Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 1, 2021

Người Trường Lưu giữ gìn nhà cổ!

Trầm lặng giữa vùng văn hóa Trường Lưu, nhiều ngôi nhà cổ ở xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn được mỗi thế hệ người dân gìn giữ, trân trọng như những báu vật vô giá...

Ngôi nhà hơn 300 tuổi của gia đình ông Nguyễn Huy Thản đã được thay mái ngói

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa còn hiện hữu ở thôn Xuân Phượng, nhiều người dân đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi của ông Nguyễn Huy Thản - một trong những ngôi nhà có độ luổi lâu đời nhất nằm trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh).

Khám phá những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên của Hà Tĩnh

Trong 4.000 hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương (thôn Chân Thành, xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), có nhiều hiện vật quý hiếm được Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương (SN 1957) dày công sưu tầm.

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh được TS Nguyễn Quang Cương xây dựng ngay chính tại quê hương của mình. Tiền thân là Nhà khuyến học Hoa Cương (năm 2004), đến nay, Bảo tàng Hoa Cương được hoàn thành với 4.000 hiện vật do chính TS Nguyễn Quang Cương tìm tòi, phát hiện và lưu giữ.

31 thg 12, 2020

Núi Cơm huyền thoại

Ngọn núi Cơm theo từ Hán Việt xưa là Phong Phạn (Tặng Cơm), nằm bên bờ Nam sông Lam, điểm khởi đầu và vươn ra của dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Núi Cơm nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và là nơi ghi dấu sự kiện ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, mở đầu cho cao trào cách mạng công nông Nghệ Tĩnh. Ảnh Đậu Hà

Núi Cơm gắn liền với huyền thoại ông Đùng - một nhân vật khổng lồ có sức khỏe phi thường, tự mình sắp đặt lại giang sơn, để chống chọi với lũ lụt, bão giông. Chuyện kể rằng: Hằng năm, vùng đất Xứ Nghệ thường xẩy ra nạn hồng thủy, sông Lam hung dữ dâng nước lũ mênh mông, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu. Ông Đùng đã ra tay dời núi, chắn sông để cứu dân làng.

30 thg 12, 2020

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống.

Hoan Châu đệ nhất danh thắng chùa Hương Tích (thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc). Ảnh: Chùa Hương Tích ngày nay nhìn từ trên cao, Ảnh PV) 

14 thg 12, 2020

Mùa săn nấm mối ở miền núi Hà Tĩnh

Tháng 10 âm lịch, sau những cơn mưa ngắn bất chợt, thời tiết hơi nồng ẩm là lúc nấm mối nở rộ ở các vùng miền núi Hà Tĩnh.

Nhiều ngày nay, người dân huyện miền núi Hương Khê liên tục tìm được nhiều nấm mối sau những đợt mưa.

13 thg 12, 2020

Nét đẹp thờ cá voi của ngư dân Hà Tĩnh

Để gìn giữ, phát huy nét văn hóa chôn cất và thờ cúng cá voi trong đời sống, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích thờ cá voi.

Miếu Đức Ngư Ông xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vừa được trùng tu với kinh phí 1,8 tỷ đồng

Nằm ngay sát mép biển của làng chài thôn Bắc Hải (xã Thạch Hải, Thạch Hà), đền thờ Đại Thần Ngư hay còn gọi là thờ Cá Ông vừa được bà con nhân dân ở đây trùng tu, tôn tạo. Với kinh phí hơn 200 triệu đồng từ sự đóng góp của người dân các làng chài trên địa bàn và con em xa quê, ngôi đền được cơi nới từ diện tích khoảng 20 m2 đến hiện tại là 56 m2, gồm 3 tòa điện thờ khang trang.

11 thg 12, 2020

Về làng đục dó tìm trầm ở Hà Tĩnh

Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.


Ở xã Phúc Trạch không chỉ có giống bưởi ngon, thơm nức tiếng gắn liền với địa danh của của địa phương này mà còn có cây dó trầm được đánh giá rất cao về chất lượng. Từ những cây dó trầm, người dân sẽ chế tác ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trầm cảnh, đồ mỹ nghệ, trang sức, các sản phẩm tâm linh… Đến nay, phần lớn các công đoạn chế tác vẫn phải làm thủ công.

Cận cảnh quy trình làm mật mía ở làng nghề nổi tiếng Hà Tĩnh

Cuối tháng 10 âm lịch là thời điểm làng nghề ép mật ở xã Thọ Điền, Vũ Quang (Hà Tĩnh) hối hả chuẩn bị hàng tết. Sự ra đời của mô hình HTX cùng với ứng dụng máy móc hiện đại đang giúp người dân mở rộng thị trường, tăng thu nhập.

Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ bao đời nay, trải qua thời gian, toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đi đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra đời những mẻ mật thơm ngon.

12 thg 10, 2020

Nơi an nghỉ của anh hùng Lý Tự Trọng

Mộ phần của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng được xây năm 2011, đặt trong khu tưởng niệm ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên, nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà. Trên ảnh là tượng thờ bán thân của ông làm bằng đồng nguyên khối, đặt tại nhà tưởng niệm của khu di tích. 

Năm 1926, tại Thái Lan, chàng trai trẻ là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau. 

Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Ông sau đó được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. 

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

7 thg 10, 2020

Dòng họ Trần Hậu ở Hà Tĩnh tỏa bóng tiền nhân

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn trên địa bàn tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1632, để thờ tự các bậc tiền nhân từng có nhiều công lao với dân, với nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn tọa lạc ở tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng ở Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...

Ông Trần Xuân Liên (SN 1955), thường được mọi người trong thôn Ái Quốc gọi là “ông kiềng giang”, bởi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề đan kiềng. Thôn Ái Quốc trước đây có tên là làng kiềng Triều Thượng, nghề đã có từ hàng trăm năm nay và đã nuôi lớn bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm, phần vì sự xuất hiện của những sản phẩm công nghiệp giá cạnh tranh, phần vì tính chất đặc thù đòi hỏi sự tỉ mẩn cao nên nghề đan kiềng bị mai một...

25 thg 9, 2020

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.

16 thg 8, 2020

Chiêm ngưỡng cổng Tam quan có một không hai ở Hà Tĩnh

Hoàn thành sau gần 2 năm thi công, cổng Tam quan của chùa Thanh Lương ở thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến nhiều người ấn tượng bởi kiến trúc đẹp, sự đồ sộ, bề thế.

Chùa Thanh Lương thuộc thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Từ năm 2012, chùa được xây dựng, trùng tu lại. Cổng Tam quan nằm trong hạng mục được xây dựng lại. Cổng được dựng vào tháng 1/2018, hoàn thành vào tháng 12/2019, có chiều dài 16m, chiều rộng 18m.

15 thg 8, 2020

Những “báu vật” về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều

Đây là những hiện vật đặc sắc nhất nằm trong bộ sưu tập hiện vật, tài liệu quý liên quan đến cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều được Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) dày công sưu tầm trong nhiều năm qua.

Nổi bật trong bộ sưu tập được Ban quản lý (BQL) Khu di tích Nguyễn Du sưu tầm qua các thời kỳ là những hiện vật được sưu tầm vào những năm 1960. Trong ảnh (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) là: nghiên mài mực bằng gỗ, móc áo bằng gạc nai, bộ bình rượu bằng sứ là những đồ vật cụ Nguyễn Du thường dùng hằng ngày; hương án bằng gỗ khảm sứ trên bàn thờ Đại thi hào sau khi ông qua đời năm 1820.

18 thg 7, 2020

Khám phá cung đường ven biển tuyệt đẹp ở Hà Tĩnh

Cung đường Thịnh Lộc (Lộc Hà) - Cương Gián (Nghi Xuân) 2020 thuộc Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng vừa được thông tuyến đầu năm được nhiều người đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.

Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đoạn Xuân Trường - thị trấn Lộc Hà) chạy qua 11 xã của 2 huyện Nghi Xuân và Lộc Hà có tổng chiều dài 32,68 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng mức đầu tư 545,988 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 5/2018, dự kiến hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng vào tháng 6/2020.

Cung đường là đoạn nối từ điểm cuối xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)...

Bồi hồi tưởng nhớ Chiêu Trưng…

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.

Đền thờ danh tướng Lê Khôi tại núi Nam Giới (Thạch Hải, Thạch Hà). Ảnh: Tư liệu

Tượng đài trong lòng dân

Lê Khôi (? – 1446) quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), là con trai của Lê Trừ, anh trai Lê Lợi. Ông là một trong những vị tướng kiêu hùng nhất của đội quân Lam Sơn đánh tan quân Minh giành lại độc lập dân tộc.

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.

7 thg 6, 2020

Chợ hải sản 600 năm tuổi bên bờ kè

Hàng chục thuyền đánh cá ngày đêm ra vào tấp nập tại chợ Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.

Chợ Cồn Gò có lịch sử 600 năm là nơi bán hải sản tươi, phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Cứ 4h sáng, tàu thuyền đánh bắt về neo đậu cách bờ biển khoảng 300 m sau khi ra khơi từ chiều hôm trước. Do tàu không thể vào sát bờ, ngư dân phải bốc hải sản vào rổ, đặt lên thuyền thúng rồi vận chuyển vào khu chợ bên mép bờ kè chắn sóng. 

2 thg 6, 2020

Độc đáo biển Hà Tĩnh


Với chiều dài 137 km trải dài từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến Hoành Sơn (Kỳ Anh), biển Hà Tĩnh ghi dấu trong lòng du khách những ấn tượng khó quên. Tìm về chiều sâu văn hóa biển lại càng thấy thêm yêu mến và tự hào về một dải non nước quê hương.

Sứa muối xuất khẩu của Hà Tĩnh khiến khách hàng nội địa “mê mẩn”

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất sứa chân muối xuất khẩu ở Hà Tĩnh đã lựa chọn thị trường nội địa để tiêu thụ, bước đầu được khách hàng đón nhận nhiệt tình.

Sản phẩm sứa chân muối xuất khẩu của Hà Tĩnh lần đầu tiên tung ra thị trường nội địa.

Năm 2020, tại làng sứa (nuốt) truyền thống Bắc Kinh (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Bởi, so với những năm trước, năm nay những hộ sản xuất, kinh doanh có thêm sản phẩm sứa chân muối bán ra thị trường nội địa.