Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2016

Bản Thái cổ ở miền Tây xứ Nghệ

Bản Quàng, xã Châu Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) là bản Thái cổ còn nhiều nét hoang sơ với đặc trưng là những nếp nhà sàn, ché rượu cần, những điệu hát xuối, hát lăm, điệu khắc luống rộn ràng... 

Bản Quàng là nơi sinh sống của 51 hộ dân với 423 khẩu, nằm tách biệt với trung tâm xã bởi khe Nậm Cam. 

8 thg 8, 2016

Tục đốt đuốc đi rước dâu lúc nửa đêm của người Thái miền Tây Nghệ An

Chiếm khoảng 70% dân số huyện Con Cuông, đồng bào dân tộc Thái nơi đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa mang tính bản sắc, trong đó phải kể đến việc tổ chức đám cưới. 

Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, với cộng đồng Thái ở Con Cuông, cưới hỏi là việc hệ trọng trong đời nên luôn được sự quan tâm của gia đình, họ hàng, xóm giềng và bè bạn. Trong ảnh, người dân dự đám cưới của đôi trẻ: Quang Trường- Thu Minh ở xã Lục Dạ (Con Cuông). 

Tinh xảo chiếc phươn mây của người Thái

Trong gia đình của đồng bào Thái, Khơ Mú ở các huyện miền Tây Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... không thể thiếu chiếc mâm. Chiếc mâm gọi theo tiếng Thái là 'phươn', nó dùng để ăn cơm là chủ yếu, ngoài ra mâm còn được dùng để bày các đồ vật, thức vật cúng tế tổ tiên.

Bằng đôi tay khéo léo, cùng với việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, từ xa xưa, đồng bào Thái và Khơ Mú đã biết đan lên những chiếc mâm để gia đình sử dụng. 

4 thg 8, 2016

Chiếc vòng bạc giữ linh hồn đứa trẻ của người Thái

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, khi mới sinh ra, linh hồn của đứa trẻ còn chưa về nhà. Nó vẫn rong chơi, lang thang ở đâu đó. Chiếc vòng bạc sẽ chở linh hồn của bé về trong lễ đặt tên.

Trong lễ đặt tên, lần đầu tiên trong đời, bé được làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay.

Với những cộng đồng người Thái ở Nghệ An, ngày đặt tên là nghi lễ quan trong đầu đời của một đứa trẻ. Từ đó đứa trẻ có tên gọi chính thức của mình. Và cũng từ ngày này nó được “ma nhà” là tổ tiên của mình chấp nhận là thành viên của gia tộc.

4 thg 5, 2016

Đặc sắc bộ trang phục Thái cổ có một không hai ở Nghệ An

Canh cánh nỗi lo phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc mình, bà Lương Thị Lan (ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An) không quản ngại thời gian, công sức và tiền của để có bộ sưu tập trang phục Thái cổ giá trị.

Xuất phát từ thực tế trang phục dân tộc Thái đang biến đổi dần theo xu thế hiện đại, bà Lương Thị Lan quyết định sưu tầm những bộ trang phục cổ, còn giữ được nguyên bản để con cháu đời sau hiểu rõ hơn về trang phục của dân tộc mình. Sau gần 20 năm đi khắp các bản làng gần xa để tìm mua, hiện nay bà Lan đã có bộ sưu tập hàng chục chiếc gồm váy, áo, khăn... 

8 thg 3, 2016

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái

Mỗi độ xuân về, người Thái ở Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng thiêng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn

Vùng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái) là miền đất tổ của đồng bào Thái. Bà con nơi đây vẫn giữ tục xên đông - cúng rừng thiêng. Từ tập tục linh thiêng ấy đã xây dựng nên ý thức cộng đồng bảo vệ rừng.

13 thg 12, 2015

Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa

Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình... vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.

Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... 

1 thg 9, 2015

Lạ miệng món canh xổm lôm của người Thái đen

Lần này, tôi có dịp đi thực địa ở tỉnh Sơn La để tìm hiểu về ẩm thực của dân tộc Thái đen. Những món ăn của người Thái mang cái tên rất lạ tai như: pa pỉnh tộp, phắc nôm, pịa, canh bon… 

Canh xổm lôm thì có vị béo ngậy của mỡ, da bò cùng vị chua của lá vón vén 

Dù là nhiều loại nhưng vẫn mang một nét chung là bề ngoài rất giản dị, thậm chí là không bắt mắt nhưng đến khi ngồi vào mâm, thưởng thức cùng với gia chủ thì chúng thực sự kích thích vị giác , khiến ta nhớ mãi. Tôi có thể ví các món ăn ấy như những con người nơi đây tôi gặp: bề ngoài họ chất phác, bình dị nhưng bên trong lại chứa đựng nhiều điều đặc biệt. 

11 thg 3, 2015

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

10 thg 3, 2015

Lễ hội tri ân thầy mo của người Thái ở Mộc Châu

Mỗi độ hoa ban rộ nở cũng là lúc người Thái ở Bản Áng cùng nhau tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thầy mo, người mà dân bản đôi khi nhờ cậy mỗi khi có bệnh hoặc vấn đề về tâm linh. 

Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, chuyện kể rằng xưa kia người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ ơn cứu chữa, nhiều người xin được làm con nuôi của ông và rồi cứ mỗi dịp cuối năm, thường vào 29, 30 Tết, con cháu lại đến tạ ơn. 

Mùa hoa ban nở trắng sườn đồi cũng là lúc diễn ra lễ hội. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

3 thg 2, 2015

Ăn cơm với người Thái ở bản Áng



Một buổi tối ướt át, lạnh lẽo trong một chuyến đi bất ngờ đến Mộc Châu, Sơn La. Và cũng bất ngờ không kém khi chúng tôi đã có một bữa tối hoành tráng và đáng nhớ bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng.

Bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng - Ảnh: Thái Anh 

Từ bức ảnh chụp đèo Thung Khe bạn đăng trên facebook mà chúng tôi đã có một hành trình bất ngờ thú vị ở Mộc Châu, địa danh vốn đã trở nên quen thuộc đến (tưởng chừng như) nhàm chán với nhiều người. Thực ra, đi đâu không hẳn là điều quá quan trọng, vấn đề ở chỗ là bạn đi với ai!

24 thg 1, 2015

Tìm về bản Thái

Lâu nay, người ta hay nhắc đến khái niệm địa văn hóa. Nói cách khác, chính những vùng đất với khí hậu, độ cao, nguồn nước, sản vật... đã làm nên sự hấp dẫn của nết đất, tình người. Với mùa Đông, mùa rét mướt thử thách lòng người nhất trong một năm, là khi chúng ta cảm nhận rõ nhất tình người nồng ấm.

Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, ai đã đi theo con đường 6 cổ từ chợ Bờ, suối Rút men sông Đà lên với Tây Bắc, sẽ nhớ nhất những ngôi nhà sàn gỗ quý của đồng bào Thái. Trong ấy chứa đựng những ấm áp của bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái giữa nơi núi thẳm, mây ngàn.

Về lại xứ sở hoa ban, hoa đào vào những mùa rét buốt nhưng vẫn thấy mây trắng như bông, như sương hay như huyền thoại của những chiến binh trong Chương Han (sử thi dân tộc Thái) cứ lơ lửng ngang tầm mắt.

Mây chắn lối đi, mây bưng kín thung sâu, mây vương vấn nhà sàn, mây lẩn vào túi áo, mây che khuôn mặt cô gái Thái ngượng ngùng e ấp. Nhưng phải có duyên mới gặp những ngày các thiếu nữ ấy xuống những dòng suối mát gội đầu hay giặt những bộ váy áo tinh khôi như hoa rừng để đón mùa Xuân mới.


7 thg 12, 2014

Pa pỉnh tộp, món cá nướng đặc biệt của người Thái

Món cá nướng (pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng) thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. 

Cá được tẩm ướp các loại gia vị và rau thơm. 

Tiếp theo, cá được sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử bớt mùi tanh và chắc thịt. Những gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. 

30 thg 10, 2014

Mường Lay, nàng công chúa ngủ quên

Là nơi sinh sống của chín dân tộc anh em, nhưng chiếm số đông là dân tộc Thái trắng (được coi là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên), Mường Lay đang đổi thay từng ngày.

Đến Mường Lay, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. 

16 thg 10, 2014

Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn piêu được coi như vị thần bảo vệ linh hồn mỗi người phụ nữ Thái.

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa. Điều này thể hiện qua thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng đặc biệt là trang phục... Với người Thái, nét đặc trưng được biết đến nhiều hơn qua chiếc khăn piêu truyền thống. 

Khăn piêu chỉ được thêu ở hai đầu khăn với 3 loại hoa văn chính là cút piêu, sai peng và tà leo. Ảnh: toithichdoc. 

Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có tất cả 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn.

26 thg 5, 2014

Vũ điệu của núi rừng Tây Bắc

Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái. Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.

Mường So - quê hương xòe Thái

Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay) để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc.

Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản và gái mường nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu kết hợp với trống, nhị, chiêng và thanh la.

6 thg 4, 2013

Một ngày ở bản Hốc

Cảm nhận đầu tiên của du khách khi đến bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, là một không gian bình yên với tiếng suối chảy róc rách, những ngôi nhà sàn mái lá cùng các thiếu nữ Thái má ửng hồng trong trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Tôi vào bản Hốc đúng vào ngày trời nắng đẹp. Cái nắng thu vàng rực nhưng không hề chói chang. Một không khí trong lành, một cảm giác bình yên đến khác lạ trên con đường đất dẫn vào bản. Bản Hốc hiện ra với những ngôi nhà sàn mái lá mộc mạc, thấp thoáng đâu đó là vài căn nhà màu sơn tươi mới như nét chấm phá tô điểm thêm cho mảng màu trầm. Dưới vườn nhãn xanh tốt, ruộng ngô mơn mởn đang độ xuân thì là tiếng cười đùa vui vẻ của các thiếu nữ Thái má ửng hồng trong trang phục truyền thống đầy màu sắc. Các thiếu nữ Thái tay cuốc, vai gùi… khiến tôi như bị mê hoặc, đắm say bởi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên như chính mảnh đất này. 

Một góc bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

26 thg 2, 2013

Ngày xuân vui hội ném còn

Truyền thuyết của người Thái ở Mường Thanh (Điện Biên) kể rằng: Ngày xưa, nhân năm được mùa, mưa thuận gió hòa, vua Hùng đóng đô ở Phú Thọ đã mời các bộ tộc, bộ lạc về tổ chức lễ hội. Vua Hùng đã sáng chế ra trò chơi ném còn để nhân dân cùng vui chơi. Từ đó, trò chơi ném còn trở nên rất phổ biến đối với người Thái. 

Trong tất cả các lễ hội, ngày Tết của người Thái ở Tây Bắc, bên cạnh phần lễ là các nghi thức, nghi lễ thuộc về tâm linh thì phần hội không thể thiếu trò chơi ném còn. Để chuẩn bị cho ngày hội ném còn, các cô gái Thái đã chuẩn bị khâu quả còn trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thôn nữ Thái khâu bằng vải, hình trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn, hoặc hạt của cây bông. Bên ngoài còn được trang điểm bằng rua ngũ sắc trông sặc sỡ rất đẹp.

Sân ném còn được tổ chức trên khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng và dựng một cây tre dài từ 15m - 20m. Trên ngọn cột tre, ngoài lá cờ ngũ sắc phấp phới biểu hiện của hội xuân còn có một vòng tre đường kính ước khoảng hai gang tay, có quấn giấy đỏ. Vòng tròn dán giấy đỏ này coi như là tâm điểm để các đội thi nhau ném. Đội nào ném thủy tâm đó, coi như dành phần thắng. 

Sân chơi ném còn là một bãi đất trống giữa bản.

25 thg 2, 2013

Khám phá Pù Luông

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên…

Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông có diện tích 17.662 ha, hiện là khu vực rừng núi đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam với 3 kiểu rừng chính: Rừng rậm trên đất thấp, núi thấp; rừng trên núi đá vôi; các thảm thực vật măng tre nứa và cây bụi. 


Ở độ cao từ 800 - 1000m là khu vực rừng nguyên sinh, xứ sở của loài Trai Lý cổ thụ. (Ảnh: Thông Thiện)

24 thg 2, 2013

Sáo của người Thái

Trong kho tàng nhạc cụ âm nhạc các dân tộc Việt Nam, chiếc sáo (pí) từ lâu đã được biết đến là nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Thái ở Sơn La.

Theo truyện dân gian dân tộc Thái để lại, vào những đêm trăng sáng, các chàng trai, cô gái Thái tuổi 16 đến 20 thường giao lưu văn nghệ, hát giao duyên. Tan hội, chàng trai tự tìm đến nhà cô gái mà mình thích để tỏ tình thông qua tiếng pí. Chàng trai thổi đến khi nào trong nhà cô gái không ai còn thức, lúc ấy mới dùng que chọc đúng vào chỗ ngủ của cô gái, đánh thức cô gái dậy để tâm sự. Các đêm tiếp theo, chàng trai dùng chiếc pí để thổi gọi người yêu, nhiều lần nghe thành quen nên mỗi lần nghe thấy tiếng sáo, cô gái dậy mở cửa cho người yêu vào nhà và ngồi tâm sự đến sáng. Từ đó, pí trở thành nhạc cụ không thể thiếu đối với các chàng trai, cô gái Thái.

Pí của người Thái làm từ trúc, rất đa dạng về chủng loại.