23 thg 10, 2019

Chùa Một Cột hơn trăm tuổi ở Biên Hòa

Xây dựng từ thế kỷ 18, chánh điện chùa Bửu Sơn chỉ có một cột chịu lực ở chính giữa. 

Chùa Bửu Sơn (phường Hòa Bình, TP Biên Hòa) ban đầu chỉ dựng bằng vách tre, cột gỗ. Chánh điện chùa diện tích khoảng 100, nóc hình bát giác. Theo nhà chùa, bát giác tượng trưng cho tám con đường giải thoát khỏi khổ đau trong giáo lý Nhà Phật. 

Dinh Cậu hơn 300 năm tuổi ở Phú Quốc

Điểm đến linh thiêng bậc nhất đảo ngọc gắn liền với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền. 

Dinh Cậu là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá. 

Tiệm bánh mì dân tổ đầu tiên ở Sài Gòn

Những ổ bánh giòn rụm được đơm thêm nhân từ 8 loại nguyên liệu khác nhau có giá 28.000 đồng.
Trên bếp lửa liu riu, chị Ngọc Hà lần lượt cho nguyên liệu vào chảo rồi trộn đều tay. Mùi thơm lan toả khắp một góc phòng. Các loại nguyên liệu sau khoảng 20 phút bắt đầu quện thành hỗn hợp nhân của ổ bánh mì dân tổ vừa "làm mưa làm gió" ở Sài Gòn trong thời gian qua.

"Thơm và béo quá", Bảo Vi (sống ở quận 1) thốt lên sau khi cắn miếng bánh đầu tiên. Theo cô, hương vị của bánh mì dân tổ hoàn toàn khác với bánh mì có nhân ở Sài Gòn. "Nhân được trộn lại với nhau hài hoà đã là một khác biệt", Vi nói và cho biết, giá cả có phần cao so với mặt bằng chung nhưng chất lượng vẫn có thể chấp nhận được.

Nhân bánh mì được đảo trên bếp. Ảnh: Di Vỹ. 

Săn mây mùa thu Đà Lạt

Với những ai mê Đà Lạt, mùa để ngắm cả thành phố chìm đắm trong mây chẳng phải chỉ có tháng 4 hay tháng 6 mà ngay giữa mùa thu này.


“Hay là về Đà Lạt với anh em nhé. Anh sẽ kể cho em nghe trong những đêm lạnh giá. Giữa bao la đại ngàn, một chiếc lều nhỏ thắp lên đống lửa. Mình thì thầm với nhau những câu chuyện chưa kể. Trên đầu là bầu trời đày sao. Cứ thế chúng ta bị bao vây bởi những áng mây kỳ bí và ánh sáng diệu kỳ…" là lời mời gọi khiến bất kì ai cũng xiêu lòng về một mùa mây Đà Lạt.

21 thg 10, 2019

Đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương

Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương (Thừa Thiên - Huế) đang là loại hình thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Điều đặc biệt của thú vui thưởng ngoạn này là du khách không những thoả sức ngắm nhìn các địa danh nổi tiếng đất Cố đô mà còn đắm mình trong những giai điệu mượt mà của ca Huế. 

Xưa kia, thuyền rồng thường dành riêng cho vua đi lại trên sông nước. Nay thuyền đã trở thành phương tiện độc đáo phục vụ du khách tham quan các thắng cảnh nổi tiếng ở Huế, như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng vua Khải Định, lăng Minh Mạng... Giá vé từ 100–700 nghìn đồng/người tùy thời gian và thêm các dịch vụ khác.


Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương được khách du lịch đánh giá là loại hình văn hoá trải nghiệm vô cùng thú vị và đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách có thể ngắm toàn cảnh dòng sông đậm chất thơ này khi xuôi theo dòng sông Hương đến viếng cảnh chùa Thiên Mụ hay đến thăm hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn.

Giếng cổ ngàn năm: di sản “có một không hai” hút khách ở Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị đang chú trọng tôn tạo, phục hồi hệ thống giếng cổ thời Chăm để quảng bá, giới thiệu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. 

Hệ thống giếng cổ ngàn năm được xem là di sản “có một không hai” thuộc xã Gio An, miền tây huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - nơi có nhiều lợi thế phát triển du lịch cộng đồng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo. 

Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng biến hệ thống giếng cổ ngàn năm trở thành điểm du lịch hấp dẫn. 

Thời gian vừa qua, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm về Gio An và thực sự bị cuốn hút bởi vẻ đẹp các điểm du lịch.

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn

Bánh xèo mực là món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, bánh xèo mực ở Quy Nhơn lại mang một nét rất riêng của người dân xứ Nẫu.


Tùy vào khẩu vị, cách chế biến bánh xèo mực có thể khác nhau nhưng điểm chung là khi ăn, mực phải giòn, ngọt và có độ dai. Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này nằm ở sự tươi ngon của những con mực.

Anh Ngô Anh Tuấn, chủ quán Bánh xèo mực Bà Tư ở đường Xuân Diệu cho biết, bí quyết để chọn mực ngon là thịt mực cứng, da sáng và lớp áo không rách, khi chế biến phải rửa sạch lấy túi và xương mực ra.

Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bạc được đính nhiều nhất trên áo phụ nữ Dao đỏ 

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí trang phục. Trong đó, phải kể đến những trang sức bạc quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Không chỉ thể hiện nếp sống sinh hoạt thường ngày, bộ trang phục truyền thống còn thể hiện đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Một bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ bao gồm: áo dài, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu, dây lưng... 

Độc đáo nghề đúc nồi ở Cải Viên

Từ nhiều năm nay, người dân xóm Tà Pjẩu, xã Cải Viên (Hà Quảng) duy trì nghề truyền thống độc đáo đó là đúc nồi nhôm thủ công. Từ đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ ở Tà Pjẩu đã tận dụng phế liệu nhôm, đúc thành những chiếc nồi với nhiều kích cỡ khác nhau làm đồ dùng phục vụ gia đình. 

Ông Doòng tạo hình cho chiếc nồi nhôm. 

Ông Lương Văn Doòng năm nay đã gần 70 tuổi, là một trong những thợ đúc nồi ở xóm Tà Pjẩu cho biết: Từ nhỏ tôi đã phụ việc cho bố làm nồi nên biết làm nghề này khá sớm. Học làm nồi không khó nhưng phải thực sự đam mê, còn nếu chỉ nhìn cho biết cách làm thì không thể làm được chiếc nồi hoàn chỉnh. Với người học nhanh thì từ 1 - 2 năm mới có thể làm được. Làm nghề này không như các nghề thủ công truyền thống khác, mọi dụng cụ làm đều thô sơ, không có khuôn mẫu sẵn mà chiếc nồi đẹp hay xấu, tròn, méo và có bền hay không đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của mỗi người. Do làm đẹp và dùng được lâu nên nồi do tôi làm ra đến đâu bán hết đến đó. Bây giờ, có người đặt thì tôi mới làm và chỉ làm vào mùa đông (vì mùa hè nóng), nếu ai muốn học nghề thì tôi luôn sẵn sàng giúp.