Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 5, 2019

Quảng Nam: Khám phá suối “Lỡm ngỡm” thượng nguồn núi Chúa

Cách QL1A huyện Núi Thành về phía Tây trên 25km, khu vực suối “Lỡm ngỡm” gần thượng nguồn núi Chúa thuộc địa phận xã Tam Trà, là điểm du lịch thiên nhiên hoang dã hấp dẫn đối với du khách tìm hiểu, khám phá, trãi nghiệm. 

Suối “Lỡm ngỡm” là theo cách gọi của người dân địa phương xã Tam Trà với phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều cây cối mát mẻ bên cạnh dòng suối chảy róc rách đang trở thành địa điểm lý tưởng của giới trẻ khi thực hiện những chuyến vui chơi, dã ngoại vào dịp cuối tuần và nghỉ lễ. 

Con đường từ thôn 4 xã Tam Trà men theo dòng sông để lên suối, thoảng trong gió, xen lẫn với mùi ngai ngái của lá rừng tươi non, là hương thơm dịu dàng của loài hoa dại nào đó. Rừng ở đây cũng còn nguyên vẻ ban sơ, um tùm 

12 thg 5, 2019

Một thời mít cám

Hấp dẫn món chả mít cám. THANH LY 

Mít cám ngon thường là những quả nhỏ, nhiều cám, màu vàng rộm, lấm tấm bột. Để chọn mít cám như vậy, người có kinh nghiệm cất công leo lên các cành của cây mít vì mít cám ở gốc cây thường rất chát. Mít cám ít ngọt nên tưởng chừng không có tác dụng gì, lại trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn vặt

Đơn giản nhất là “kẹo” mít cám. Mít cám vừa hái vào, gói vào lá chuối đập dập để bớt vị chát. Tiếp tục cho đường bát vào đập, khi đường bám đều vào thịt mít, dùng tay vo thành từng viên tròn. Đến mùa mít cám, kẹo mít cám là “mặt hàng” không thể thiếu trong gian hàng tuổi thơ. Chỉ vài đồng tiền lá mít đã có thể nhận lại một cây kẹo mít cám.

10 thg 5, 2019

Hương đậu phộng trên vùng đất cát

Trong hương lúa chín, mùi thơm của nồi đậu luộc hòa quyện bay khắp ngõ xóm, đồng quê cùng với nụ cười trong trẻo của đám con nít.

Một ngày tỉ mỉ, tay thoăn thoắt nhổ và tách đậu trong nắng tháng tư. THANH LY 

Giữa cái nắng bỏng da, mợ khum người, tay nhổ thoăn thoắt từng bụi đậu phộng. Vừa tách ra khỏi đất cát, những hạt đậu nho nhỏ, xinh xinh, màu trắng sữa nằm gọn trong đôi bàn tay gầy guộc, rám nắng của mợ. Một mùa đậu phộng nữa lại về trên những tấm lưng lom khom ngoài bãi cát. 

7 thg 5, 2019

Khám phá rừng đỗ quyên cổ trên đỉnh Trường Sơn

Khu rừng đỗ quyên trên độ cao 2.005 m ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện đã gây nhiều kinh ngạc đối với khách du lịch. Đây có thể là quần thể đỗ quyên vô cùng độc đáo ở nước ta.

Một gốc đỗ quyên cổ thụ trên 200 năm tuổi, bám đầy rêu phong như trong các bộ phim điện ảnh - Ảnh: B.D

Kết quả điều tra từ Viện Sinh thái học miền Nam cho thấy, trong 450ha rừng đỗ quyên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có hai loài đỗ quyên chính: loài lá rộng và loài lá kim. Hai loài này sống xen kẽ nhau, mà không một loài cây nào khác có thể chen vào được.

Ngôi trường xứ Quảng mang tên cô gái Nhật

Có những ngôi trường không được xây dựng bằng tiền ngân sách mà từ tấm lòng của những người tốt…

Học sinh tập thể dục tại nhà đa năng của Trường tiểu học Junko - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nằm trên con đường tỉnh lộ qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có một ngôi trường mang tên của một người con gái... Nhật Bản. Di ảnh của cô để trong phòng truyền thống nhà trường.

27 thg 4, 2019

Tam Kỳ vàng rực mùa hoa sưa

Những ngày này, trên các tuyến phố ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lại rợp màu vàng của hoa sưa, tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn. Và năm nay, TP Tam Kỳ tổ chức lễ hội “Tam Kỳ mùa hoa sưa”, diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu của tháng 4, tại 3 địa điểm chính là đình làng Hương Trà, sân vận động Hòa Hương và không gian Vườn Cừa.

17 thg 3, 2019

Hội An trưng bày 200 hiện vật lưu giữ kí ức về nghề y truyền thống

Ngày 15.3.2019 tại Hội An đã diễn ra lễ khai trương mở cửa đón khách Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số nhà 46 Nguyễn Thái Học.


Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

13 thg 3, 2019

Bờ sông Hoài - điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hội An

Nằm rìa phố cổ, bờ sông Hoài chảy ngang thành phố Hội An không chỉ là điểm du lịch hút khách, còn là nơi hóng gió yêu thích mỗi sáng, chiều của dân địa phương. Dãy nhà cổ sơn vàng đặc trưng dọc hai bên bờ, hầu hết là hàng quán bán đồ ăn, thức uống trang trí kiểu xưa. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, chọn bàn hướng ra đường, nhìn người qua lại, tận hưởng chút bình yên nơi phố Hội - Ảnh: Vi Yến 

19 thg 1, 2019

Nhà cổ Quân Thắng ở phố cổ Hội An

Có thể nói, diện mạo kiến trúc và hệ thống cổ vật của nhà cổ Quân Thắng giúp người thời nay hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia người Hoa phát đạt ở thương cảng Hội An trước đây.

Nằm ở số 77 đường Trần Phú, thành phố Hội An, nhà cổ Quân Thắng là một trong những nhà cổ nhất và có kiến trúc độc đáo nhất ở phố cổ Hội An còn được lưu giữ

Nhà cổ Đức An ở Hội An

Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung

10 thg 1, 2019

Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An

Là một trong những nhà cổ đẹp nhất phố cổ Hội An, nhà cổ Phùng Hưng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách Á Đông thời bấy giờ, cụ thể là sự kết hợp giữa ba trường phái Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nằm ở số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn 100 năm, là một trong những mẫu nhà cổ đẹp nhất Hội An

Nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An

Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

27 thg 12, 2018

Thơm lừng món dế ngày mưa

Trong tiếng mưa lộp bộp rớt từng hạt trên mái tôn đã nghe tiếng ơi ới rủ nhau: “Chuẩn bị đi bắt dế bọn bây ơi!”. Khi mùa đông đang chùng chình qua ngõ, cả nhà nhau quây quần bên mâm cơm có đĩa dế thơm lừng.

Hấp dẫn món dế xào. Văn Hoàng 

Mỗi khi nghe nhắc đến “bắt dế” thì y chang lũ con nít ở cái xóm ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) nơi tôi ở lại nhảy dựng cả lên. Đứa hí hửng phụ cha hạ ghe xuống, đứa chạy tút vào chái bếp tìm chai nhựa thật to để đựng dế. Ghe vượt nước đang ngấp nghé lấn vào nhà rồi theo dọc hàng rào, bụi cây trong làng mà vớt những con dế vàng ươm, béo tròn núc ních nằm thin thít.

13 thg 12, 2018

Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần. 

Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.

Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói. 

Già Phạm Văn Crới giới thiệu sóc xông khói. 

12 thg 12, 2018

Làng gốm Thanh Hà: Dấu xưa hồn đất

Không theo con đường chính trải nhựa từ phố cổ tới Thanh Hà. Tôi men theo dòng Thu Bồn, qua hàng tre trúc xanh rì mát lành và bến thuyền neo đậu bên sông. Một khung cảnh làng quê Việt đẹp yên bình trải dài cho đến làng gốm có tuổi đời hơn 500 năm. 

Bảo tàng sống về nghề gốm cổ truyền
Sáng sớm, ngôi làng Thanh Hà trong vắt sương mai, tiếng chim lảnh lót bên những hàng rào cây thấp đặc trưng. Hàng rào cây bao bọc những ngôi nhà ngói xưa của Thanh Hà tạo thành một mê cung xanh với những ai lần đầu đến ngôi làng gốm cổ. Trong mê cung ấy, bên những đèn, chậu, bát, hủ, lu, nồi, niêu, các vật trang trí bằng gốm chung một màu hồng đỏ trầm mặc bao giờ cũng có một thợ gốm với bàn xoay cần mẫn.

Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho sản phẩm. 

3 thg 12, 2018

Lưu giữ giá trị truyền thống của nghề làm lân

Những ngày đầu tháng Tám (ÂL), chúng tôi đến tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam ghé thăm cơ sở làm lân của nghệ nhân Nguyễn Hưng hay gọi thân mật là Ròm Em. Gần 30 năm theo đuổi niềm vui con trẻ, anh là một trong số ít những người còn lại của Hội An vẫn “nhiệt huyết” với nghệ thuật làm lân truyền thống. 

Từ đam mê thuở nhỏ đến tình yêu với nghề 


Vào những ngày này, khắp sân nhà Nguyễn Hưng người ra kẻ vào tấp nập. “Hữu xạ tự nhiên hương”, hầu hết những khách mua đều tự truyền tai nhau tìm đến. Gần 30 năm gắn bó với nghề, anh Hưng không thể nhớ nổi mình đã đón bao nhiêu lượt khách đến mua lân dịp Trung thu.

Nói về cái duyên với nghề, anh tâm sự, thuở xưa, cứ dịp Trung thu là mấy ngày liền đi bộ rong ruổi theo lân đến từng nhà. Không có tiền mua lân, với chút năng khiếu, anh mày mò, nuôi dưỡng đam mê và tự làm lân để chơi, rồi dần dà trở thành nghề chính của bản thân khi nào không hay. 

Anh Hưng đang làm công đoạn bẻ sườn lân. Ảnh: XH 

29 thg 11, 2018

Về Tam Hải nghe đá 'thở'

Những phiến đá trầm tích đen tuyền, óng ả với tuổi đời hàng trăm triệu năm xếp tầng tầng, lớp lớp tạo nên những hình thù lạ mắt, kỳ bí.

Những phiến đá trầm tích ở mũi Bàn Than, Tam Hải đẹp như tranh vẽ - Ảnh: LÊ TRUNG

Tam Hải là một xã đảo của huyện Núi Thành, Quảng Nam, biệt lập với đất liền bởi biển cả và sông Trường Giang.

Bốn hướng nơi này là nước, một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình.

26 thg 11, 2018

Ngỡ ngàng với Cổng trời Đông Giang

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng thuộc huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái thiên nhiên vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Cơ tu đã tạo nên địa điểm du lịch độc nhất vô nhị mà bất cứ ai cũng muốn dừng chân khám phá.

“Cổng trời Đông Giang” thuộc địa bàn 2 xã Mà Cooih và Kà Dăng (huyện Đông Giang). 

"Cổng trời" hay "Hang Gợp" là cái tên theo cách gọi của người dân địa phương. Nơi đây bao gồm một vòm núi đá vôi khổng lồ nối hai đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30 phút có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều thạch nhũ đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều ghềnh thác, suối mát... rất ít người biết tới. 

31 thg 10, 2018

Mực nái Biển Rạn, không ăn 'mất nửa cuộc đời'

Từ điển hải sản có lẽ phải thêm loại mực mà dân Biển Rạn (Quảng Nam) gọi là mực nái. Đây là loại mực ngon đến nỗi cánh mày râu muốn “giành ăn” với phụ nữ nên mới có câu “Mực nái con gái không nên ăn”.

Mực nái trước khi chế biến. Ảnh: Quang Viên 

25 thg 10, 2018

Làng Cơ Tu “bước vào” kỷ nguyên số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.


Phải đến đầu năm 2017 thì Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các đô thị lớn mới bàn nhiều về những cơ hội, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành y tế thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại các bệnh viện, tiến tới việc lưu trữ hồ sơ y tế cá nhân, dùng liên thông giữa các bệnh viện. Ngành tư pháp, công an cũng chỉ mới thí điểm quản lý mã số định danh công dân thay cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Trong khi đó, tại các bản làng Cơ Tu khuất lấp giữa đại ngàn Trường Sơn đã thực hiện số hoá cơ sở dữ liệu dân cư, phục vụ quản lý hành chính từ hơn 3 năm nay.