Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

15 thg 2, 2021

Mua trầu cau lấy lộc ngày đầu năm

Xuất hành đầu năm, việc đầu tiên người Huế thường làm là mua những trái cau, lá trầu với mong muốn năm mới đủ đầy, may mắn.

Theo quan niệm của người dân cố đô, ngày mồng 1 Tết mua được lá trầu đẹp, quả cau ngon nghĩa là rước được lộc tốt về nhà. Vì vậy người Huế chọn đây là món hàng mua "mì xưa" (mở hàng) năm mới. Một lễ gồm 1 trái cau, 1 lá trầu, và vôi có giá khoảng 15.000 đồng. Lễ đẹp là những trái cau non, xanh, tươi và lá trầu còn nguyên cuống, phẳng, không bị dập nát.

Người bày bán mẹt hàng lộc. Ảnh: Ngân Dương

10 thg 2, 2021

Hoa giấy Thanh Tiên

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Từ xưa, hoa giấy đã được được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà (tổ tiên), Am cảnh và Ông Táo mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo tư liệu ghi lại, làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn và đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những địa phương có người Huế cư ngụ.

Những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng hoa giấy Thanh Tiên đã tạo nên những bông hoa rực rỡ sắc màu.

Đi chợ Cầu Đất

Về Huế, nếu chỉ ghé thăm đền đài, lăng tẩm mà quên đi chợ là một thiếu sót lớn. Huế có rất nhiều ngôi chợ nổi tiếng, như Đông Ba, An Cựu... và cũng có những ngôi chợ có tên rất kỳ lạ, như chợ Nịu, chợ Kệ, chợ Nọ, chợ Cầu Kho...

Chợ Cầu Đất ngày nay đã đổi tên thành chợ Thuận Hòa

Chợ Cầu Đất cũng là một ngôi chợ đặc biệt nằm phía tây Kinh thành Huế, cạnh cây cầu dẫn vào cửa Chương Đức.

5 thg 2, 2021

Ngắm cửa Nhà Đồ trong mưa

Đợt không khí lạnh đầu tiên ùa về, Huế bắt đầu những cơn mưa phùn dài lê thê cùng cái rét ngọt đầu đông. Đâu đó, những cánh cò trắng không còn rong ruổi trên những cánh đồng ngập ứ mùa nước lũ nữa, mà chúng lang thang kiếm ăn trên những thảm cỏ trong công viên nội thành.


Mùa mưa dầm dề xứ Huế dường như đã bắt đầu. Và, còn điều gì thi vị hơn ngồi ở một góc cà phê nào đó thư thả đón cái lạnh đầu mùa, ngắm mưa rơi giăng mắc trên cửa Nhà Đồ.

Về chùa Giác Lương ngắm cây sứ hơn 200 tuổi

“Cổng tam quan và cây sứ hơn 200 năm tuổi là nét đặc trưng ở chùa Giác Lương đó chị”.

Lời giới thiệu của thầy Hải, giáo viên Trường tiểu học Đông Hiền ở xã Phong Hiền (Phong Điền) thôi thúc tôi có quyết định chọn được điểm đến cuối tuần vừa rồi.

Cây sứ trước gian thờ chính đã trải qua hơn 2 thế kỷ

Vẻ đẹp đầm Cầu Hai qua góc nhìn của tay máy Khang Chu Long

Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung văn Hóa Việt – Xô, Hà Nội.

Bình minh trên đầm Lập An

Ghé thăm phủ “ông hoàng thi ca”

Nói đến Huế, mọi người thường nhắc đến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Và, “cung vua, phủ chúa” là nơi mang đậm đà bản sắc văn hóa Huế. Ở Huế dưới thời triều Nguyễn có khá nhiều phủ đệ. Phủ là nơi ăn ở của các hoàng tử, đệ là nơi dành cho công chúa sau khi đã lấy chồng, tập trung chủ yếu ở Kim Long, Vỹ Dạ, hay ven sông Bến Ngự. Tuy nhiên, những ngôi “biệt phủ” như phủ Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương bây giờ dường như được ít người biết đến, mặc dù ở những nơi đó, bóng hình của Huế một thời vàng son vẫn còn ghi dấu ấn rõ nét.

Cổng phủ Tuy Lý Vương

22 thg 12, 2020

Lễ đổi gác của triều Nguyễn xưa

Du khách muốn hiểu thêm về công việc của lính canh xưa có thể tham gia lễ đổi gác, bắt đầu lúc 8h30 hàng ngày tại Ngọ Môn.

Đến tham quan Đại Nội, ngoài nhìn ngắm vẻ đẹp của thành quách cố đô, du khách còn được xem lễ đổi gác được tái hiện bởi các nghệ sỹ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

19 thg 9, 2020

Làng trải lừng danh xứ Huế

Nằm biệt lập với thành phố, cách một con sông Phổ Lợi Hà, một bên là vùng thấp trũng Rú Chá tiếp giáp biển Đông, làng cổ Dương Nổ vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Huế và du khách. 

Làng lúa làng “trải”

Làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) nằm về hướng Đông, cách trung tâm thành phố 6 km. Dương Nổ là một làng cổ hơn 500 năm tuổi, gốc tích do di dân từ Thanh Hóa vào. Làng gồm có 7 họ: Nguyễn, Trần, Đoàn, Lê, Võ, Huỳnh, Dương; trong đó vị khai canh, khai khẩn là võ tướng Nguyễn Đức Xuyên, được vua Gia Long phong làm Khoái Châu Quận Công, trong vùng thường gọi là Khoái Công; tên ông được đặt cho một con đường lớn ở trung tâm huyện lỵ Phú Vang. 

Đua trải đường trường đòi hỏi các vận động viên phải có sức khỏe dẻo dai . 

14 thg 9, 2020

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. 

Một bãi tắm nằm trong hệ thống suối Tiên. Dòng nước ở đây xanh mát chảy từ trên cao xuống. Vì mới được khai thác nên suối Tiên trở thành điểm đến của nhiều người thích khám phá 

Từ TP. Huế chạy xe máy theo quốc lộ 1A, mất chừng hơn 1 giờ di chuyển khoảng 50km, theo hướng vào Đà Nẵng. Khi vừa qua khỏi hầm Phước Tượng, rẽ phải băng qua những cánh rừng tràm vi vút, hồ Thủy Yên hiện ra trước mắt.

Độc đáo với team building ở A Nôr

Lúc xe đang vượt đèo A Co (A Lưới), người tổ chức tour giới thiệu, team building (các trò chơi tập thể) lần này sẽ rất khác biệt, không chỉ giúp du khách gắn kết với nhau, mà còn là sự trải nghiệm và khám phá văn hóa độc đáo của A Lưới, hòa mình vào cảnh sắc, thiên nhiên ở làng du lịch cộng đồng A Nôr... 

Hướng dẫn làm bánh A Quát 

Nơi đây chỉ cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía Đông Bắc, có thác A Nôr với diện tích trên 10ha, mây mù bao phủ quanh năm.

Ngắm hoàng hôn từ tháp cao Điều Ngự

Huế có 4 ngôi chùa là quốc tự, 3 ngôi chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng ở kinh thành, riêng Túy Vân mãi tận Tư Hiền. Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần qua vùng đầm Cầu Hai, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho lập một cái am nhỏ làm nơi cầu phúc. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó nâng cấp thành chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dựng lại chùa và hơn 10 năm sau hoàn chỉnh, gồm một chùa (Thánh Duyên), một gác (Đại Từ) và một tháp (Điều Ngự). 

Vọng cảnh Tư Hiền, Cầu Hai từ tháp Điều Ngự là trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng

Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”. 

Bánh lọc, nước mắm mặn và ớt cao sản. Ảnh minh họa 

Thịt heo và tôm chua là sự kết hợp “cổ điển” của ẩm thực Huế, nếu là thịt ba chỉ thì lại càng ngon. Mỗi khi nhà tôi được tặng một thẩu tôm chua, mẹ lại cất công ra chợ mua vài lạng thịt heo về chế biến. Món ăn tuy đơn giản nhưng hao cơm vô cùng, dùng thêm với cơm nóng thì cay “tới nóc”. Thịt heo luộc ăn kèm với nước mắm chanh ớt cũng ngon nhưng đi cùng con tôm mặn mà, rực rỡ mới thật sự tôn vinh được cái béo ngọt và quyến rũ của thịt heo.

5 thg 9, 2020

Bảo tồn di tích núi Bân

Trong không gian trùng điệp rừng thông Tây Nam thành phố Huế, núi Bân và tượng đài Quang Trung mỗi ngày đón bình minh rực rỡ và hàng trăm lượt du khách chiêm bái; đây là một di tích khơi gợi quá khứ hào hùng của triều đại Tây Sơn những năm 1788 - 1802.

Một thời bị lãng quên


Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m. 

Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay. 

26 thg 8, 2020

Cảnh sắc bình dị ở hồ Khe Ngang

Hồ Khe Ngang (huyện Hương Trà) thu hút nhiều người trẻ nhờ cảnh quan nguyên sơ, sông nước hữu tình.

Khe Ngang là hồ nước ngọt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, vì gần khu dân cư nên mật độ khách tham quan, check-in khá đông đúc. Bao phủ không gian sông nước là thảm thực vật xanh ngút ngàn, nên thơ vào mọi thời điểm trong năm. 

19 thg 8, 2020

Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.

7 thg 7, 2020

Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh

Khi bầu trời chuyển màu huyền ảo cũng là lúc nhịp sống mưu sinh của dân vạn đò thôn Ngư Mỹ Thạnh trở nên nhộn nhịp.

Le lói trong bức tranh rạng đông là ánh sáng từ đèn pin đội đầu của ngư dân, đang chiếu rọi trên sọt cá tép vừa đánh bắt. 
Bức ảnh được chụp trên đầm Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm trong bộ ảnh Nhịp sống bình minh Ngư Mỹ Thạnh của nhiếp ảnh gia Kelvin Long (sống và làm việc tại Huế) thực hiện. 

2 thg 7, 2020

Bánh canh cua xứ Huế

Viên chả cua trong bánh canh cua có nguyên liệu cầu kì hơn chả cua trong bún bò, bởi nó là "linh hồn" của cả món ăn.

Mang hương vị đậm đà, ẩm thực Huế luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Bên cạnh bún bò Huế nức tiếng, bánh canh cua cũng là món ăn được yêu thích bởi cả du khách và người dân địa phương. Dạo quanh cố đô, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nơi bán bánh canh cua, đa dạng từ cửa hiệu lớn cho đến những gánh hàng rong. Những quán bánh canh có tuổi đời mấy chục năm, hay chỉ vài năm nhưng mỗi nơi đều mang hương vị riêng. 

Tô bánh canh cua nóng hổi, ăn trong tiết trời của mùa hè xứ Huế sẽ toát hết mồ hôi mà vẫn níu chân biết bao du khách. Ảnh: Ngân Dương. 

29 thg 6, 2020

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan.