sông nước, sự xuất hiện của vườn hoa rực rỡ sắc màu cộng với những tiểu cảnh được sắp xếp hài hòa khiến cho nơi đây trở thành “thiên đường” sống ảo cho du khách gần xa.
Độc đáo ếch nấu lồ ô của người Giẻ Triêng
Theo dấu chân thanh niên tình nguyện hè, tôi đến với xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi. Và giữa núi rừng, tôi được chiêu đãi món ếch nấu lồ ô – một trong những món ăn độc đáo của người Giẻ Triêng ở vùng đất này. Với nguồn nguyên vật liệu mộc mạc, dân dã kết hợp sự chế biến khéo léo theo cách của người Giẻ Triêng, tạo nên một món ăn riêng biệt, thấm đậm hương vị núi rừng.
Bò leo núi An Giang
Thực khách thường nghĩ món bò leo núi được chế biến từ thịt bò nuôi trên núi, nhưng hóa ra không phải vậy.
"Tôi và bạn chạy xe từ TP HCM về đến Tân Châu (An Giang) thì trời mưa lớn, hai đứa ghé đại một quán ăn trên đường và gọi bò leo núi. Tôi tưởng đó là loại thịt bò nuôi kiểu chạy bộ nhưng không phải", anh Gia Nghĩa, một thực khách, kể về lần đầu thưởng thức đặc sản An Giang.
Bò leo núi là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia, được người dân vùng đất Tân Châu học hỏi và biến tấu theo công thức riêng. Nguyên liệu chính của món ăn gồm thịt bò thái miếng dày, sau đó tẩm ướp với gia vị truyền thống. Thực khách có thể ăn cùng các loại rau củ theo mùa và không thể thiếu trứng gà. Trứng gà tươi đập sẵn ở chính giữa đĩa thịt, khi ăn khách tự khuấy đều để làm mềm thịt bò, và tăng thêm vị ngậy.
"Tôi và bạn chạy xe từ TP HCM về đến Tân Châu (An Giang) thì trời mưa lớn, hai đứa ghé đại một quán ăn trên đường và gọi bò leo núi. Tôi tưởng đó là loại thịt bò nuôi kiểu chạy bộ nhưng không phải", anh Gia Nghĩa, một thực khách, kể về lần đầu thưởng thức đặc sản An Giang.
Bò leo núi là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia, được người dân vùng đất Tân Châu học hỏi và biến tấu theo công thức riêng. Nguyên liệu chính của món ăn gồm thịt bò thái miếng dày, sau đó tẩm ướp với gia vị truyền thống. Thực khách có thể ăn cùng các loại rau củ theo mùa và không thể thiếu trứng gà. Trứng gà tươi đập sẵn ở chính giữa đĩa thịt, khi ăn khách tự khuấy đều để làm mềm thịt bò, và tăng thêm vị ngậy.
Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”
Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.
Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo
Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.
Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.
Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".
Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.
Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.
Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".
4 thg 10, 2022
Bình Ngọc - nét hoang sơ nơi địa đầu tổ quốc
Bình Ngọc có biển, có núi, văn hóa - ẩm thực phong phú, chỉ cách trung tâm Móng Cái 10 km.
Khu di tích lịch sử mẹ Tơm
Bộ đồ nghề cắt tóc cùng những hũ sành dùng đựng gạo nuôi nhà thơ Tố Hữu và cán bộ tiền khởi nghĩa hiện còn lưu giữ ở Khu di tích lịch sử mẹ Tơm.
Di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm nằm trên đường liên thôn ở làng Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Hiện dấu tích căn nhà tranh vách đất năm xưa không còn, mà được thay bằng ngôi nhà ngói ba gian khang trang trong khuôn viên rộng khoảng 500 m² với vườn cây rợp bóng mát. Theo chính quyền địa phương, hàng năm khu lưu niệm thu hút rất đông người dân, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá và du khách thập phương đến tham quan.
Nhà thờ 122 năm tuổi ở Ninh Thuận
Nhà thờ Tấn Tài là một trong những ngôi thánh đường cổ, được xây dựng vào năm 1900 ở TP Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Trải qua gần 122 năm xây dựng, ngôi thánh đường cổ kính này vẫn giữ được vẻ uy nghi, với lối kiến trúc độc đáo trên toàn cõi Đông Dương.
Nhà thờ Cha Cố nổi tiếng cả vùng
Trong tiết trời se lạnh của mùa Noel 2021, chúng tôi tìm về xứ đạo Công giáo Tấn Tài, ở phường Tấn Tài, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Nhà thờ Cha Cố nổi tiếng cả vùng
Trong tiết trời se lạnh của mùa Noel 2021, chúng tôi tìm về xứ đạo Công giáo Tấn Tài, ở phường Tấn Tài, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)