8 thg 5, 2018

Chợ hải sản di động bên bờ biển Quảng Nam

Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 15 km, chợ hải sản Tam Tiến (huyện Núi Thành) chỉ họp mỗi khi vào vụ cá Nam. 

Vụ cá Nam được tính từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, nhưng đối với ngư dân, mùa cá Nam chỉ thực sự khởi động khi có gió Tây Nam thổi về và chấm dứt khi có gió bấc.
Chợ cá Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành, Quảng Nam - một chợ cá lớn hoạt động ngay trên bãi biển làng. Chợ là nơi cung cấp các loại hải sản cho chợ đầu mối khu vực Tam Kỳ và nam Quảng Nam. 

Công viên Lê Văn Tám - nghĩa trang của người giàu Sài Gòn xưa

Từng là nghĩa trang dành cho lính Pháp, sau đó là của giới thượng lưu, đến năm 1983 nơi đây trở thành công viên Lê Văn Tám ở trung tâm TP HCM như ngày nay.

Khu vực nội đô TP HCM trước đây có rất nhiều nghĩa trang với hàng trăm nghìn ngôi mộ. Đa số chúng được xây dựng vào khoảng cuối cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài Gòn - Gia Định còn rất nhỏ. Sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc nên chính quyền phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường".

Trong số những nghĩa trang, nổi tiếng và lâu đời nhất là Mạc Đĩnh Chi - nay là công viên Lê Văn Tám. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm ở trung tâm quận 1.

Cổng chính nghĩa trang trên đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ) lúc vừa được người Pháp xây dựng ở vị trí công viên Lê Văn Tám ngày nay. Ảnh tư liệu 

Hai công viên ở trung tâm Sài Gòn từng là nghĩa trang lớn

Công viên Lê Thị Riêng và Lê Văn Tám trước năm 1975 là nghĩa trang lớn, một dành cho giới thượng lưu, một là nơi chôn cất tầng lớp bình dân.

Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP HCM) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm. 

7 thg 5, 2018

Hồn đá và con cháu lão Tôn

Vị sư già chơi với khỉ. 

Ở núi Kỳ Vân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ven bờ biển, có một ngọn núi. Núi có nhiều viên đá kỳ dị tuyệt mỹ. Trên núi có “Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên”. Ở đó có chừng 200 con khỉ sống hoang dã và thân thiện. Người ta ít để ý đến tên chính của Thiền viện, mà cứ gọi khu tu tập giữa danh thắng ấy là “chùa Khỉ”.

Ghi ở vùng cỏ bàng và sếu đầu đỏ

Ngày 19.10.2004, một dự án lạ lùng: Bảo tồn cỏ đã ra đời tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương (nay là huyện Giang Thành), tỉnh Kiên Giang. Phạm vi dự án là đồng cỏ bàng tập trung ở ba ấp là Trà Phọt, Kinh Mới và Trần Thệ. 

Sếu đầu đỏ ở Phú Mỹ. 

Xưa kia, cỏ bàng (Lepironia articulata) mọc bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những cánh đồng đất càng nhiễm phèn nặng, lúa cấy xuống là chết cháy thì cỏ bàng lại càng ngạo nghễ vươn lên, tốt tươi. Cũng tự bao đời, người Khmer nơi đây biết nhổ cỏ bàng về phơi khô, đập dập rồi đan cà ròn, đệm, chiếu, giỏ, nón... phục vụ cuộc sống hàng ngày. Cỏ bàng cho thu hoạch quanh năm, nhưng rộ nhất là vào mùa nước nổi, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Người dân ra đồng nhổ cỏ bàng mang về phơi khô, giã dập rồi tích trữ để đan quanh năm. Hình ảnh nên thơ đó đã được nhạc sĩ Ngô Huỳnh khắc họa trong bài hát “Con kênh xanh xanh” (1949) với những câu luyến nhớ: “Chiến khu bừng vui ấm bao lòng dân quê tôi/ Tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng lòng tôi”.

Từ xóm Mồ Côi, mơ về làng du lịch

Cuối con đường K20, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn là một xóm nhỏ nằm tách biệt với phố xá, yên ả cuộn tròn theo dòng nước sông Cổ Cò. 

Đó chính là xóm Đồng, tên xóm gắn với những câu thơ do một người trong xóm đặt ra mà người già, trẻ con của xóm đều thuộc lòng: “… Trải bao năm tháng hào hùng/ Ngọn đèn đỏ tắt đi cùng chiến công/ Người chăm sóc ngọn đuốc là ông/ Huỳnh Trưng xóm nhỏ - xóm Đồng năm xưa”. 


Đường vào khu căn cứ cách mạng K20 được trải nhựa khang trang, sạch đẹp đến tận cuối xóm. Ảnh: Q.T 

San hô hóa thạch hình bông hồng ở đảo Lý Sơn

"Nghĩa địa san hô" hóa thạch niên đại 6.000 năm ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được cho là độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà trên cả phạm vi thế giới. 

Sau nhiều tháng khảo sát, cuối tháng 1/2018, nhóm chuyên gia thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố kết quả nghiên cứu về di sản cổ sinh độc đáo - "Nghĩa địa" san hô hóa thạch hình cối xay gần khu vực thắng cảnh Hang Cau ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn). 

Cụm đá san hô hóa thạch xoắn ốc hệt như một cối xay bên bờ biển đảo Lý Sơn.Tiến sĩ Ngô Quang Toàn, Tổng hội Địa chất Việt Nam, cho hay bãi san hô hóa thạch này có giá trị độc đáo. "Tôi chưa từng tìm thấy ở vùng biển nào ở Việt Nam và trên thế giới cũng chưa từng thấy dạng san hô hóa thạch như thế này", ông cho biết. 

Nhiều cụm đá san hô hóa thạch hình cối xay đủ mọi kích cỡ trải rộng trên diện tích 20.000 m2 ven biển. 

Qua đo đạc, các chuyên gia xác định kích thước mỗi khối đá có đường kính từ 2 m trở lên nằm dọc theo bờ biển từ khu vực vách đá Hang Cau về hướng Đông ngọn đèn Hải đăng đảo Lý Sơn. 

Khối san hô hóa thạch có nhiều hoa văn dạng vòng xuyến tuyệt tác. Các chuyên gia nhận định, những khối hóa thạch này có niên đại từ 5.000 đến 6.000 năm trước. Di sản địa chất có giá trị du lịch và phục vụ nghiên cứu khoa học. 

Loài muống biển nở hoa trên khối san hô hóa thạch tạo cảnh quan thơ mộng cho bờ biển Lý Sơn. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nam, Viện Địa chất khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết lần đầu tiên phát hiện khối san hô hóa thạch nơi đây hệt như chiếc cối xay của người dân đồng bằng Bắc bộ hay sử dụng. "Chúng tôi đã đặt tên cho chúng là san hô cối xay nhưng quan sát kỹ thì giống hoa hồng hơn", ông Nam nói. 

“Nghĩa địa san hô hóa thạch này xứng tầm di sản địa chất quốc tế. Chúng tôi tìm trên nhiều trang website về địa chất khoáng sản nhưng chưa có nơi nào có loại san hô hóa thành có hình thù tuyệt đẹp như vậy”, vị chuyên gia cho hay. 

Các chuyên gia đánh giá, di sản địa chất ở đảo Lý Sơn phong phú, hàm chứa nhiều giá trị, giờ lại phát hiện thêm “nghĩa địa san hô" hóa thạch nên hội đủ điều kiện để kiến nghị UNESCO xét công nhận là công viên địa chất toàn cầu. 

Khối san hô hóa thạch nhuốm màu rêu xanh tạo. Ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Ngãi, cho rằng việc phát hiện di sản "nghĩa địa" san hô có ý nghĩa đặc biệt về mặt khoa học. Trước mắt lãnh đạo tỉnh yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương khoanh vùng bảo vệ, ngăn chặn các hoạt động con người có thể xâm hại, trong đó tạm dừng thi công mọi công trình trong khu vực di sản địa chất này. 

Khối san hô phủ màu rêu hình cối xay nhô trên bãi cát. Quảng Ngãi đã mời các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tiếp tục nghiên cứu sâu khu vực phát hiện di sản. Địa phương này đang xúc tiến củng cố hồ sơ sớm trình UNESCO xét công nhận công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận; đồng thời tư vấn giúp tỉnh có biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị du lịch mang lại thu nhập cho người dân. 

Minh Hoàng

6 thg 5, 2018

Cận cảnh lò bầu nung gốm cổ duy nhất ở làng gốm Bát Tràng

Trước kia ở Bát Tràng - làng gốm cổ bậc nhất Việt Nam - có khoảng 20 chiếc lò bầu. Nhưng đến nay chỉ còn duy nhất một chiếc.

Làng gốm Bát Tràng nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, còn lưu giữ một chiếc lò bầu duy nhất

Du khách thích thú thăm hầm bí mật ở Đà Nẵng

Những căn hầm bí mật ở khu căn cứ cách mạng K20 đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Khu căn cứ cách mạng K20 ở khối phố Đa Mặn, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là địa bàn trọng yếu để xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng ngay trong lòng địch vào những năm chiến tranh. Ngày đó, nhà nào ở Đa Mặn cũng làm hầm để trú ẩn và nuôi giấu cán bộ cách mạng. 

Khu căn cứ cách mạng K20 Đà Nẵng được trùng tu đưa vào khai thác du lịch. 

Giờ đây, Khu K20 trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Những căn hầm bí mật ngày nào nay đang hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài.

4 thg 5, 2018

Có một Pha Luông hùng vĩ

Pha Luông kỳ vĩ. 

Pha Luông, địa danh tồn tại trong suy nghĩ của mọi người từ bao thế hệ nay, là nơi xa xôi, là nỗi ám ảnh về sự hiểm trở, gian nan, khắc nghiệt. 

Nhưng ở đó cũng là nơi kỳ vĩ nhất của thiên nhiên. Nhà thơ Quang Dũng từ viết về Pha Luông với những vần thơ đẹp: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mày súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đối với những ai đã chinh phục được đỉnh Pha Luông, đó vẫn là hành trình gian khổ để đời. Nhưng, một lần đến, một lần biết thì ai cũng yêu mến Pha Luông, cũng trào dâng muôn vàn cảm xúc và thấy Pha Luông thân thương biết bao.