Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 11, 2021

Dốc đá như 'Ai Cập cổ đại' ở Gia Lai

Dốc Vạn Long với những vách đá có hình thù đặc biệt là địa điểm ít du khách biết đến khi tới vùng đất Tây Nguyên.

Lê Thúy Huyền, sinh năm 1999, mẫu ảnh tự do cùng nhiếp ảnh gia Phạm Công Quý khi đi nghiên cứu các điểm chụp hình tại Gia Lai để khai thác, quảng bá du lịch đã thấy một dốc đá với địa hình lạ và độc đáo. Đó là dốc Vạn Long, nằm ở làng Pliết Kte, H' Bông, huyện Chư Sê. Đây là đoạn dốc mà bà con địa phương hay đi qua để lên rẫy hằng ngày.

Dốc đá Vạn Long có hình thù và màu sắc đặc biệt. Ảnh: Phạm Công Quý

13 thg 11, 2021

Khung cảnh thần tiên ở Lảo Thẩn

Biển mây trắng bồng bềnh giăng kín 4 phương khiến Anh Chiêm ngỡ như đang mơ, về thành phố cả tuần vẫn còn cảm giác lâng lâng.


Ngày 25-26/10, anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) cùng vợ và 4 người bạn có chuyến trekking, săn mây ở núi Lảo Thẩn, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Di chuyển bằng xe riêng, cả nhóm xuất phát từ 2h sáng và có mặt ở chân núi Lảo Thẩn lúc 10h. Sau khi nghỉ một tiếng, nhóm bắt đầu leo núi.

2 thg 11, 2021

4 điểm đến hoang sơ ở Quảng Ninh dịp cuối năm

Đến những ngọn núi ở Bình Liêu, Uông Bí du khách có cơ hội ngắm mùa cỏ lau trắng, check-in với đồi cỏ cháy hoặc săn mây vào sáng sớm.

Cột mốc 1927, 1300, 1305, Bình Liêu

Là huyện miền núi biên giới nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cách thành phố Hạ Long 120 km, cách Hà Nội 290 km. Từ tháng 10 đến tháng 11, cỏ lau trên các sườn đồi núi ven đường chinh phục các cột mốc sẽ bung nở trắng xóa. Càng lên cao, đường đi càng nhỏ hẹp và uốn lượn theo sống núi, sườn núi. Trong đó đặc sắc nhất là thiên đường cỏ lau ở cột mốc 1927 và con đường như "sống lưng khủng long" đến cột mốc 1305 trên đỉnh cao nhất của Quảng Ninh. Ảnh: Lena Ng/Instagram

19 thg 10, 2021

Đom đóm trong rừng Cúc Phương

Nghệ sĩ trẻ Nguyễn Hữu Thông chụp vũ điệu ánh sáng của đàn đom đóm trong màn đêm ở vườn quốc gia Cúc Phương.


Du khách không cần đi quá xa như Trung Quốc, Nhật Bản, Bulgaria, Mexico, New Zealand hay miền đông nước Mỹ để ngắm đom đóm, mà có thể đến VQG Cúc Phương. Vào mùa hè, khi mặt trời dần khuất sau những tán cây rừng và màn đêm buông xuống cũng là lúc đom đóm bắt đầu màn khiêu vũ.

Anh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), quê tại Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang là người chuyên chụp về nhịp sống vùng cao miền Bắc và dành được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Ngoài ảnh đời thường, anh còn chụp chân dung và phong cảnh. Trong nhiều bộ ảnh thiên nhiên cá nhân anh ấn tượng với bộ ảnh đom đóm đêm ở Cúc Phương.

Hương cốm Cao Bằng

Những cơn gió heo may ùa về cũng là lúc người Tày, Nùng ở Cao Bằng làm cốm, lan tỏa hương vị đồng quê như níu chân du khách.

Ngày 11/10, Blogger Hà Cương cùng các anh em đến khu nhà sàn trong khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen để quay video "Hương cốm", một sự kiện được khu sinh thái tổ chức để quảng bá du lịch, ẩm thực non nước Cao Bằng.

Tuốt hạt lúa nếp hương bằng tay.

9 thg 10, 2021

Bánh canh ngọt như chè ở miền Tây

Cách kết hợp của bún tươi, bột mì, đường thốt nốt và nước cốt dừa làm nên món ăn béo, ngọt thanh, phảng phất hương thơm nhẹ.

Bánh canh là món ăn có hơn chục loại với đủ kiểu hương vị mặn ngọt khắp ba miền. Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với bánh canh Bến Có ở Trà Vinh có nước lèo nấu từ thịt, xương, sợi bánh làm bằng bột gạo, đồ ăn kèm gồm tim, cật, lòng heo và thịt. Ở Bến Tre, Tiền Giang có bánh canh vịt, sợi bánh nấu với thịt vịt xiêm băm tẩm ướp gia vị, cho thêm nước cốt dừa, hành, tiêu ăn rất thơm và béo ngậy. Còn ở Đồng Tháp, đó là món bánh canh ngọt, món bánh canh ăn như chè dùng để tráng miệng hoặc lót dạ khi đói, ăn dặm vào buổi sáng hay đầu giờ chiều.

Món bánh canh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Ngày nhỏ, mỗi năm tới tháng 4 Âm lịch là nhiều người cùng nhau vượt hàng trăm cây số bằng ghe trên sông để đến Châu Đốc vía Bà Chúa xứ. Chuyến đi dài cả ngày lẫn đêm, ông bà đem gạo và bếp để nấu cơm trên ghe. Khi về, cả nhà không quên mua đặc sản An Giang về dùng trong gia đình hoặc làm quà tặng bà con lối xóm, trong đó có món đường thốt nốt đem đi nấu chè, làm bánh, kho cá đều ngon. Má tôi chuyên nấu xôi, chè đem bán ở chợ nên món ăn vặt ngày nhỏ cũng gắn liền với những món má nấu, nhất là bánh canh ngọt.

Công đoạn nạo dừa làm nước cốt nấu chè bánh canh. Ảnh: Lê Hữu Tường

6 thg 10, 2021

Hang Kiều ở Quảng Bình

Hang Kiều có thạch nhũ với hình thù đa dạng, mang lại cho du khách những trải nghiệm không lặp lại trên từng bước chân.


Hang Kiều là hang động khá lớn nằm ở ngọn núi An Bờ của huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hang vừa đưa vào khai thác du lịch đầu năm 2021, nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên phải đóng cửa nhiều tháng qua.

Mới đây, tỉnh Quảng Bình cho phép các doanh nghiệp du lịch được phép đón du khách trở lại, với điều kiện có thẻ xanh, thẻ vàng, và tham gia trong các tour khép kín.

1 thg 10, 2021

Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt

Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.

Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.

Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.

Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram

Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi

Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.


Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...

29 thg 9, 2021

Đồi cỏ lau rực hồng ở Đà Lạt

Nhìn từ trên cao, đồi cỏ lau ở khu vực hồ Tuyền Lâm trông như một tấm thảm sắc màu, hút khách đến check-in những ngày cuối năm.

Cách trung tâm TP Đà Lạt hơn 10 km là khu du lịch Lavender nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm, phường 4. Nơi này không chỉ nổi tiếng về những đồi hoa lavender tím mà còn hút khách với sắc hoa cỏ lau đỏ hay còn gọi là cỏ đuôi chồn. Những đồi hoa rực ánh hồng hút du khách đến chụp ảnh vào những ngày cuối năm, tầm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi trời sang đông, gió hanh hao.

Cỏ lau đỏ mọc thành từng cụm, san sát nhau, cao khỏi đầu người, trải dài khắp cả một vùng đồi. Loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh với những bông cỏ mềm mượt màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, đỏ. Nhìn từ trên cao nơi này như được bao phủ bởi một tấm thảm sắc màu, thu hút mọi ánh nhìn.

Đồi cỏ lau đỏ ở khu vực Hồ Tuyền Lâm trông như một bức tranh. Ảnh: Nguyễn Khắc Tùng

Trái cà na mùa nước nổi

Cây cà na trĩu cành vào vụ thu hoạch, trái được đem đập dập trộn muối ớt hay ngào đường làm món ăn vặt.


Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, trong đó có cà na. Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997) quê ở An Giang có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt "trốn ở vườn" tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là dịp thu hái. Đạt chia sẻ, cà na nghe quen mà lạ, quen vì chắc nhiều người từng ăn trái này, còn lạ là vì không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy cây cà na.

Sầu riêng nấu canh sườn non và chiên bột

Không chỉ ăn quả chín, người Gia Lai còn chế biến nhiều món ngon khác từ sầu riêng như canh sườn non, chiên bột để ăn cùng cơm.

Sầu riêng đang là "vua" của các loại cây trồng ở Tây Nguyên do đất đai, khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Tháng 9-10 là thời điểm thu hoạch sầu riêng tại Gia Lai, chủ yếu trồng các loại như Dona, Ri6 và giống ngoại Musang King từ Malaysia.

Nhiều nhà vườn còn kết hợp mô hình du lịch canh nông. Du khách tới vườn được hái trái và thưởng thức ngay. Với vị béo ngậy, mùi thơm nồng, ăn một múi là nghiện và muốn ăn tiếp múi thứ hai. Ngoài thưởng thức quả chín mềm, nhiều người còn bất ngờ khi có thể chế biến được nhiều món ăn như nấu canh sườn heo và chiên bột.

Hái sầu riêng tại vườn, chọn quả già, chuyển vàng sắp chín để nấu canh.

28 thg 9, 2021

Món gỏi lá đổi vị theo thời gian

Lá lìm kìm mọc nhiều ở các khu vực rừng ngập mặn, tùy theo thời điểm thu hái mà sẽ có vị mặn, hơi chua chát, xen lẫn ngọt dịu.

Khi đến Cần Giờ (TP HCM), du khách có thể thưởng thức các món ngon từ hải sản được nuôi trồng, đánh bắt ở biển và món ăn làm từ các loại rau thiên nhiên mọc dại trong khu vực rừng ngập mặn. Trong số đó, lìm kìm hay còn gọi là rau kìm là loại khá đặc biệt. Chúng là loại dây leo có lá nhỏ bằng ngón tay hình giọt nước và mọng nước, ăn giòn, hương vị thay đổi theo mùa mưa và mùa khô trong năm.

Vào khoảng thời gian khác nhau trong ngày, loại lá này cũng có những thay đổi về hương vị như mặn, chua chát và có hậu ngọt. Người dân Cần Giờ dùng lá lìm kìm chế biến thành nhiều món ngon như trộn gỏi với cá bống sao, tôm thẻ hay đem xào tỏi, nhúng lẩu cá, nấu canh với tôm, tép rất thanh vị và ngọt nước. Hiện các món ăn này đã có mặt trong nhiều khu du lịch sinh thái và được xem như món ngon không thể bỏ qua khi đến Cần Giờ.

Hòn đá chênh vênh đẩy không đổ ở Quy Nhơn

Hòn Chồng nằm trên các khối đá bên bờ biển, cách không xa bãi tắm Hoàng Hậu ở Ghềnh Ráng - Tiên Sa (TP Quy Nhơn).

Từ bãi tắm Hoàng Hậu (bãi Trứng), du khách phải trèo và nhảy qua những khối đá nhiều hình dáng, kích thước trong khoảng 30 phút để đến với Hòn Chồng. Đây là hai khối đá xếp chồng lên nhau ở điểm cao khoảng 60 m so với mặt biển. Nhìn từ xa Hòn Chồng tưởng chừng dễ đổ sụp chỉ bởi một cái đẩy tay nhưng lại đứng vững trước giông gió bao đời nay và được người dân, du khách mệnh danh là "tác phẩm nghệ thuật" của thiên nhiên.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân (57 tuổi), du khách từ Gia Lai cho biết đã đến thăm Hòn Chồng vào tháng 7/2019. Phần lớn du khách đến khu du lịch đã quen thuộc với bãi tắm Hoàng Hậu, bãi Tiên Sa nhưng không nhiều người tới chụp với đá Hòn Chồng.

Bà Bích Vân bên đá Hòn Chồng. Ảnh: Robehieu Robe

Tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Mũi Dinh

Tảng đá lớn như tòa nhà xếp chồng lên nhau, tùy theo góc chụp sẽ tạo cảm giác chênh vênh, là điểm check-in của nhiều du khách.

Tảng đá chồng nằm ở khu vực Mũi Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí của tảng đá cách điểm check-in "Đồng cừu Sơn Hải" khoảng 4 km theo đường ven biển Ninh Thuận.

Với kiểu tạo dáng giơ tay, du khách như đang bê trọn tảng đá lớn. Ảnh: Bạch Quyền

Không ai biết tảng đá chồng này xuất hiện từ khi nào nhưng theo người dân địa phương thì nó đã tồn tại ở đây qua bao thế hệ. Về kích thước, tảng đá chồng phía trên dài và rộng hơn xe đầu kéo container, cả khối đá lớn như một ngôi nhà 3 tầng. Thời gian gần đây, khối đá mới được du khách phát hiện và chụp ảnh.

18 thg 9, 2021

Mắm đu đủ - món ăn dậy ký ức người miền Tây

Mắm thơm lừng, từng cọng đu đủ giòn, trong veo, thấm vị ngọt của đường mía, thêm chút cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi.

Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm.

Mắm đu đủ, hay còn gọi là mắm thái có thành phần chính là đu đủ trộn cùng mắm cá linh hoặc mắm cá lóc, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi

8 món mắm đặc sản không làm từ cá

Ở miền Bắc có món mắm tôm, mắm cáy nổi tiếng, miền Trung có mắm ruốc, mắm sò và miền Nam có mắm tôm chà, mắm ba khía.

Mắm tôm

Ảnh: Bùi Thủy

Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, tép hoặc moi biển và muối ăn, sau quá trình lên men, món mắm có màu tím thẫm, sền sệt, mịn, vị mặn mà, ngọt đằm và mùi nồng đặc trưng. Đây là gia vị đặc trưng ở miền Bắc, được dùng trong nhiều món ăn như bún riêu, cà pháo mắm tôm... Riêng với bún đậu, mắm tôm được ví như linh hồn của món ăn, mắm được nêm nếm với đường, ớt, chanh (tắc) cho hợp khẩu vị, thêm dầu sôi, đánh đều cho sủi bọt rồi chấm với thịt luộc, đậu chiên vàng, chả cốm, rau sống các loại...

3 thg 9, 2021

Rừng trúc như trong phim kiếm hiệp ở Mù Cang Chải

Rừng trúc 60 năm tuổi ở Púng Luông có không gian xanh mát với hàng trăm nghìn cây, khiến du khách liên tưởng tới những bộ phim kiếm hiệp.

Mù Cang Chải ở Yên Bái được mệnh danh là thiên đường ruộng bậc thang, điểm đến hút khách vào mùa lúa chín. Từ năm 2020, nơi này có thêm những cánh rừng trúc thẳng tắp ở xã Púng Luông, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20 km. Nhiều người đến đây ví nơi này như bối cảnh phim kiếm hiệp ngoài đời thực.

Du khách bước theo bậc thang len lỏi khám phá sự trong lành của khu rừng. Ảnh: @tundidauthe/Instagram

4 thg 8, 2021

Gà nướng chấm muối cheo Quảng Bình

Da gà giòn, thơm mùi khói, đậm vị hơn khi chấm cùng đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách có thể dễ dàng bắt gặp món gà nướng trong bất kỳ nhà hàng, quán ăn nào. Không hiểu từ khi nào, gà nướng chấm với đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha trở thành món mời khách đến với xứ hang động, làm no bụng người phương xa sau những hành trình mạo hiểm.

Gà nướng được ép dẹt, không tẩm thêm gia vị, khi ăn thơm vị khói và thịt. Ảnh: Trung Nghĩa

31 thg 7, 2021

Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.