Thị trấn Măng Đen
1 thg 8, 2014
Măng Đen, thị trấn trên cao
Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, cách thành phố Kon Tum khoảng 60km, trên Quốc lộ 24 xuôi đến Quảng Ngãi (cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 130km) về phía Đông (phiá Tây là đường 40 qua Lào, hai phiá Nam – Bắc là đường Hồ Chí Minh xuyên ngang).
Vẻ đẹp Cửa Hội
Cửa Hội (còn gọi là cửa sông Lam), ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 15km, có chung một con đường bờ biển (đường Bình Minh) chạy dài từ Cửa Lò đến điểm cuối cùng là Cửa Hội.
Chúng tôi có dịp đến Cửa Lò hai lần vào mùa du lịch và mùa đông vắng khách. Đã hai lần thuê xe điện đi hết con đường Bình Minh về hướng Cửa Hội. Thích nhất bãi biển hoang sơ, vẫn còn những rừng dương um tùm. Cuối cùng tiếc nuối quay về lại khách sạn ở Cửa Lò, cho đến lần này, quyết định chọn nơi nghỉ ở Cửa Hội, để có dịp khám phá một vùng biển hoang sơ khác của Nghệ An.
Cũng giống như Cửa Lò, Cửa Hội chỉ có một mùa du lịch hàng năm nhưng không nhộn nhịp, đông đúc, ồn ào khách du lịch như Cửa Lò. Đặc biệt, nơi này là một trong những địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đặc biệt, là nơi khách chọn các dịch vụ ăn uống nhiều hơn. Ở Cửa Hội không có nhiều khách sạn. Và chỉ có một khu bãi tắm cùng các hàng quán ăn uống. Tại đây, đặc sản tươi ngon với cách chế biến lạ miệng.
Chúng tôi có dịp đến Cửa Lò hai lần vào mùa du lịch và mùa đông vắng khách. Đã hai lần thuê xe điện đi hết con đường Bình Minh về hướng Cửa Hội. Thích nhất bãi biển hoang sơ, vẫn còn những rừng dương um tùm. Cuối cùng tiếc nuối quay về lại khách sạn ở Cửa Lò, cho đến lần này, quyết định chọn nơi nghỉ ở Cửa Hội, để có dịp khám phá một vùng biển hoang sơ khác của Nghệ An.
Cũng giống như Cửa Lò, Cửa Hội chỉ có một mùa du lịch hàng năm nhưng không nhộn nhịp, đông đúc, ồn ào khách du lịch như Cửa Lò. Đặc biệt, nơi này là một trong những địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đặc biệt, là nơi khách chọn các dịch vụ ăn uống nhiều hơn. Ở Cửa Hội không có nhiều khách sạn. Và chỉ có một khu bãi tắm cùng các hàng quán ăn uống. Tại đây, đặc sản tươi ngon với cách chế biến lạ miệng.
Săn sâu măng ở miền tây xứ Thanh
Thời gian gần đây, ngược lên các huyện phía tây Thanh Hóa như: Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh… du khách có thể được thưởng thức món ngon chế biến từ sâu măng, đặc sản của nơi này.
Nghe nói đến sâu đã ... lạnh người, huống hồ lại…ăn. Song, khi ăn một …miếng sâu đã được chế biến thì cảm nhận ban đầu đúng như người dân nơi đây nói, món đặc sản rất thơm, ngon và béo ngậy. Trong chuyến công tác vừa qua đến xứ Thanh, chúng tôi đã được đãi món ăn độc đáo này.
Ăn xong bữa cơm với các món "đặc sản sâu", chúng tôi được tham gia một chuyến đi “săn sâu". Anh Lương Văn Khương (xã Yên Khương) bạn tôi nói, mùa này sâu măng nhiều, chỗ nào có luồng là chỗ đó có sâu. Sâu càng nhiều thì luồng càng mất mùa.
Nghe nói đến sâu đã ... lạnh người, huống hồ lại…ăn. Song, khi ăn một …miếng sâu đã được chế biến thì cảm nhận ban đầu đúng như người dân nơi đây nói, món đặc sản rất thơm, ngon và béo ngậy. Trong chuyến công tác vừa qua đến xứ Thanh, chúng tôi đã được đãi món ăn độc đáo này.
Ăn xong bữa cơm với các món "đặc sản sâu", chúng tôi được tham gia một chuyến đi “săn sâu". Anh Lương Văn Khương (xã Yên Khương) bạn tôi nói, mùa này sâu măng nhiều, chỗ nào có luồng là chỗ đó có sâu. Sâu càng nhiều thì luồng càng mất mùa.
Theo dân địa phương đi bắt sâu măng
31 thg 7, 2014
Một ngày ở hồ Đại Lải
Từ thủ đô, chúng tôi đi xe máy, theo con đường cao tốc Thăng Long Nội Bài, qua những cánh đồng lúa bát ngát, những bãi ngô trải dài dọc con sông Hồng ngầu đỏ phù sa… đến Hồ Đại Lải.
Đại Lải là hồ nhân tạo, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Xưa kia, vùng này là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa các gò đồi hình bát úp nối tiếp nhau: Phía Bắc là dãy Tam Đảo, phía Nam là núi Thằn Lằn, đèo Nhe, núi Mỏ Quạ…Để có nước phục vụ tưới tiêu trong vùng, hồ Đại Lải được khởi công đào. Nhờ bàn tay con người, từ vùng đồi núi trọc hoang vu, Đại Lải trở thành một khu du lịch nổi tiếng...
Cả không gian bao la một màu xanh với các triền đồi mướt mát cây cối: bạch đàn, thông, nhãn rừng, keo lá tràm và hàng trăm lòai thực vật khác. Con đường nhỏ bê tông bao bọc quanh hồ luôn mát mẻ bởi những hàng cọ, thiên tuế, những bụi trúc rậm rạp. Giữa chập chùng đồi núi và rừng cây là hồ Đại Lải mênh mông, như giải lụa bạc lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa các quả đồi. Hàng lọat biệt thự được xây cất với lối kiến trúc độc đáo và thơ mộng, nằm rải rác ven các sườn đồi, bao bọc quanh hồ.
Đại Lải là hồ nhân tạo, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Xưa kia, vùng này là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa các gò đồi hình bát úp nối tiếp nhau: Phía Bắc là dãy Tam Đảo, phía Nam là núi Thằn Lằn, đèo Nhe, núi Mỏ Quạ…Để có nước phục vụ tưới tiêu trong vùng, hồ Đại Lải được khởi công đào. Nhờ bàn tay con người, từ vùng đồi núi trọc hoang vu, Đại Lải trở thành một khu du lịch nổi tiếng...
Cả không gian bao la một màu xanh với các triền đồi mướt mát cây cối: bạch đàn, thông, nhãn rừng, keo lá tràm và hàng trăm lòai thực vật khác. Con đường nhỏ bê tông bao bọc quanh hồ luôn mát mẻ bởi những hàng cọ, thiên tuế, những bụi trúc rậm rạp. Giữa chập chùng đồi núi và rừng cây là hồ Đại Lải mênh mông, như giải lụa bạc lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa các quả đồi. Hàng lọat biệt thự được xây cất với lối kiến trúc độc đáo và thơ mộng, nằm rải rác ven các sườn đồi, bao bọc quanh hồ.
Một góc hồ Đại Lải
Huế xưa trong Ngự Lãm Viên
Trong một góc nhỏ ở quận 9, có một khuôn viên độc đáo với sông Hương thơ mộng, Hoàng thành, chùa Thiên Mụ cổ kính, hay Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng... được tái tạo theo đúng kiến trúc của cố đô Huế theo tỉ lệ 1/700. Đó là Ngự Lãm Viên, công trình tâm huyết của anh Nguyễn Thanh Tùng, một người con xứ Huế xa quê.
Chỉ sống ở Huế trong 5 năm tuổi thơ nhưng vẻ đẹp của cố đô Huế đã in sâu trong tâm hồn anh Nguyễn Thanh Tùng. Ý tưởng phục dựng một cố đô Huế cổ kính mà thanh tịnh, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất từng là kinh thành của nhà Nguyễn suốt gần 4 thế kỷ đã được anh ấp ủ từ những ký ức đẹp này.
Với nguyên liệu xây dựng Ngự Lãm Viên là đá xay nhuyễn, trộn thêm xi măng để kết dính, sau 5 năm xây dựng Ngự Lãm Viên hoàn thiện vào năm 2007. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tham quan đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi có chung cảm giác cố đô Huế cổ kính như đang hiện ra trước mắt. Đó là những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát ở Ngự Lãm Viên qua việc tái hiện Hoàng thành Huế, cung Thái Hòa, Ngọ Môn, cung Trường Sanh, Lăng Tự Đức...
Chỉ sống ở Huế trong 5 năm tuổi thơ nhưng vẻ đẹp của cố đô Huế đã in sâu trong tâm hồn anh Nguyễn Thanh Tùng. Ý tưởng phục dựng một cố đô Huế cổ kính mà thanh tịnh, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất từng là kinh thành của nhà Nguyễn suốt gần 4 thế kỷ đã được anh ấp ủ từ những ký ức đẹp này.
Với nguyên liệu xây dựng Ngự Lãm Viên là đá xay nhuyễn, trộn thêm xi măng để kết dính, sau 5 năm xây dựng Ngự Lãm Viên hoàn thiện vào năm 2007. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tham quan đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi có chung cảm giác cố đô Huế cổ kính như đang hiện ra trước mắt. Đó là những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát ở Ngự Lãm Viên qua việc tái hiện Hoàng thành Huế, cung Thái Hòa, Ngọ Môn, cung Trường Sanh, Lăng Tự Đức...
Ấn tượng lớn nhất của Ngự Lãm Viên là sự tái hiện chân thực, tỉ mỉ, tinh tế các công trình trọng yếu của cố đô Huế.
Ẩm phượt sản vật Gò Công
Kể cả ngày vẫn chưa hết đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ "Khổng Tước Nguyên" không chỉ có những hạt gạo trắng thơm cùng mớ trứng gà ta to khác thường, chứa lớp lòng đỏ son đầy vun, như xưa (1788) tướng Võ Tánh dâng lên Chúa Nguyễn Ánh - tượng trưng lòng trung dũng của cư dân bản địa.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, chọn ngày đẹp trời, bạn thử rủ bạn bè cùng du ngoạn bằng xe máy, theo trục quốc lộ 30 qua Cần Giuộc, xuống Cần Đước… sang ngang sông Vàm Cỏ trên chuyến phà Mỹ Lợi, hướng mũi về bờ Gò Công Đông, mất khoảng 20 phút.
Thưởng hải sản còn lội, nơi ngã ba sông
Cách đó khoảng 4km, có một điểm dừng chân thật thoáng mát, sẵn võng nghỉ lưng miễn phí với nhiều món hải sản tươi nguyên, giá phải chăng. Đó là quán chị Tẻ, cạnh bến đò Mỹ Điền, cạnh ấp 3 Mỹ Xuân, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang. Quán nằm khuất ngoài bờ đê, cách quốc lộ khoảng 1,3km. Mốc nhận diện là cổng vào ấp văn hóa Muôn Nghiệp, cạnh trạm y tế Bình Đông. Chọn bàn sát mé sông, khách tha hồ phóng tầm mắt sang các cù lao Mỹ Xuân, Long Hựu của Cần Đước (Long An) hoặc phía Lý Nhơn, huện Cần Giờ, TP.HCM mờ xanh. Nước chảy rì rầm. Gió lao xao, khiến mấy ngọn dừa nước nhún nhảy từng chập. Thấp thoáng những chiếc ghe cào, đò máy hòa điệu nghe “tành tạch”… Chợt, những lo toan đời thường tan theo dòng nước lúc nào không hay.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, chọn ngày đẹp trời, bạn thử rủ bạn bè cùng du ngoạn bằng xe máy, theo trục quốc lộ 30 qua Cần Giuộc, xuống Cần Đước… sang ngang sông Vàm Cỏ trên chuyến phà Mỹ Lợi, hướng mũi về bờ Gò Công Đông, mất khoảng 20 phút.
Thưởng hải sản còn lội, nơi ngã ba sông
Cách đó khoảng 4km, có một điểm dừng chân thật thoáng mát, sẵn võng nghỉ lưng miễn phí với nhiều món hải sản tươi nguyên, giá phải chăng. Đó là quán chị Tẻ, cạnh bến đò Mỹ Điền, cạnh ấp 3 Mỹ Xuân, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang. Quán nằm khuất ngoài bờ đê, cách quốc lộ khoảng 1,3km. Mốc nhận diện là cổng vào ấp văn hóa Muôn Nghiệp, cạnh trạm y tế Bình Đông. Chọn bàn sát mé sông, khách tha hồ phóng tầm mắt sang các cù lao Mỹ Xuân, Long Hựu của Cần Đước (Long An) hoặc phía Lý Nhơn, huện Cần Giờ, TP.HCM mờ xanh. Nước chảy rì rầm. Gió lao xao, khiến mấy ngọn dừa nước nhún nhảy từng chập. Thấp thoáng những chiếc ghe cào, đò máy hòa điệu nghe “tành tạch”… Chợt, những lo toan đời thường tan theo dòng nước lúc nào không hay.
Cửa Soài Rạp nơi có nhiều tôm cá.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)