Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 11, 2018

Thả hồn giữa đồi cỏ hồng mộng mơ ở Đà Lạt

Thành phố ngàn hoa không chỉ có hoa, tháng 11 này, Đà Lạt còn có những đồi cỏ hồng đẹp như mơ. Đừng ngại ngần cho những tháng cuối năm, bạn sử dụng những ngày phép cuối cùng để tận hưởng một Đà Lạt mộng mơ khó tả.


Nổi tiếng từ nhiều năm qua, đồi cỏ hồng Đà Lạt thường xuất hiện vào cuối tháng 11 đến tháng 12 hằng năm. "Nở rộ" dưới chân những đồi thông, bên hồ nước nên những bạn cỏ hồng đã tạo thành một khung cảnh Đà Lạt vô cùng lãng mạn.

25 thg 11, 2018

Đàn đá, “báu vật” 3.000 tuổi của VN

Đàn đá không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập đàn đá cổ lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt.

Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam

23 thg 11, 2018

Vườn hồng trĩu quả giữa trời thu Đà Lạt

Mùa thu, "trốn nắng" ở các nhà vườn và tự tay hái, thưởng thức hồng là trải nghiệm hấp dẫn nhiều du khách. 

Khoảng tháng 11, vườn hồng trở thành điểm đến được nhiều du khách "săn" tìm ở Đà Lạt, đặc biệt là các bạn trẻ. Khách đến vườn có thể tham quan, chụp ảnh lưu niệm và mua hồng về làm quà. 
Các vườn hồng ở đây được trồng tự nhiên mà không có nhà lồng hay mái che. Dù vậy, vào mùa thu hoạch, chỉ cần bước chân vào vườn, bạn vẫn sẽ cảm nhận được mùi hồng chín thoang thoảng. 

15 thg 11, 2018

Mở mắt thấy thiên đường Bảo Lộc



Có một nơi thường bị bỏ quên trên hành trình đến cao nguyên Lâm Viên tìm cái đẹp của du khách. Ở đó, mỗi sáng mở mắt có một thiên đường. 

Những cảnh đồi chè bạt ngàn, xen giữa là những con đường nhỏ uốn lượn du khách có thể bắt gặp khi đi vào vùng trồng chè Đam B’ri (ngoại ô TP. Bảo Lộc), hoặc các xã vùng ven huyện Bảo Lâm - Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG

12 thg 11, 2018

Đà Lạt lạnh 'nồng nàn' bên ly sữa đậu nành

Sữa đậu nành vốn không phải là thứ thức uống cao sang, mỹ vị gì nhưng với xứ lạnh Đà Lạt thì nó là đặc sản dân dã mà ai ghé đến cũng muốn thưởng thức. 

Ảnh Nhật Diễm 

Có người từng nói Đà Lạt là một nhà băng kín tiếng cất giữ thật nhiều mối tình của người Sài Gòn. Thật hiếm có chàng trai Sài Gòn nào khi yêu không một lần nghĩ tới việc đưa bạn gái đi chơi Đà Lạt. Thành phố mộng mơ với cái lạnh se sắt khiến cho người ta như muốn gần nhau hơn.

10 món ăn hoài không chán khi đến Đà Lạt

Bánh căn, bánh mì xíu mại hay kem bơ là những món ăn luôn được du khách tìm kiếm mỗi khi có dịp khám phá Đà Lạt. 


Bánh mì xíu mại chén

Đây có lẽ là món ăn "thương hiệu" của ẩm thực Đà Lạt mà du khách không nên bỏ qua. Những viên xíu mại thơm ngọt nằm trọn trong chén nước chấm nóng. Chấm miếng bánh mì giòn vào đây rồi chậm rãi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.

Để hương vị trọn vẹn hơn, bạn có thể xin thêm miếng da heo hoặc cho thêm xíu ớt cay vào chén nước chấm. Suất ăn thường bán theo kiểu: 4.000 đồng một viên xíu mại, 2.000 đồng một ổ bánh mì, ăn bao nhiêu thì tình tiền bấy nhiêu.

Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo như quán chị Thuý ở ấp Ánh Sáng, góc hàng nhỏ ở ngã ba đường Bùi Thị Xuân và Thông Thiên Học. Bạn lang thang quanh khu Hoà Bình cũng sẽ tìm thấy món này. 

29 thg 9, 2018

Nhà thờ khác lạ đạt 2 giải kiến trúc quốc tế ở Lâm Đồng

Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. 

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một công trình tôn giáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. Nhà thờ Ka Đơn (dòng Vinh Sơn), lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. 
Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. Trước đó, bản thiết kế của nhà thờ cũng được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 2011. 

12 thg 9, 2018

Tiệm cà phê hoa hồng ở Đà Lạt

Hoa không chỉ ở ngoài sân mà còn xuất hiện trong gian nhà nhỏ, hương thơm thoang thoảng đem lại cho thực khách cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn. 

Nép mình dưới tán cây xum xuê trên đường Yersin, tiệm cà phê của chị Hương Thi mở được gần một năm. Quán nhỏ có cách bày trí tinh tế, lấy hoa hồng làm điểm nhấn để thiết kế không gian. Chị Thi sinh ra ở Quảng Trị, có 8 năm gắn bó với Sài Gòn. Chị quyết định lên Đà Lạt sinh sống đã được một thời gian. 

29 thg 8, 2018

Bàn tay Phật ở Đà Lạt có gì thu hút giới trẻ?

Bàn tay Phật nằm ở Hoa Sơn Điền Trang (Đà Lạt) là một công trình sáng tạo được làm bằng những sợi dây rừng cổ thụ. Nơi đây đang là một trong những điểm đến mới thu hút giới trẻ. 

Ngọn thác mang tên một loại quả ở Đà Lạt

Theo tiếng dân tộc K'Ho, tên thác Prenn có nghĩa là 'cà đắng' - một loại cây cho trái mọc nhiều ven suối. 

Thác Prenn nằm ngay trên quốc lộ 20 ở chân đèo Prenn, cửa ngõ vào Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chừng 12 km. 

16 thg 8, 2018

Quán cà phê trong ga xe lửa cổ nhất Đông Dương ở Đà Lạt

Du khách như được quay về quá khứ khi thưởng thức tách cà phê ngon trong không gian xưa cũ.

Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng năm 1932 và hoàn thành sau 6 năm. Đây là nhà ga cổ ở Việt Nam và có kiến trúc đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới.

Tuyến đường sắt chính ở ga đã dừng hoạt động nhưng bạn có thể đi tàu một chặng 7 km từ Đà Lạt tới Trại Mát. Giờ đây, bạn còn được dịp thưởng thức ly cà phê trong không gian có một không hai ở Đà Lạt. 

11 thg 8, 2018

Dế xào sả ớt - món ăn níu chân du khách ở Lâm Đồng

Dế được người dân nuôi trong trang trại và chế biến thành món đặc sản. 

Vùng đất Nam Tây Nguyên có độ ẩm cao, mưa nhiều, cây cối tốt tươi là điều kiện sống lý tưởng cho nhiều loài côn trùng, trong đó có dế. Những con dế nhấm nháp cỏ non, ngậm sương đêm mát lành từng là món ăn cho người dân nơi đây trong thời gian khó khăn. Nhiều năm qua, khi dế được nuôi nhân rộng, món dế xào sả ớt đã trở thành đặc sản của vùng đất này. 

1 thg 8, 2018

Nếu có đi thăm tam giác mạch ở Đà Lạt...

Vài năm gần đây, du khách đến Đà Lạt thường bảo nhau tham quan một địa điểm mới: hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức.

Tam giác mạch được xem là loại "đặc sản" của vùng núi phía Bắc, nên được tận mắt chiêm ngưỡng ở phương Nam thật là thú vị. Tuy vậy, phải thành thật mà nói rằng ngắm hoa tam giác mạch chỉ thật sự ấn tượng khi thật nhiều hoa trên cánh đồng bát ngát kìa chứ còn chỉ một ít hoa thì... đâu có xi-nhê gì! (cũng giống như dã quỳ ấy, phải ngắm dã quỳ mọc hoang dã thật nhiều mới đẹp, chớ có ai trồng vài bụi dã quỳ trong vườn đâu).

Đám tam giác mạch trồng ở trước cổng chùa

30 thg 7, 2018

Thác ngàn Liliang bỏ hoang giữa núi rừng

Tìm về thác Liliang là tìm về một chốn chỉ có tiếng chim hót, tiếng suối chảy giữa mênh mông rừng xanh thẳm.

Còn có tên là thác Cầu 4 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), thác Liliang mang trong mình vẻ hoang dại và mãnh liệt của núi ngàn với dòng chảy mạnh mẽ cùng thiên nhiên hoang sơ.

26 thg 7, 2018

Ngôi biệt thự vua Bảo Đại tặng thứ phi Phi Ánh ở Đà Lạt

Nằm trên đường Quang Trung là tòa nhà bằng đá mang kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt.

Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha) trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Công trình được xây theo ý tưởng của một viên chức người Pháp, có 2 tầng nổi, một tầng hầm, gồm hai khối nhà. Năm 1940, trong một chuyến nghỉ mát ở đây, vua Bảo Đại đã mua lại tòa nhà từ viên chức này để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Từ đó, biệt thự đá còn có tên gọi là “biệt thự Phi Ánh”. 

4 thg 7, 2018

... cho đến khi hồ Xuân Hương cạn nước

Năm 2010 do ngẫu nhiên mà tui đi Đà Lạt đến vài lần, và những lần đó thì hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt... không thơ mộng gì ráo trọi, bởi vì lúc đó hồ được xả cạn nước để nạo vét và sửa chữa.

Lúc đó nghĩ cũng hơi bực bực vì đây là một thắng cảnh đẹp của Đà Lạt mà mình ra đây không được thưởng ngoạn, nhưng nghĩ lại thì thấy... khoái, vì mấy ai được đi bộ giữa lòng hồ Xuân Hương. Nghĩ vậy nên buổi tối thay vì đi dạo quanh bờ hồ như thông lệ, cha con tui rủ nhau đi bộ giữa lòng hồ. Ha ha, một trải nghiệm rất là... Yomost!

Bắt đầu đi bộ ra giữa hồ

3 thg 7, 2018

Những ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt

Nhà trăm mái của Lữ Trúc Phương

Đầu thập niên 1990, giới kiến trúc và dân du lịch xôn xao với một công trình đặc biệt: Ngôi nhà trăm mái của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ngôi nhà nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt. Thoạt tiên đây chỉ là ngôi nhà 2 mái bình thường như bao nhiêu ngôi nhà khác, nhưng KTS Lữ Trúc Phương bằng tài hoa và những suy nghĩ phá cách của mình đã thiết kế và biến nó thành ngôi nhà 100 mái. Ngôi nhà mở cửa cho khách tham quan và nhận được rất nhiều ý kiến thán phục của giới chuyên môn và du khách.

Nhà trăm mái của KTS Lữ Trúc Phương

28 thg 6, 2018

Kẻ mộng mơ

Ở Đà Lạt, qua thời gian người ta chợt nhận ra rằng những nghệ sĩ tử tế xứ này đều là những kẻ đơn độc (có người chịu không nổi phải bỏ chạy!). Và kẻ đơn độc nhất hiện nay có tên là Lữ Trúc Phương, hành nghề vẽ nhà vẽ cửa...

KTS Lữ Trúc Phương

Ông là một kiến trúc sư “có tiếng” ở phố núi du lịch sang trọng này. Hằng ngày tôi thấy ông lầm lũi đi về trong bộ đồ nâu xám cũ kỹ, trên một ngọn đồi ở ấp Hồng Lạc, cạnh ngôi chùa sư nữ nhỏ rêu phong trên đường Phạm Hồng Thái.

Ông không nói chuyện với ai, kể cả khi ở quầy bán báo bà Chương (cửa hàng báo trên 40 năm ở đường Ba Tháng Hai), mà chủ yếu dồn tất cả cho cuộc độc thoại trường kỳ với căn phòng ngợp các bản thiết kế, tranh, tượng gỗ, sách, máy tính... Nhìn vào không gian sống ở căn phòng 20m2 kia đủ nhận ra nỗi cô đơn, tự kỷ, trầm tĩnh (và chịu đựng), cùng vẻ ẩn sĩ của một kiến trúc sư kỳ dị giữa buổi cuộc sống đang tốc hành, nhốn nháo thực dụng...

Đường lên trăng - kiến trúc bước ra từ cổ tích

KTS Lữ Trúc Phương nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ 20 với 2 công trình “Nhà trăm mái” và “Đường lên trăng”. Với ý tưởng dựa vào các câu chuyện truyền thuyết về lịch sử và cổ tích Việt Nam, khắc họa cả những vật liệu truyền thống về kiến trúc là tre, trúc, gỗ, đá, gốm… con gái ông đang tiếp tục triển khai ý tưởng của ba mình để hoàn thiện công trình hình chữ “đ” kỳ bí mang tên “Đường lên trăng”…

Nơi đây sẽ có một nàng Trăng

18 thg 6, 2018

Độc đáo rừng lá phong và ngôi nhà 132 mái ở Đà Lạt

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) chính thức 'trình làng' khu rừng cây lá phong và ngôi nhà 132 mái độc đáo.

Chưa đến mùa thu nên rừng cây lá phong chỉ toàn một màu xanh của lá. Ảnh: Gia Bình 

Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.