Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 11, 2017

Thành Xích Thổ trong hệ thống thương cảng Vân Đồn

Thương cảng Vân Đồn được coi là Thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt hình thành từ thời Lý (vua Lý Anh Tông, năm 1149) có sự liên kết mật thiết không thể tách rời của các khu vực, tiểu vùng trong hệ thống. 

Theo một số nhà nghiên cứu, hệ thống Thương cảng Vân Đồn được chia làm 3 khu vực: Khu vực thứ nhất cũng là khu vực trung tâm, gồm các tiểu vùng Cống Đông - Cống Tây; Cái Làng và vùng đảo Ngọc Vừng. Khu vực thứ hai hình thành tại các vùng cửa sông và đảo ven bờ thuộc thương cảng Vân Đồn gồm các tiểu vùng: Yên Hưng, Cửa Lục - Bãi Cháy (Hạ Long), Cửa Ông (Cẩm Phả), Cái Bầu (Vân Đồn) kéo dài đến vùng địa đầu Tiên Yên - Vạn Ninh (Móng Cái), đóng vai trò cung cấp và luân chuyển hàng hoá từ trung tâm kinh tế đối nội ra khu vực cảng đối ngoại, bảo đảm an ninh cho các cảng biển, trung tâm chính trị, kinh tế trong nội địa, đồng thời đón nhận và tiêu thụ, điều phối hàng hoá của khu vực thứ nhất. Khu vực thứ ba đóng vai trò là vùng kinh tế đối ngoại phía Nam của Đại Việt và cảng trung chuyển của trung tâm kinh tế phía Đông Bắc tức Vân Đồn. 


Một góc tường thành Xích Thổ thuộc xã Thống Nhất, Hoành Bồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. 

Thành cổ Ngọc Vừng

Xã đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn) là vùng đất có bề dày lịch sử, còn lưu giữ nhiều dấu tích của thương cảng Vân Đồn cổ, thành cổ Ngọc Vừng. Tuy nhiên, di tích thành cổ Ngọc Vừng dường như đã bị quên lãng, chưa được đưa vào khai thác giá trị văn hoá, lịch sử để phục vụ du lịch. 

Thành cổ Ngọc Vừng nằm ở thôn Bình Ngọc nay đã bị bào mòn khá nhiều vì mưa nắng. 

Di tích thành cổ Ngọc Vừng nằm ở ven bãi biển Trường Chinh thuộc thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng, cách thị trấn Cái Rồng 29km, cách TP Hạ Long 34km. Theo hồ sơ lý lịch di tích "Thành cổ Ngọc Vừng" do Bảo tàng Quảng Ninh lập tháng 10-2011, Thành cổ được xây từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) nên nhân dân quen gọi là thành nhà Mạc. Đến thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) thành được xây lại và được đặt tên là Bảo Tĩnh Hải. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" thành có chu vi 134 trượng 8 thước, cao 5 thước, được bố trí 1 quản vệ, 150 binh sĩ và có 3 thuyền chiến lớn. Quy đổi ra đơn vị tính ngày nay, thành có hình vuông, mỗi cạnh dài 130m, cao khoảng 2m, chiều rộng mặt thành khoảng 4m.

13 thg 11, 2017

Thành cổ Ngọc Vừng có từ thời Nguyễn

Sở dĩ phải khẳng định như vậy, khơi lại vấn đề bởi vì lâu nay, nhiều người quen gọi là thành nhà Mạc mà không có một căn cứ lịch sử nào.

Di tích thành cổ Ngọc Vừng có tên cổ là Bảo Tĩnh Hải (đồn Tĩnh Hải), nằm ở ven bãi biển Trường Chinh thuộc thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), cách thị trấn Cái Rồng 29 km, cách thành phố Hạ Long 34 km.


Các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt ngang và mặt đứng của Thành cổ Ngọc Vừng. 

Ti Tốp – Hòn đảo ghi dấu tình hữu nghị Việt – Nga

Là một hòn đảo nằm trên Vịnh Hạ Long, từ lâu Ti Tốp đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình tham quan Vịnh của mình.

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình, đảo Ti Tốp là nơi ghi dấu tình hữu nghị Việt - Nga. Tên hòn đảo này là do Bác Hồ đặt theo tên nhà du hành vũ trụ người Nga: Ghéc - Man Ti Tốp, nhân dịp ông cùng Bác Hồ đến thăm Vịnh Hạ Long và dừng chân tại đảo vào năm 1962.


Du khách tham quan tượng đài Anh hùng vũ trụ G.M Ti Tốp trên đảo Ti Tốp, Vịnh Hạ Long. 

Sông Moóc - "Sa Pa thu nhỏ"

Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, chập chùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa... Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này, được du khách, "phượt thủ" ví là "Sa Pa thu nhỏ" của vùng cao Bình Liêu.

Sông Moóc, "bản lưng chừng núi..." với cảnh quan nên thơ, không khí trong lành. 

Bản Sông Moóc có diện tích tự nhiên trên 375ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 69ha. Nằm ở độ cao trên 1000m, toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè-Cao Ba Lanh. Do đó, bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất lại hơn mực nước biển trên 700m.

8 thg 11, 2017

Độc đáo cà ra sông

“Cua tháng ba, cà ra tháng tám”, không chỉ có ở Ba Chẽ, đến Đông Triều vào dịp này, du khách có thể được thưởng thức đặc sản hiếm là các món cà ra sông. Đây là giống hoàn toàn tự nhiên, hiện chưa có ai nuôi được.

Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Cà ra có người còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, chưa ai nuôi và nhân giống được. Đầu càng cà ra có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có một càng rất to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.


Cà ra được người dân xã Yên Đức (TX Đông Triều) bắt ở ven sông. 

1 thg 11, 2017

Xem bắt sá sùng đêm ở trương Cả

Nằm ở phía nam xã Đông Xá (Vân Đồn), cách đất liền khoảng nửa cây số, khi thủy triều xuống nổi lên một doi cát người dân địa phương gọi là trương Cả hay còn gọi là trương Cửa Ông. Trương Cả được hình thành tự nhiên có diện tích hàng trăm ha như một bình phong ngầm bao bọc lấy đền Cửa Ông, đền Cạp Tiên, ngăn bồi lấp Vịnh Bái Tử Long.

Trương Cả là nơi sinh sống của nhiều loài cá và ngao, sò, cua, ốc… đặc biệt là sá sùng. Hàng ngày, khi thủy triều xuống, trương Cả có hàng trăm người dân đến đây khai thác hải sản. Nếu con nước cạn về đêm, trương Cả lấp lánh ánh đèn soi sá sùng như sao sa. Bắt sá sùng tuy vất vả theo con nước, dãi dầu mưa nắng nhưng cho thu nhập khá ổn định từ 500 đến 1.000.000 đồng/người/ngày.

Có người bảo rằng, trương Cả đã nuôi một nửa dân số huyện Vân Đồn. Chẳng biết thực không nhưng có một sự thật đáng lo ngại rằng hải sản và nhất là sá sùng ở trương Cả đang bị khan hiếm dần do khai thác quá mức, do ô nhiễm môi trường biển và bãi triều có nguy cơ đang dần thu hẹp do phát triển công nghiệp.


Khi thủy triều và đêm xuống, trương Cả lấp lánh ánh đèn của người soi đào sá sùng như muôn ngàn ánh sao. 

30 thg 10, 2017

Cái Chiên - Điểm phượt lý tưởng

Cái Chiên là xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện 15km. Mùa hè đến, trong khi nhiều du khách thích tìm đến Cô Tô để giải nhiệt thì gần đây Cái Chiên đã và đang nổi lên là điểm đến dành cho những người thích sự bình yên. Đặc biệt, Cái Chiên rất thuận lợi cho cung đường khám phá miền Đông Quảng Ninh từ Bình Liêu xuống hay trên đường từ Hạ Long ra Móng Cái, nhất là các nhóm trẻ ưa thích du lịch phượt.

Bãi tắm Đầu Rồng hoang sơ, sạch sẽ. 

Bình Liêu mùa thu

Đến Bình Liêu vào mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, nhưng đến Bình Liêu vào mùa thu, bạn không thể bỏ qua những ruộng lúa bậc thang, những đồi cỏ lau bao la mềm mại. Nhìn từ trên cao xuống cả một vùng rợp trắng muốt phủ kín tầm mắt. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua là cả đám cỏ lau xào xạc, đu đưa theo chiều gió.

Đồi cỏ lau là nơi thu hút khá nhiều du khách. 

Lên núi Bảo Đài, nghe tiếng thông reo…

Am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, TX Đông Triều - nơi đệ nhất Tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử nhập niết bàn, từ nhiều năm nay đã trở thành nơi bước chân phật tử và du khách hướng về. Đến đây, ai cũng muốn tìm cho mình sự tĩnh tâm, thư thái...

Khu Thông Đàn là điểm dừng chân của du khách trên đường hành hương lên am Ngọa Vân 

Vào những ngày đầu mùa thu này, du khách thường lựa chọn lên Ngọa Vân bằng cáp treo 1 chiều, sau đó đi bộ theo con đường mà Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông xưa đã đi theo dọc suối phủ Am Trà để đến 1 địa danh nằm ở lưng núi có tên Thông Đàn.

28 thg 10, 2017

Cửa Vạn - 1 trong 16 làng cổ đẹp nhất thế giới

Là 1 trong 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới do trang du lịch Journeyetc.com bình chọn, làng chài Cửa Vạn (Quảng Ninh) đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống tại làng chài.

Làng chài Cửa Vạn nằm trên vịnh Hạ Long có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng. Ở đây, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian yên ả, thanh bình, được ngắm khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hóa của ngư dân mà còn được những người dân làng chài trực tiếp chỉ dẫn cách chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá... Những người dân làng chài chất phác, giản dị nhưng hết sức nhiệt tình, mến khách cũng là một trong những điều mà du khách đánh giá cao khi tới đây du lịch.

28 thg 9, 2017

Kỳ thú bãi đá Móng Rồng

Là sự kết hợp độc đáo của nước và đá, bãi đá Móng Rồng nằm ở khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch khám phá đầy thú vị.

Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.

Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.

Bãi đá Móng Rồng mang một cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất.

8 thg 9, 2017

Làng bích họa Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc

Làng Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc bởi các bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc trên những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao.

Pò Hèn là thôn vùng cao thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây từng là chiến trường ác liệt trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhưng giờ đây Pò Hèn đang dang tay chào đón các du khách ghé thăm.

22 thg 6, 2017

Biển trời Cô Tô

Tọa lạc ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, đảo Cô Tô là điểm đến lý tưởng dành cho du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển cát trắng trải dài trong ngày hè. 

Ngày hè tháng 6 chúng tôi theo chân một nhóm bạn trẻ đến du lịch đảo Cô Tô do Công ty cổ phần Du lịch Chung tổ chức. Được biết Công ty này hướng đến các sản phẩm Đi Chơi Chung dành cho những người trẻ đam mê du lịch với chi phí tiết kiệm, mà vẫn đảm bảo tiện nghi khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và thế giới.

Chúng tôi bắt đầu lên tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng đến đảo Cô Tô với mức giá khoảng 200.000/người. Từ cầu cảng, ngồi trên xe điện đi qua trung tâm thị trấn Cô Tô, chúng tôi thấy nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng để phục khách du lịch. Chúng tôi dừng chân nghỉ tại Cô Tô mini resort, có 17 phòng ở theo kiểu những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh hướng ra bãi biển Hồng Vàn có giá từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000/phòng. 

Du khách lên tàu cao tốc để chuẩn bị ra đảo Cô Tô.

28 thg 4, 2017

Bình Liêu tháng 4 - mùa hoa trẩu

Những cây hoa trẩu nở trắng xóa trên đường tuần tra biên giới đông bắc, cùng tiếng kèn acmonica réo rắt của bạn đồng hành người Cẩm Phả đã khiến tôi không thể nào thôi nhớ Bình Liêu.

Con đường hoa trẩu Bình Liêu - Ảnh: Thủy Trần 

Với nhiều khu vực ở miền núi phía Bắc, cây trẩu được trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và hạt, vỏ được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Dưới góc độ khám phá của dân phượt, cây trẩu ngày nay đang có thêm một tác dụng mới, mang tính thẩm mỹ và kinh tế, trở thành loài cây được lưu ý trên bản đồ du lịch mỗi độ sang hè.

27 thg 3, 2017

Đẹp ngỡ ngàng cung đường biên giới Bắc Phong Sinh - Quảng Ninh

Bắc Phong Sinh đẹp mê hoặc du khách với những cung đường uốn lượn qua núi đồi xanh ngát hùng vĩ.

Từ quốc lộ 18 đi lên Bắc Phong Sinh khoảng 18km.

2 thg 3, 2017

Quyến rũ vùng cao Bình Liêu

Những con đường từ xa chỉ như một sợi chỉ. Những thác nước hùng vĩ với hình bóng cô gái Dao Thanh Phán đội mũ sặc sỡ... là điểm khác biệt nếu đến thăm vùng cao Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. 

Biển mây ở vùng núi rừng Bình Liêu - Ảnh: Nguyễn Hường 

Huyện vùng cao Bình Liêu nằm sát biên giới Việt - Trung, phía đông bắc Tổ quốc. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, lên tới gần đỉnh núi Mã Thông Thuận, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thiên nhiên đất trời bắt đầu hiện ra bao la, hút tầm mắt.

15 thg 2, 2017

Lễ hội Yên Tử và nguồn gốc ít ai biết

Vùng núi Yên Tử, nơi phát tích của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất cả nước dịp đầu xuân.

Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

Ngôi chùa bằng đồng độc đáo trên đỉnh Yên Tử. (Ảnh ANTĐ). 

Hành hương về miền đất Phật

Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thu hút hàng vạn người dân hành hương về miền đất Phật. 

Hội xuân Yên Tử

Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.

Lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 tại chùa Trình (Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).

25 thg 12, 2016

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.