9 thg 1, 2018

Những ngôi mộ cổ bề thế giữa phố phường sầm uất Hà Nội

Trong khu vực nội thành Hà Nội, những ngôi mộ cổ này hiện lên như khoảng lặng giữa lòng các khu dân cư sầm uất...

Trong khu nghĩa trang làng Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cạnh khu đô thị Linh Đàm sầm uất, có một ngôi mộ đá cổ đồ sộ với cấu trúc được các nhà nghiên cứu đánh giá là rất đặc biệt. Người dân trong vùng gọi đây là lăng Bà Chúa

Kỳ bí lăng mộ đá cổ hoành tráng giữa thành phố Thanh Hóa

Lăng Quận Mãn là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo hiếm có của thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng...

Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh bắt đầu vào vụ Tết

Người dân làng nghề thực hiện công đoạn rim (ngào) mứt. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Hàng năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, từ trung tuần tháng 11 Âm lịch, các lái buôn, chủ cơ sở bánh kẹo, mứt trong và ngoài tỉnh Quảng Trị lại tìm về làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh nằm sát Quốc lộ 1A trên địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. 

Mọi ngả đường trong làng người ra vào tấp nập, nườm nượp ôtô, xe thồ chở những bao mứt gừng cung ứng cho thị Tết Nguyên đán 2018.

'Dị' màn dội nước lạnh nhà trai ngày đón dâu ở Nghệ An

Ngay từ khi vừa bước chân vào cổng nhà gái, đoàn rước dâu họ nhà trai đã phải hứng chịu những gáo nước lạnh tới tấp.

Màn té nước được chuẩn bị sẵn trước khi nhà trai đến. Ảnh : Hữu Vi

Điều này xảy ra đúng nghĩa đen, nhưng gáo nước lạnh từ màn té nước đón tiếp họ nhà trai trong phong tục cưới người Thái ở Nghệ An thì hoàn toàn là chuyện vui.

Té nước vào đoàn nhà trai đi đón dâu đã thành lệ thường trong tục cưới người Thái. Tục lệ này dễ gặp trong đám cưới của các cộng đồng Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An).

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Chuyện về những người đào địa đạo Đám Toái

Những người trực tiếp đào nên địa đạo Đám Toái (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), từng là nơi chữa trị cho thương bệnh binh trong kháng chiến chống Mỹ, giờ chỉ còn dăm người còn sống. Tuổi cao, sức cạn... nhưng những ký ức về một thời thắp đèn dầu, đào địa đạo vẫn khắc khoải trong tâm trí của mỗi người.

Thắp đèn dầu đào địa đạo 

Trong thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), thực hiện chủ trương bảo vệ vùng tự do, chống sự xâm nhập của quân Pháp từ phía biển, du kích và nhân dân thôn Phú Quý đã đào ở đây một địa đạo để vừa làm nơi tránh pháo, tránh máy bay ném bom, vừa làm công sự chiến đấu. “Nhà nào toàn người già, thì trẻ nhỏ đi thay. Năm đó, tôi mới 15 tuổi, đứa bạn hàng xóm cũng chỉ 11 tuổi… Nhưng đứa nào cũng hăm hở đi đào địa đạo”, ông Phạm Tích, người hiếm hoi từng đào địa đạo nay vẫn còn sống, kể lại.

Ông Phạm Tích, người hiếm hoi từng đào địa đạo nay vẫn còn sống. 

Di tích địa đạo Đám Toái - Bình Châu

Đám Toái là tên một giồng đất cao ven biển thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi quân đội Mỹ gây ra vụ sát hại 66 thương bệnh binh và thầy thuốc trong một địa đạo được dùng làm trạm phẫu thuật tiền phương. 

Trong thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), thực hiện chủ trương bảo vệ vùng tự do, chống sự xâm nhập của quân Pháp từ phía biển, du kích và nhân dân địa phương đã đào ở đây một địa đạo để vừa làm nơi tránh pháo, tránh máy bay ném bom, vừa làm công sự chiến đấu. Địa đạo Đám Toái nối kết với địa đạo thôn Châu Thuận và địa đạo thôn An Hải hình thành hệ thống địa đạo liên hoàn dài gần 4km, chạy dọc theo vùng đồi thấp ven biển xã Bình Châu.


Tượng đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại địa đạo Đám Toái - Bình Châu. 

Canh chua cá lăng non

Vừa về thăm nhà sau một năm công tác xa quê, mẹ bảo: “Nằm võng nghỉ ngơi đi, lát mẹ làm món canh chua cá lăng non cho con ăn”. Ôi, cái món mà ngay từ lúc nhỏ tôi đã thích. Mẹ thiệt là tâm lý, nhưng phải nói may mắn tôi về đúng ngay mùa cá lăng.


Cá lăng theo những dòng sông đục ngầu phù sa bơi vào các kênh mương đẻ trứng và sinh trưởng. Tầm tháng 11 là mùa của chúng. Cá lăng trưởng thành to, đắt tiền, thường được các nhà hàng lùng thu mua nên rất hiếm. Trong khi cá lăng non thì được bán khá nhiều ngoài chợ quê. Đó là những chú cá có kích cỡ bằng hai, ba ngón tay người. Dù không ngon bằng cá to nhưng cũng không kém phần hấp dẫn - nhất là nấu canh chua.

Phan Thiết - Phan Rang: Bánh căn có gì khác?

Không rõ bánh căn xuất xứ như thế nào, nhưng hiện nay hầu như các trang thông tin về du lịch đều giới thiệu đây là “đặc sản” mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết và Phan Rang. Thật vậy, bánh căn có mặt ở nhiều ngã đường của hai vùng đất “hàng xóm” này. Cùng một món ăn, nhưng sự hiện diện của chúng tại các địa phương có gì khác nhau?


7 thg 1, 2018

Bộ ba lăng mộ đá cổ độc đáo ở làng ngoại ô Hà Nội

Làng Lại Yên (xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội) là nơi tọa lạc của ba lăng mộ đá cổ với những giá trị kiến trúc, mỹ thuật hiếm có của Việt Nam.

Trong ba lăng mộ đá cổ ở Lại Yên, công trình còn nguyên vẹn nhất là lăng Phạm Đôn Nghị . Công trình nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 850 m2 trồng nhiều cây xanh. Khu lăng mộ được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m