Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 9, 2022

Lăng Nguyễn Hữu Hào giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu. 

7 thg 9, 2022

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt

Chùa Linh Quang được biết đến là ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt, nơi đây mang phong cách kiến trúc đậm chất Á Đông cầu kì và nổi bật thu hút du khách thập phương.

Toạ lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chùa Linh Quang (Linh Quang Tổ đình) được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng khơi nguồn đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng và là ngôi chùa cổ đầu tiên ở TP Đà Lạt mộng mơ.

5 thg 9, 2022

Làng chùa độc đáo nhất Việt Nam

Thôn Phú An thuộc xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa nhất, tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự. Đây là nơi có Đại Bảo Tháp Tỳ Lô đồ sộ và đẹp nhất, nơi đầu tiên phát kiến con đường trị bệnh thân và tâm có một không hai ở Việt Nam…

Từ quốc lộ 20, vừa rẽ vào thôn Phú An đã nghe tiếng tiếng gõ mõ, tụng kinh và tiếng chuông chùa ngân vang trên các triền đồi, khiến lòng chợt thanh thản, bình an. Thôn này chỉ khoảng 2.200 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất và niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, là địa phương quy tụ nhiều ngôi chùa nhất Việt Nam. Nhiều người gọi đây là làng chùa Đại Ninh.

Chánh điện chùa Phương Liên Tịnh Xứ

27 thg 8, 2022

Biệt thự “ma quái” nổi tiếng thế giới ở Đà Lạt

Tòa biệt thự này gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy...

Tọa lạc ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt, biệt thự Hằng Nga hay Ngôi nhà quái dị, Ngôi nhà Điên (Crazy House) là một là một địa điểm tham quan nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ có phong cách kiến trúc đặc biệt

Có khuôn viên rộng gần 2.000 m², khu biệt thự này được khai trương vào năm 1990, gồm nhiều tòa nhà gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy.

Phía trong mỗi tòa nhà có những hành lang uốn lượn như hang động, cầu thang quanh co, các căn phòng cách bài trí nội thất kỳ quặc...

Những đường thẳng và góc vuông của các tòa nhà thông thường hoàn toàn không hiện diện tại đây. Mọi thứ ở “ngôi nhà điên” cong vẹo như thế đã bị nung chảy ở nhiệt độ cao và sau đó để cho đông cứng lại

Dù được xây dựng bằng bê tông cốt thép, các công trình của tòa biệt thự vẫn tạo ra cảm giác về sự gần gũi với thiên nhiên nhờ lối tạo hình mềm mại, ngẫu hứng cùng sự hiện diện dày đặc của các loại cây xanh trong khuôn viên

Những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được đưa vào thiết kế của tòa biệt thự, thể hiện qua hình ảnh tượng nhà mồ, mái nhà rông vút cao, bộ cồng chiêng, cặp sừng trâu...

Ngoài những điểm đặc sắc, theo đánh giá từ du khách, điểm trừ của khu du lịch này là các cầu thang chênh vênh có lan can thấp và sơ sài, trẻ em chỉ nên khám phá nơi đây với sự giám sát chặt chẽ của người lớn để tránh rủi ro

Không chỉ là một điểm tham quan, biệt thự Hằng Nga còn là cơ sở lưu trú du lịch với 11 phòng nghỉ có phong cách khác nhau, mang những cái tên thú vị như phòng Con kiến, phòng Con hổ, phòng Đại bàng đất, phòng Quả bầu...

Trong các sách hướng dẫn du lịch, khu biệt thự này luôn được coi là một trong những điểm đến hàng đầu của thành phố Đà Lạt. Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc còn xếp công trình vào nhóm 10 tòa nhà kỳ lạ nhất thế giới.

Kiến trúc sư và chủ nhân của biệt thự Hằng Nga là bà Đặng Việt Nga. Thuở bé, bà học trường tiểu học dành cho thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc (1951-1954) và học trung học tại Liên Xô.

Bà tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959 – 1965), sau đó từ 1969 – 1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng Tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và đầu tư xây dựng tòa nhà này.

Một số hình ảnh khác về khu biệt thự Hằng Nga ở Đà Lạt.






23 thg 8, 2022

Độc lạ món gà "bốc hỏa", khách muốn ăn phải dùng chày đập niêu ở Đà Lạt

Món ăn được chế biến từ gà tre thả vườn có cân nặng từ 1,2-1,5kg, đem tẩm ướp gia vị rồi hấp sơ, sau đó đặt nguyên con vào niêu đất và xông hơi trên đá núi lửa, tạo hương vị lạ miệng hút khách gần xa.

Xuất hiện trong thực đơn của một quán ăn trên đường Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ khoảng cuối năm 2019, món gà đập niêu "độc lạ" tại đây nhận được nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của thực khách gần xa.

Theo đó, gà sẽ được sơ chế rồi nướng trong một chiếc niêu đất. Sau đó, nhân viên sẽ bưng món ăn lên và thực khách được tự tay xoay niêu, đập vỡ để thưởng thức phần gà nướng thơm lừng bên trong. 

Chị Mộc Nữ - chủ quán cho biết, món ăn được lấy ý tưởng từ món gà nướng lu truyền thống, tuy nhiên cách chế biến, trình bày và thưởng thức có sự biến tấu mới mẻ, độc đáo hơn, mang đến hương vị đặc trưng riêng, khó hòa lẫn.

26 thg 5, 2022

Trà ướp hương xứ B’lao


Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp quan trọng phát triển mạnh nhất vùng đất Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cây trà không những đã giúp cho người dân có cuộc sống ổn định hơn mà còn tạo ra một nét văn hóa riêng cho vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.

Nếu như ở phía Bắc cây trà được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ thì ở phương Nam vùng đất Lâm Đồng lại được mệnh danh là xứ sở của cây trà, với tên gọi trà B’lao. B’lao là tên gọi cũ của vùng đất Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất, Lâm Đồng vào năm 1927. Người Pháp thấy vùng đất này thích hợp với cây trà nên đã đem giống trà Bạch Mao trồng ở đây. Sau đó theo quá trình phát triển, cây trà có mặt ở Di Linh và Bảo Lộc vào những năm 1930. Cây trà làm quen với đất B’lao từ những đồn điền của người Pháp rồi sau đó là sự ra đời của các trang trại, rẫy trà của các hộ gia đình.

Rủ nhau check-in ‘quạt gió’ đồi chè Cầu Đất

Khoảng 17 chiếc “quạt gió khổng lồ” nổi bật trên nền xanh của bầu trời và cây cỏ tại đồi chè Cầu Đất, Xuân Trường, Đà Lạt khiến bất cứ ai đến đây đều muốn rút điện thoại ra và chụp “1.001” tấm hình “sống ảo”.

Sự có mặt của những chiếc "quạt gió" khổng lồ làm không gian vốn đã đẹp tại đồi chè Cầu Đất lại càng thêm đặc biệt - Ảnh: ĐỒNG NGÔ

Vốn đã là địa điểm săn mây "hot" nhất ở Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Sự xuất hiện thêm của những chiếc "quạt gió" khổng lồ càng khiến nơi đây trở thành tọa độ "nóng" hơn trên bản đồ các điểm "nhất định phải check-in" tại Đà Lạt của giới trẻ.

24 thg 5, 2022

Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá

Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm

Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.

Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

1 thg 5, 2022

Trải nghiệm vườn nho thân gỗ độc đáo ở Đà Lạt

Không chỉ mệnh danh là xứ sở hoa, Đà Lạt còn là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cây ăn trái “mới lạ”; một trong số đó là vườn nho thân gỗ độc đáo.

Nho thân gỗ là loại quả "mới lạ" được trồng ở Đà Lạt. Ảnh H. Thắm

Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ và lượng mưa hằng năm khá lớn là ở Đà Lạt điều kiện thuận lợi để các loài hoa và cây ăn trái sinh trưởng, đơm bông, kết trái bốn mùa.

29 thg 3, 2022

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê

Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.

Già làng và các thày cúng chuẩn bị cho phần lễ của ngày hội.

7 thg 3, 2022

Cắm trại ngắm lá đỏ ở xứ D'ran

Bước vào khu rừng toàn lá đỏ ở D'ran, nhóm của Xuân Thượng thấy như đang ở giữa trời Âu.

Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1997, hiện sống và làm việc D'ran, chia sẻ về hành trình cắm trại ngắm lá đỏ, dành cho những du khách thích sự lãng mạn.

Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D'ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc "Chuyện xứ D'ran xưa" của Lâm Trung Châu sẽ biết một D'ran mơ màng, nơi ai cũng từng nghe tên một lần nhưng để hình dung thì khó miêu tả.

D'ran có tên từ thời Pháp. Thị trấn có vị trí địa lý nằm giữa hai đèo D'ran và Ngoạn Mục. Do đó, người ta còn gọi D'ran là thị trấn lưng đèo. D'ran chưa nổi tiếng trong giới du lịch và huyện Đơn Dương cũng chưa phát triển như các huyện khác nên D'ran giữ được nhiều sự hoang sơ của thiên nhiên, con người chân chất.

Cảnh đẹp xứ Dran. Ảnh: Lạc Tour

3 thg 3, 2022

Hoa bơ vàng rực ở Đà Lạt

Hàng cây bơ vàng rực gây sốt khi nhận được nhiều lượt yêu thích trên mạng xã hội.

Được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, Đà Lạt có khí hậu phù hợp để nhiều loại hoa phát triển, thu hút khách du lịch. Hoa bơ lâu nay không phải là một loại hoa "mời khách" tới Đà Lạt song bộ ảnh "Đà Lạt mùa hoa bơ nở" của Trần Văn Cường gây sốt trong các hội nhóm yêu du lịch. Đa phần choáng ngợp trước một góc trời màu vàng, bất ngờ khi ở Đà Lạt có địa điểm để check-in cùng loại hoa này. "Đẹp quá!", nhiều người bình luận.

"Đà Lạt mùa hoa bơ nở" hiện thu về hơn 3.000 lượt yêu thích và gần 600 bình luận. Ảnh: Trần Văn Cường

22 thg 2, 2022

Bảo tàng trà Đà Lạt

Nhà máy trà gần 100 năm tuổi trở thành điểm du lịch phức hợp, gồm bảo tàng, khu trưng bày nghệ thuật và quán cà phê.


Bảo tàng trà Cầu Đất là công trình được thiết kế lại trên nền kiến trúc cũ của Sở trà Cầu Đất trước đây do người Pháp xây dựng từ năm 1929. Thời kỳ đó, Cầu Đất là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á có một sở trà và nhà máy trà lớn nằm trên diện tích 1,2 ha. Hiện điểm đến này thuộc Cầu Đất Farm ở xã Xuân Trường cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km. Xung quanh bảo tàng là những đồi trà nhấp nhô.

8 thg 2, 2022

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru

Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.

Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng

Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.

24 thg 1, 2022

Cổ vật tầm cỡ thế giới nào đang được lưu giữ ở Đà Lạt?

Quá trình đưa khối tài liệu khổng lồ này từ Huế về Đà Lạt được thực hiện rất cẩn trọng, phải mất ba lần mới hoàn thành.

Nằm ở phường 5, TP Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hay Biệt điện Trần Lệ Xuân là một địa điểm du lịch nổi tiếng của “thành phố hoa”. Đây chính là nơi lưu giữ mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009

Những tác phẩm nghệ thuật cực độc của nhà Nguyễn

Những tấm mộc bản mang sắc thái hội họa của triều Nguyễn chính là một phần quan trọng trong kho tàng nghệ thuật đặc sắc của người Việt.

Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt là nơi lưu giữ hơn 3 vạn tấm mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ thể hiện các tư liệu chữ Hán, một số tấm mộc bản trong kho tàng này còn mang nội dung khác lạ.

18 thg 1, 2022

Thánh thất lớn nhất của đạo Cao Đài ở Việt Nam

Thánh thất Đa Phước

Thánh thất mang tên là Đa Phước có lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng của TP Đà Lạt; thu hút hàng nghìn tín đồ đến sinh hoạt đạo và gây ấn tượng đặc biệt cho người đến chiêm bái.

Thánh thất gồm 3 phần chính: Hiệp Thiên Đài ở phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau; về kiến trúc tổng thể, được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ thay đổi một số chi tiết và họa tiết trang trí.

9 thg 12, 2021

Đập tràn xả nước bọt tung trắng xóa gây sốt tại Đà Lạt

Hình ảnh dòng nước chảy xối xả qua các bậc đá, tung bọt trắng xóa lên cao tại đập tràn hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) những ngày qua trở thành điểm đến lý tưởng của giới trẻ. 

Đập tràn xả nước xối xả, bọt tung trắng xóa trở thành điểm đến mới gây sốt tại Đà Lạt.

7 thg 12, 2021

Lăng Nguyễn Hữu Hào - thân phụ Nam Phương hoàng hậu - danh thắng bị lãng quên

Cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại) mang một vẻ đẹp trầm mặc, cuốn hút dẫu đã bị bỏ quên nhiều năm trong hoang tàn.

4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu, trông rất uy nghi - Ảnh: M.VINH

5 thg 12, 2021

Biệt điện xa hoa giữa đồi thông Đà Lạt

Tọa lạc trên triền đồi thông thơ mộng, có vị thế đắc địa của thành phố cao nguyên Đà Lạt, khu biệt điện Trần Lệ Xuân được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ. Khởi nguyên, đó là nơi nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần của vợ chồng Cố vấn Ngô Đình Nhu và Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân…

Trung tâm lưu trữ quốc gia 4, nơi bảo quản mộc bản Triều Nguyễn