23 thg 7, 2016

Dinh Đụn- Nơi dung hòa văn hóa Chăm - Việt

Dinh Đụn còn gọi là dinh bà U Linh Sạ Nữ Vương- nữ thần Chăm, nằm tại thôn Đông, xã An Vĩnh (Lý Sơn). Đây được xem là sự bảo lưu dung hòa văn hóa Chăm- Việt trong tín ngưỡng thờ nữ thần Chămpa. Dinh Đụn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Người dân nơi đây tin rằng, dinh Đụn rất thiêng và đem lại sự bình an, may mắn cho cộng đồng làng.

Dinh Đụn được xây dựng khoảng thế kỷ 17. Đây là di tích gắn liền với thời kỳ khai phá Cù Lao Ré- Lý Sơn của các dòng họ tiền hiền ở phường An Vĩnh, An Hải. Trước đây, dinh Đụn được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá và giờ đã được xây dựng quy mô nhưng vẫn giữ được các giá trị của kiến trúc xưa.

Dinh Đụn vẫn còn giữ được nét cổ xưa. 

Sáu cửa biển Quảng Ngãi trong ca dao

Trên bờ biển Quảng Ngãi có 6 cửa biển, lần lượt từ bắc vào Nam là Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh. Cả 6 cửa biển này đều xuất hiện trong ca dao bằng hình ảnh gần gũi, thân thương, gắn bó sâu nặng với sản xuất, sinh hoạt và đời sống tình cảm của những người cần lao.

Nằm ở phía đông bắc huyện Bình Sơn (phía bắc tỉnh), cửa Sa Cần (còn có tên gọi là Thái Cần, Thế Cần, Sơn Trà), thuộc thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh và thôn Sơn Trà, xã Bình Đông là nơi sông Trà Bồng đổ ra biển. Trước cửa Sa Cần có một đảo nhỏ án ngữ là hòn Ông; phía đông bắc có các đảo và doi cát như núi Co Co (còn gọi là hòn Cổ Ngựa), có mũi Túi - mũi Đất che chắn các hướng sóng Đông và Đông Bắc. Vì vậy, cửa biển này ít bị xói lở, bồi lấp, tương đối khuất sóng gió, là nơi neo đậu rất tốt cho tàu thuyền. Sa Cần là cửa biển đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi kể từ phía bắc: Sa Cần, Châu Ổ bao xa/ Ngoài mũi Cây Quýt thiệt là Tổng Binh/ Nam Châm, Cổ Ngựa trời sinh/ Làng Gành, Mỹ Giảng ăn quanh Vũng Tàu.

Vùng cửa biển Sa Kỳ luôn nhộn nhịp cảnh mưu sinh. Ảnh: H.T 

21 thg 7, 2016

Côn Đảo: Từ 'địa ngục trần gian' thành điểm đến đẹp nhất châu Á

Côn Đảo từng là địa danh được ví như "địa ngục trần gian", cũng là một trong những hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh với thiên nhiên kỳ thú mà Côn Đảo hội tụ đầy đủ các yếu tố về cảnh quan hùng vĩ . 

Côn Đảo vừa được trang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet xếp hạng thứ 4 trong danh sách 10 điểm đến đẹp nhất châu Á cho du khách khám phá vào năm 2016. 

Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 179km, cách TP Hồ Chí Minh 230km và cách thành phố Cần Thơ 165km. Đây là một trong những hòn đảo bí ẩn và đẹp nhất thế giới với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. 

Ngọt lành cháo ếch

Thuở mười lăm, vào những buổi chiều hè nhạt nắng, tôi cùng với nhóm bạn thường vác cần ra đồng câu ếch mang về làm thức ăn trong bữa cơm gia đình. Giờ tóc đã nhuốm màu sương gió lòng chợt nhớ những tháng ngày xa ấy, nhớ món cháo ếch thơm ngon, ngọt lành.

Lũ trẻ chúng tôi thường chọn điểm câu là những ao nước um tùm lau sậy, nơi ếch thường đến tìm mồi và ẩn nấp sau khi thu hoạch vụ lúa xuân. Dụng cụ câu ếch là chiếc cần trúc nhỏ hơn ngón chân cái người lớn với chiều dài trên 2 m nối với sợi dây cước cùng chiếc vợt lưới để hứng trước khi ếch rơi trở lại ao.

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món cháo ếch 

Một thoáng Nam Bộ ở Cà Ninh

Cây dừa nước gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông, nhiều rạch và nhắc đến loại cây này người ta liên tưởng đến miền Nam màu mỡ, phù sa. Ấy vậy mà ngay tại Quảng Ngãi, vẫn có một vùng đất được phủ xanh bởi bạt ngàn dừa nước mang tên Cà Ninh, nằm ở xã Bình Phước (Bình Sơn).
Ở Cà Ninh, không ai nhớ cụ thể cây dừa nước miền Nam bén rễ trên mảnh đất này vào năm nào. Chỉ biết rằng gần cả trăm năm về trước, khi cha ông bôn ba vào Nam mưu sinh, đã mang thứ cây có tán lá xanh mướt lại có thể bén rễ trên sông nước này về đây ươm trồng dọc sông Trà Bồng để ngăn nước lũ làm sạt lở bờ sông.

Rừng dừa nước bạt ngàn được trồng dọc theo bờ sông Trà Bồng ngang qua địa phận thôn Cà Ninh, xã Bình Phước. 

Độc đáo món cua đá nướng trong ống nứa

Ngoài những món cá, ốc, tôm suối được biết đến là những đặc sản khó cưỡng lại khi lên với miền Tây Nghệ An thì còn một món ăn không thể không nhắc đến ấy là món cua đá nướng trong ống nứa.

Khác với cua đồng và cua biển, loại cua đá chủ yếu sống ở vùng rừng núi, trong các hốc đá tại các khe suối. Chúng thường ẩn mình dưới những tảng đá, nên cần nhẹ nhàng nâng tảng đá lên và tóm gọn. Theo người dân vùng cao cho biết, ban ngày cua đá thường nấp dưới các tảng đá để tránh các loài ăn thịt chúng. Về đêm, chúng rủ nhau ra khỏi hốc đá đi kiếm ăn, đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để có một giỏ đầy cua. 

Độc đáo nghề bắt cua đêm trên sông Lam

Việc bắt cua trên sông Lam bắt đầu từ chiều tối kéo dài tới 2-3 giờ sáng hôm sau và mang lại thu nhập khá cho một số hộ dân sống ven sông.

Hàng ngày, khi nước sông Lam xuống thấp, lúc trời bắt đầu tối, một số hộ dân bên sông Lam ở xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An lại lên thuyền đi bắt cua. 

Lên Đà Lạt trải nghiệm Đồi Mộng Mơ

Đồi Mộng Mơ được ví như một Đà Lạt thu nhỏ với phong cảnh ngập tràn sắc hoa rực rỡ, là sự pha trộn hài hòa giữa tuyệt tác thiên nhiên và những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. 

Tham quan Đồi Mộng Mơ, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian xanh ngút tầm mắt, với những cung đường uốn lượn mềm mại được ôm trọn bởi các thảm hoa rực rỡ sắc màu, xuất xứ từ nhiều nơi trên thế giới như: dạ yến thảo, phong lữ thảo, Pensée, thiết mộc lan, thu hải đường… Ở đó, ẩn hiện trong sương mờ ảo mỗi buổi sớm, trải dọc trên sườn đồi là hệ thống nhà nghỉ dưỡng xinh xắn mang không gian đặc trưng của xứ sở ngàn thông.

Ngoài ra, Đồi Mộng Mơ còn có những dấu ấn văn hóa lịch sử khi tái hiện hình ảnh tiểu Vạn Lý Trường Thành vắt ngang đồi, hay ngôi nhà cổ hơn 300 năm được dựng nguyên bản từ nhà rường ở Bình Định.

Khung cảnh nên thơ của Đà Lạt nhìn từ Đồi Mộng Mơ.

Chợ hải sản tấp nập trên cầu cảng ra đảo Cô Tô

Đông đúc, nhộn nhịp từ mờ sáng, hải sản tươi sống, giá rẻ, chợ cá Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh) cũng được coi là đầu mối phân phối hàng cho các tỉnh phía bắc.

Du khách đi Cô Tô, Quan Lạn thường lên tàu từ cảng Cái Rồng, được hình thành trên cầu tàu bằng bê tông dài 108 m, rộng 8 m. Đây là nơi neo đậu của tàu khai thác thủy hải sản, tàu vận chuyển hàng hoá, tàu làm dịch vụ và tàu vận tải hành khách. Nhưng Cái Rồng vẫn được nhắc đến là một cảng cá, nơi có những loài hải sản tươi sống, đặc trưng ngon nhất của vùng biển miền bắc. 

20 thg 7, 2016

Đổi gió cuối tuần ở cánh đồng lau Long An

Chỉ cách Sài Gòn chừng 20km, đồng cỏ lau huyện Đức Hòa, Long An gần đây thu hút giới trẻ ghé thăm, chụp ảnh và tìm giây phút thư thái vào những dịp cuối tuần. 

Đám cây khô trơ trọi chẳng còn lá nhưng là bối cảnh chụp hình cực đẹp - Ảnh: XUÂN LỘC 

Ngày nghỉ cuối tuần ở Sài thành, nếu những đám cỏ lau ở quận 2 không còn mới mẻ và lôi cuốn nữa, bạn có thể tìm đến đồng cỏ lau rộng lớn, tươi đẹp còn ít người biết đến ở địa phận huyện Đức Hòa, Long An.