Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 5, 2017

Ngày xưa Con kênh xanh xanh

“Xe chạy lướt qua những bụi chuối mọc sát ven kênh, đủ để ký ức xa mờ quay về trong câu hát đã ghi dấu ấn sâu đậm của một thời: “Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh/ Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha”...

Vương Minh Thu - Tác giả bài viết

Trong một ghi chép viết cách đây không lâu, mình có nhắc đến cảm xúc âm nhạc khi nghe các bản ghi âm trước 75 được trình bày bởi các danh ca và với cách hòa âm phối khí khác biệt rõ rệt với giai đoạn sau này. Đó là giọng ca trong vút của Hà Thanh không phai mờ với bản “Chiều mưa biên giới”, hay “tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly” trong tuyệt phẩm Sơn Ca 7 đi vào và ở lại trong tim những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn.

Cảm xúc âm nhạc thường gắn liền với kỷ niệm. Những “lũ kỷ niệm trước sau” ấy có thể riêng tư và khác nhau ở từng người, nhưng cũng gắn kết một thế hệ bởi hoài niệm chung về một không gian và thời gian đã sống qua… Và điều tạo ra cảm xúc âm nhạc phải chăng là thanh âm? Bởi khi nói đến ghi âm và hòa âm là nói đến khoa học. Cùng với thời gian, công nghệ ghi âm - hòa âm có những bước tiến vượt bậc không ngừng. Chỉ có thanh âm mới lưu dấu cái không khí và văn hóa vào thời điểm thu âm, khi người ca sĩ ngân nga những nốt nhạc như một biểu đạt sự cảm thụ cá nhân về cái hồn của bài hát.

13 thg 5, 2017

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài

15 thg 2, 2017

Làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa

Nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Tây, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (phường 5, Tp. Tân An, tỉnh Long An) hàng trăm năm qua đã nức tiếng khắp Nam Bộ với sản phẩm bánh tráng truyền thống. 

Chỉ cách trung tâm Tp. Tân An khoảng 2km về phía Đông Bắc, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Hiện tại, tính cả các gia đình làm bánh tráng thủ công và làm bằng máy, làng nghề có gần 100 hộ còn giữ nghề.

Phần lớn thời gian trong năm ở Nhơn Hòa thời tiết nắng ráo, rất thuận tiện cho việc phơi bánh, một công đoạn quan trọng của nghề làm bánh tráng. Bánh tráng của làng nghề Nhơn Hòa được làm theo cách truyền thống được nhiều nơi biết đến vì bí quyết làm bột, cách pha bột trộn gia vị và giữ được hương vị thơm đậm của bột dẻo, dai, không sử dụng hóa chất và giá cả hợp lý. Hiện làng nghề thường sử dụng loại gạo 504 với độ khô vừa phải mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của bánh tráng. Sản phẩm bánh tráng Nhơn Hòa khá đa dạng với đủ loại tùy theo yêu cầu khách hàng. Làng nghề chính là nguồn cung cấp bánh tráng cho tỉnh Long An, Tp. Hồ Chí Minh và khắp các tỉnh Nam Bộ.

Ngâm gạo và gạn nước chua, những công đoạn được coi là bí quyết để bánh làm ra vừa dẻo, dai và vẫn giữ được độ ngọt, ngon.

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

28 thg 8, 2016

Về Long An khám phá rừng tràm nguyên sinh

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 120 km, rừng tràm Tân Lập (thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) thu hút tín đồ du lịch bởi nét đẹp độc đáo của nó. 

Những ngày cuối tuần, muốn tìm một chỗ yên tĩnh, cách xa bộn bề lo toan, thay vì đi đến những nơi quen thuộc như Vũng Tàu, Đà Lạt, bạn chỉ mất 3 tiếng chạy xe tới rừng tràm nguyên sinh Tân Lập và hưởng trọn không khí trong lành nơi đây.

20 thg 7, 2016

Đổi gió cuối tuần ở cánh đồng lau Long An

Chỉ cách Sài Gòn chừng 20km, đồng cỏ lau huyện Đức Hòa, Long An gần đây thu hút giới trẻ ghé thăm, chụp ảnh và tìm giây phút thư thái vào những dịp cuối tuần. 

Đám cây khô trơ trọi chẳng còn lá nhưng là bối cảnh chụp hình cực đẹp - Ảnh: XUÂN LỘC 

Ngày nghỉ cuối tuần ở Sài thành, nếu những đám cỏ lau ở quận 2 không còn mới mẻ và lôi cuốn nữa, bạn có thể tìm đến đồng cỏ lau rộng lớn, tươi đẹp còn ít người biết đến ở địa phận huyện Đức Hòa, Long An.

24 thg 5, 2016

Bún Xiêm Lo mê lòng khách đến miền Tây

Món bún xuất thân từ Campuchia khiến nhiều thực khách đến các tỉnh Long An, An Giang phải bưng cả tô húp lấy húp để.

Chỉ có mặt ở các hàng vỉa hè hoặc các quán ăn bình dân nhưng bún Xiêm Lo là thức ăn đặc sản nổi tiếng của miệt Mộc Hóa, Kiến Tường, Vĩnh Hưng tỉnh Long An và một số địa phương khác giáp biên giới Tây Nam nước ta. 

Tô bún bình dân trông không bắt mắt nhưng khá thú vị khi ăn. Ảnh: Thiên Chương 

Xiêm Lo vốn là món ăn quen thuộc của người Khơ Me, ban đầu bị chê bình dân bởi cách chế biến đơn giản từ nước lèo nấu từ cá lóc, chan vào bún Miên sợi, ăn cùng muối ớt. Song từ hơn 10 năm trở lại đây, bún Xiêm Lo được nhiều người Việt chế tác thành món cao cấp hơn dù vẫn trên nền công thức cốt lõi là cá lóc.

3 thg 4, 2016

Long An, mùa nhổ đậu phộng

Chúng tôi theo con đường nhựa từ trung tâm thị trấn Đức Hòa, qua các xã Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam... và "sa vào" vùng đất có danh với thương hiệu đậu phộng Đức Hòa. 

Người phụ nữ tuốt đậu phộng trên ruộng - Ảnh: Trân Duy 

Đi qua một đoạn nhà thưa, đồng trống, anh bạn phát hiện những bụi cây được nhổ chất cao trên cánh đồng. Đây đó những người phụ nữ đang ngồi cắm cúi bên những chiếc dù và chòi che nắng được làm bằng những bụi cây vừa nhổ trông thật lạ mắt.

4 thg 3, 2016

Lễ hội làm chay, di sản văn hóa cấp quốc gia

Dù ai buôn bán bộn bề. Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu. Từ cả trăm năm nay, lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu là lễ hội tâm linh vì cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh. 

Vui cùng lễ hội 

Trước đây chợ Tầm Vu thường hay bị cháy, liên tiếp xảy ra dịch bệnh nên người dân lập ra lệ cúng cầu siêu, cầu an cho bá tánh vào dịp rằm Nguyên tiêu. Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16 tháng giêng, bắt nguồn từ sự kiện Pháp xử bắn hai nhà yêu nước Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong (ông nội vợ của giáo sư Trần Văn Giàu). Quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương.Do dịch bệnh hoành hành mùa màng, nhân dân Tầm Vu mượn cơ hội làm trai đàn để xua đuổi côn trùng phá hoại mùa màng, vừa làm lễ trai đàn cho những người đã ngã xuống.

27 thg 2, 2016

Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức

Con đường từ miền Tây về TP.HCM dài hun hút, quốc lộ 1 buổi xế trưa nắng như đổ lửa. Nhìn các bảng hiệu bên đường mới biết đang vào địa phận Bến Lức, Long An - vùng đất nổi tiếng với "thương hiệu" thơm (khóm). 

Thơm Bến Lức bày bán ven quốc lộ 1 - Ảnh: Nga Bích 

Xe chúng tôi chạy qua những sạp hàng mái lá thô sơ, đóng sơ sài bằng gỗ tạp. Mít, chuối và nhiều nhất là những trái thơm vỏ xanh, vàng cam nằm sắp lớp bên đường. Có cả những trái thơm đã xay mắt, lộ khe thịt vàng tươm nước ngọt, bọc kín trong nilông che bụi treo lủng lẳng.

10 thg 2, 2016

Ngôi nhà nhiều cột nhất Nam bộ

Nội thất bên trong ngôi nhà trăm cột 

Được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam bộ. 

Độc đáo nhà trăm cột 


Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 
822 m2, theo kiểu nhà rường, mái lợp ngói âm dương, nền móng được bao kè bằng đá xanh lục giác, đến năm 1904 thì hoàn thành. Đầu thập niên 1970, mặt tiền ngôi nhà được sửa lại theo kiểu tân thời, ốp gạch mosaic, nhưng các vì kèo xuyên qua phần gạch xây mới vẫn giữ được nét chạm trổ độc đáo. 

28 thg 1, 2016

Long An, mùa lạp xưởng tươi

Cũng là một người bạn miền Tây nhắn nhe "đi một vòng miền Tây gần gần trong ngày đi, ngoài bông, ngoài hoa còn nhiều điều thú vị lắm". Cuối tuần chúng tôi chúng tôi lại xách ba lô lên đường... 

Những xâu lạp xưởng đong đưa trong nắng - Ảnh: Trân Duy 

Trên cung đường chúng tôi đi, từ quốc lộ 50 rẽ về các hướng Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), qua khỏi ngã ba Tân Kim chừng 2km và ngã ba Trị Yên chừng 500m, trước khi tới cầu Cần Giuộc trước mắt đã chập chờn một màu đỏ ánh lên trong nắng.

11 thg 12, 2015

Nghề dệt chiếu bên vàm Nhựt Tảo

Bên dòng nước phẳng lặng hiền hòa của vàm Nhựt Tảo, làng dệt chiếu lác Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An) hàng trăm năm qua đã nổi tiếng với những sản phẩm chiếu bền, đẹp được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nghề dệt chiếu lác Nhựt Tảo là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ hơn một thế kỷ qua. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, cây lác được trồng nhiều ở xã An Nhựt Tân, tạo thành một vùng nguyên liệu lớn cho nghề dệt chiếu phát triển và lưu giữ đến tận ngày nay.

Để dệt một chiếc chiếu, người dân Nhựt Tảo phải trải qua khá nhiều công đoạn như cắt (thu hoạch), chẻ lác, phơi (3 đến 4 nắng), nhuộm và đan lác thành chiếu. Riêng công đoạn dệt chiếu được chia làm hai phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Trong đó, chiếu hoa chia làm hai công đoạn là dệt hoa và in hoa. Công đoạn in hoa nhằm tạo hoa văn đòi hỏi nhiều công và sự sáng tạo của người thợ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể đến một số loại chiếu dệt hoa thông thường như chiếu phệt, chiếu sọc miên, chiếu hột mè, chiếu lảy…

Người dân thu hoạch cây lác nguyên liệu để sản xuất chiếu.

1 thg 12, 2015

Khám phá vùng hoang dã Láng Sen

Khi vào mùa, hàng trăm ngàn con chim đáp kín cả một dãy đất rộng tầm 40 ha. Chúng đông đến nỗi sau một mùa sinh sản, hơn 10 ha rừng tràm xanh mướt nơi chim làm tổ đã rụng lá xơ xác.

Vùng đất hoang dã còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười tại huyện Tân Hưng (Long An) vừa được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ bảy của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.

Khu bảo tồn này được coi là vùng hoang dã hiếm hoi còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Gọi là vậy bởi cách đó không xa “người anh” của Ramsar Láng Sen, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam mấy năm qua đã và đang từng ngày bị xâm hại.

“Dự kiến cuối tháng 11-2015, lễ đón nhận quyết định công nhận của khu bảo tồn này sẽ được tổ chức” - anh Nguyễn Công Toại, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (gọi là Ramsar Láng Sen), nói với Pháp Luật TP.HCM.

Chim, cò bay kín cả một vùng ở Ramsar Láng Sen. Ảnh: HN

29 thg 4, 2015

Vang danh trống Bình An

Trống Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) nổi tiếng khắp miền Nam, miền Trung bởi sự uy tín và chất lượng của sản phẩm. Không dừng lại ở việc phục vụ thị trường trong nước, trống Bình An còn xuất khẩu đến các nước như Úc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Campuchia, Hàn Quốc...

Người khai sinh ra làng trống Bình An là ông Nguyễn Văn Ty. Thời đó, ông Ty làm nghề buôn bán trên sông từ Long An sang các tỉnh miền Tây. Một lần, khi xuôi ghe trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút, ông thấy trên bờ có một nông dân đang bịt trống. Thấy lạ, ông ghé vào xem. Không ngờ nghề bịt trống lại khiến ông say mê và quyết chí theo học. Sau hơn một năm, ông đã nắm bắt toàn bộ bí quyết nghề làm trống rồi truyền dạy lại cho dân làng Bình An. Đến nay, làng trống Bình An đã 170 năm hình thành và phát triển.

9 thg 3, 2015

Làng cổ Phước Lộc Thọ

Nằm bên sông Vàm Cỏ Đông yên bình (xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), làng cổ Phước Lộc Thọ là điểm du lịch dành cho những người yêu thích không gian cổ xưa, trở về với nguồn cội dân tộc bên những ngôi nhà cổ mang bản sắc ba miền đất nước. 

Làng cổ Phước Lộc Thọ do ông Dương Văn Mỹ, một người đam mê đồ gỗ cổ sưu tầm và xây dựng. Ngôi làng được khởi công từ năm 2006 trên diện tích hơn 10 héc ta, được chia làm 2 khu riêng biệt là khu tham quan và khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng. Ngay khi đặt chân vào trong khuôn viên làng cổ, du khách đã bị mê hoặc bởi những nét cổ kính của các ngôi nhà xưa. Đây cũng là không gian lý tưởng để du khách thư giãn, tĩnh tâm và hòa mình vào với thiên nhiên.

Khu tham quan rộng 6 héc ta gồm 22 ngôi nhà gỗ cổ có niên đại từ 80 đến 150 năm được sưu tầm ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi ngôi nhà cổ ở đây đều mang một bản sắc riêng mang dấu ấn vùng miền.

Một góc làng cổ Phước Lộc Thọ nhìn từ trên cao.

8 thg 8, 2013

Kỳ lạ ngôi chùa nổi trong mùa lũ

Nằm trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, chùa Nổi Cổ Sơn Tự (còn gọi là chùa nổi) chưa khi nào vắng khách dù ở tận vùng sâu giáp biên giới Campuchia.

Người ta đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng một ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm mà còn để tìm hiểu về ngôi chùa với kỳ tích được lưu truyền trong dân gian, qua bao mùa lũ đỉnh cao, chùa vẫn không bao giờ bị chìm chân dưới nước.

Hàng trăm năm là nơi tránh lũ

Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu là rốn lũ của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Mùa nước nổi ở Tuyên Bình, Vĩnh Hưng thường bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kéo dài đến tháng 11 âm lịch. Khi ấy bốn bề trắng nước. Chùa nổi Cổ Sơn Tự nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, phía sau là cánh đồng mênh mông, trải dài tít tắp. Dừng lại hỏi người phụ nữ đi làm đồng về qua chùa , chị vui vẻ chỉ về phía cầu treo cao chót vót nói thêm: "Năm nay nước chưa dâng cao lắm, người dân còn qua chùa bằng đường bộ được. Vào những mùa lũ đỉnh cao, muốn qua chùa chỉ còn cách bắt xuồng, ngồi ghe thôi". 

Toàn cảnh chùa Nổi nhìn từ bên kia sông. 

9 thg 6, 2013

Lia thia quen… hũ mắm chua

Chúng tôi từ TP.HCM đi Đức Huệ (Long An) khi Nam bộ lững thững bước vào mùa mưa. Đi tìm nơi đang có món mắm cá lia thia. Dọc hai bên đường đi hoa bò cạp nước – loài hoa nhiều tên gọi nhất và gốc Ấn mà bị nhiễu thành Nhật – nở muộn thi thoảng óng vàng vào mắt.

Cá lia thia đi xúc từ đồng bưng về. Ảnh: Ngữ Yên 

Đến được cầu Đức Huệ bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, cửa ngõ vào thị trấn Đông Thành của huyện – lúc gần 11g, mất vị chi bốn tiếng đồng hồ.

6 thg 6, 2013

Nấm tràm đầu mùa mưa ở Đức Huệ

Chuyến đi Đức Huệ cuối tuần đã được gút và sẽ khởi hành vào sáng thứ sáu 10.5. Mục tiêu chuyến đi là theo chân mấy người dân đi dặm cá lia thia gần cuối mùa ở tận đồng bưng Bình Thành. Đầu tuần còn kiểm tra lần cuối là xứ ấy chưa mưa. Vậy mà thứ tư, thứ năm trời đổ cơn mưa lớn. Thúi hẻo! Vì mưa lớn nước ở đồng bưng nhiều là cá đi hết. Không ai đi dặm nữa.

Cháo tràm, tuy đắng mà ngọt. Ảnh: Trần Việt Đức 


29 thg 3, 2013

Thăm đất Cần Giuộc

Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.

Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 - 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu... Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh - “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định). 



Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ.