Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 8, 2018

Hành trình leo núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dong riềng bung nở

Đường lên núi Chư Đăng Ya có nhiều thử thách nhưng lãng mạn nhờ những ruộng hoa đỏ rực. 

Cách TP Pleiku khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya (tiếng J’rai nghĩa là củ gừng dại) là điểm đến mới nổi với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Vào mùa mưa, hoa dong riềng trên núi bung nở rực rỡ. Tuy nhiên, đường lên đỉnh núi này là thử thách đối với du khách bởi sườn dốc 45 độ, khúc khuỷu và lầy lội, dễ trơn trượt. 

11 thg 8, 2018

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.


Tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành trở thành dấu ấn lớn góp phần làm nên vẻ đẹp của phố núi.

Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 
, là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

10 thg 8, 2018

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

9 thg 8, 2018

Gỗ hoá thạch triệu năm tuổi gần 8 tấn ở Gia Lai

Những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp. 

Các nhà khoa học đã chứng minh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó. 

11 thg 7, 2018

Núi rừng Gia Lai đẹp huyền ảo

“Buổi sáng ở núi rừng Gia Lai đẹp nhẹ nhàng khó tả. Những làn sương mai sớm, dòng sông mây bồng bềnh trôi một cách huyền ảo”, Ngô Thành Công, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi chia sẻ. 


Nhiếp ảnh gia Ngô Thành Công sinh ra và lớn lên ở thành phố Pleiku, Gia Lai. Gắn bó với nhiếp ảnh 7 năm nay, Thành Công đam mê ghi lại những khoảnh khắc đẹp và ấn tượng của phố núi Tây Nguyên. 

3 thg 6, 2018

Lễ dựng cây nêu của người Ba Na

Đối với đồng bào Ba Na, hình ảnh cây nêu, ghè rượu, cồng chiêng, là những thứ không thể thiếu trong những hội hè, lễ, Tết. Trải qua bao thế hệ, in sâu trong tiềm thức của người Ba Na, cây nêu được ví như biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có trường tồn. Trong tín ngưỡng của người Ba Na cây nêu còn có ý nghĩa tâm linh - nơi giúp người làng tiến gần hơn với thế giới của các vị thần.

Cây nêu - biểu tượng, hồn cốt của người Ba Na


Cũng như các dân tộc anh em cùng chung sống ở tỉnh Kon Tum, mỗi khi lập làng mới, người Ba Na thường chọn vị trí trung tâm của làng để dựng nhà rông. Người Ba Na gọi nhà rông là Hnam Rôông, Jơng hoặc là Jôông. Bởi đối với người Ba Na, nhà rông không những thể hiện uy lực, sức mạnh mà còn là sự tài hoa, tính đoàn kết của dân làng. Nhà rông chính là trung tâm của làng, là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cộng đồng: Lễ hội, vui chơi, hội họp, đón tiếp khách quý và giải quyết các vụ việc liên quan đến cộng đồng làng... Trong lễ mừng nhà rông mới của người Ba Na, không thể thiếu nghi thức dựng nêu cùng các nghi lễ hiến sinh để thể hiện lòng thành và sự kính trọng của dân làng đối với các vị thần linh.

Lễ hội xung quanh cây nêu. 

2 thg 5, 2018

Chư Pah (Gia Lai): Thiên đường xanh của Gia Lai

Cánh đồng chè tuyệt đẹp ở Chư Pah. 

Mây xanh, hoa lá bung nụ cùng nhau hòa quyện giữa bầu trời huyện Chư Pah, Gia Lai. Trên cao nhìn xuống, những cánh đồng cỏ xanh nhưng những tấm lụa sặc sỡ, vắt ngang qua đỉnh núi Chư Đăng Ya - một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. 


Chư Pah tháng 4 nắng vàng. Trên cao mây bồng bềnh, phủ trắng cả những quả đồi xanh ngát. Đến Chư Pah, không ghé cánh đồng chè là sự thiếu sót của du khách. Ở Gia Lai, nếu cánh đồng chè Chư Pah "khiêm nhường" chọn vị trí cảnh đẹp thứ 2 thì không đồi chè nơi nào "dám" chọn vị thế số 1. Cánh đồng chè ở đây được phân ô, chia luống thắng tắp. Những bông hoa muồng vàng nở rộ, điểm xuyến như tô vẽ, khắc họa nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Tận thấy lễ cúng cầu mưa của người Jrai Phú Thiện

Vào một ngày nắng nóng nhất của mùa khô tháng tư hàng năm, người Jrai Phú Thiện thường tổ chức các lễ cúng cầu mưa rất trọng thể. ​

Thường xuất phát ở các cộng đồng cư dân nông nghiệp sống ở vùng nắng nóng khô hạn, nghi lễ cúng cầu mưa là sự bày tỏ ước mong, khát vọng của cư dân vùng đất đấy, để có mưa, có nước làm nông nghiệp. ​Người Jrai ở thung lũng Phú Thiện và Ayun Pa, Krông Pa sống ở rốn hạn.

Hàng ngàn đời, ở đây chỉ có 2 mùa hết sức khắc nghiệt là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa khô kéo dài đến bảy tám tháng trong một năm. Người dân ở đây có rất nhiều truyền thuyết về việc họ đi tìm nước. Có cả cái chết, có sự hy sinh tình yêu, hy sinh tính mạng... để cộng đồng có nước. ​Ở đây cũng từng là nơi xuất hiện vua lửa (Pơ tao Pui) để lại trong đời sống nhiều giai thoại và cả những câu chuyện thật về sự tồn tại và uy quyền của một ông vua không ngai, ông này có một chức năng lớn nhất, vĩ đại nhất là... cúng cầu mưa cho cộng đồng. ​

23 thg 4, 2018

Chuyện voi ở Gia Lai

Mùa khô là mùa voi động dục, chúng kéo nhau vào rừng sâu chọn những bãi cỏ rộng và khi hành sự chúng phá nát những bãi cỏ hàng chục hécta ấy. Nghe nói, ai vô tình đi rừng mà bắt gặp cảnh này là cầm chắc cái chết không toàn thây cho mình vì voi rất ghét cảnh mình đang yêu nhau mà bị... nhòm trộm.

Gọi là voi Tây Nguyên nhưng thực ra thì chỉ 3 tỉnh là Gia Lai, Đăk Nông và Đăk Lăk có voi. Voi Gia Lai thì về cơ bản đã... hết. Gia Lai có hai nơi có voi là làng voi Nhơn Hoà và bãi luyện voi cô Hầu ở An Khê.

Làng voi Nhơn Hoà tồn tại đã trăm năm, nhưng đến giờ cũng đã... hết. Đặc điểm của làng voi Nhơn Hoà là dân ở đây không biết bắt voi nhưng thuần dưỡng voi rất giỏi. Họ mua voi từ Đăk Lăk, từ Lào về thuần dưỡng, chủ yếu là để kéo gỗ và làm của cải. 

Làng voi Nhơn Hòa khi còn khởi sắc 

Ngất ngây thác Hang Dơi

Thác Hang Dơi (thị trấn Kbang) là một trong những danh thắng thiên nhiên với vẻ đẹp hiếm có của tỉnh Gia Lai.
Thác Hang Dơi gần với khu dân cư. Từ thị trấn Kbang, men theo con đường mòn về hướng Đông chưa đầy 5km là đã tới được thác Hang Dơi.

Con đường đất đỏ ngoằn nghèo uốn lượt dẫn du khách vượt qua bạt ngàn nương rẫy của người dân. Và đặc biệt, đây chính là con đường đi xuyên qua rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm ha.

Tại đây, những cánh rừng nguyên sinh vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Những thân gỗ khổng lồ năm, bảy người ôm với chi chít phong lan trên ngọn cao, những rặng dây leo đặc trưng của rừng già… chắc chắn sẽ giúp du khách ít nhiều cảm nhận được không khí của rừng nguyên sinh.

17 thg 4, 2018

Về Krông Pa ăn... kiến

Món này ngon nhất là để chấm với nai một nắng nướng trên than hoa. 

Không phải kiến nào cũng có thể ăn được. Nó phải là loại kiến càng màu vàng chân cao đặc chủng, đít nhỏng trong các lùm lá, tiếng Jrai gọi là hdomsao, bắt về, giã dập ra với ớt hiểm, thế là thành món chấm. 

Trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, ta được chứng kiến một món ăn của người Bahnar vùng An Khê dùng để thay muối mặn, là tro cỏ tranh.

Nó là thứ được chọn để thay thế cái món phải vận chuyển từ biển lên, mà các làng Tây Nguyên xưa lại biệt lập trong rừng nên khi Pháp cấm vận thì muối quý hơn vàng. Người dân Bahnar đã có sáng kiến đốt cỏ tranh lấy tro thay muối. Nó còn mang tính biểu trưng của mối quan hệ giữa con người với rừng khi mà không thể với xuống biển.

20 thg 3, 2018

Trong lành thác Kueng O

Thác Kueng O - một thác nước với không gian đẹp của huyện Chư Sê, Gia Lai. Ảnh Đình Văn 

Dòng nước tinh khôi, trong vắt mềm mại như từ đổ xuống từ vòm mây trên cao. Dưới chân thác, những bậc đá kết thành mái vòm hứng lấy bầu nước mát lạnh. Đó là thác Kueng O - một thác nước tuyệt đẹp - nằm trong quần thể thác Phú Cường của huyện Chư Sê (Gia Lai). 

Không hẳn ngạc nhiên khi đoàn khảo sát của huyện Chư Sê phải reo lên sung sướng khi phát hiện ra thác nước Kueng O. 


23 thg 2, 2018

Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku

Không cần phải vượt cả nghìn cây số đến với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), mà ngay tại phố núi Pleiku (Gia Lai), mọi người vẫn có thể thưởng thức, check-in với những bông hoa tam giác mạch rực rỡ dịp xuân Mậu Tuất này.

Nằm giao nhau giữa đường Cách mạng tháng 8 và Tôn Thất Tùng (TP.Pleiku, Gia Lai) là một vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ làm mê mẩn những du khách đến tham quan. 

Vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku 

20 thg 2, 2018

Lễ cúng nước giọt của người Ja Rai

Hàng năm, người Ja Rai thường tổ chức Lễ cúng nước giọt (bến nước) để tạ ơn những điều tốt đẹp mà Thần nước mang đến cho dân làng.

Xuất phát từ thuyết vật linh, tức là mọi vật đều có linh hồn và sự linh thiêng, người Ja Rai cho rằng, Yang Ia (Thần nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng.

24 thg 12, 2017

Rực vàng sắc Dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh) đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nay. Trên lòng chảo ngọn núi lửa này, từ lâu đã được bà con bản địa trồng các loạt hoa màu như khoai lang, dong riềng,…Ngoài ra, đây cũng là thiên đường của dã quỳ - loài hoa được định danh cho sự mãnh liệt, chung thủy trong tình yêu.

Núi lửa Chư Đăng Ya cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 30km về hướng bắc, thuộc làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Nhìn từ xa, từng ruộng khoai xanh rì được phân thành luống khiến nhiều du khách lầm tưởng là đồi chè. Nham thạch của vùng đất này đã tạo nên những lớp đất bazan phì nhiêu màu mỡ, mang lại cho Chư Đăng Ya nhiều sản vật khác nhau tùy mùa. Đây cũng là mùa hút khách thập phương, dân phượt, những cặp đôi muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp nhất của đời mình.

28 thg 11, 2017

Đồi cỏ hồng ở Gia Lai

Vạt cỏ hồng tím bừng lên trong sương sớm ở Gia Lai đang khiến nhiều du khách săn lùng.

Đồi cỏ hồng thứ 2 được phát hiện ở Gia Lai khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Doãn Vinh 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng dành cho những ai yêu mến chuyến dã ngoại về với thiên nhiên bởi lẽ đây là lúc mà nhiều loại hoa cỏ khoe sắc. Khi đã chán với cuộc sống đô thị mệt mỏi thì cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ giản dị lại níu chân được du khách thập phương. Nếu như trước đây, đồi cỏ hồng ở Đà Lạt gây nên cơn sốt không chỉ với dân mê nhiếp ảnh mà còn với du khách yêu thích khám phá thì sự xuất hiện của đồi cỏ hồng thứ 2 ở Gia Lai tiếp tục "làm mưa làm gió" cộng đồng du lịch.

14 thg 11, 2017

Đến Pleiku ăn đặc sản cơm lam gà nướng

Gà thơm lừng da giòn, thịt dai ăn với cơm lam dẻo là món ăn làm mê lòng du khách ghé thăm Tây Nguyên.

Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa. Gà được người dân nuôi ở các mé rừng, với kiểu chăn thả tự do. Gà tại đây thịt săn chắc, da mỏng. Gà làm món nướng thường hơn 1kg, gà làm xong để ráo nước, được đâm thủng nhiều chỗ trên da trước khi ướp gia vị nên trông không đẹp mắt. 

29 thg 10, 2017

Muồng vàng Gia Lai

Ai đã từng sống ở Gia Lai mới biết nơi này thật đẹp. Gia Lai-quê hương thứ hai của tôi suốt bốn năm đại học. Với tôi, Phố núi ấy có sức hấp dẫn, quyến rũ đến lạ thường. 

Đến với Gia Lai, không chỉ để thưởng thức cà phê Phố núi với hương thơm dịu đắng, không chỉ ngắm Biển Hồ-đôi mắt Pleiku xinh đẹp và thơ mộng. Cái nắng, cái gió vùng đất Tây Nguyên đã cộng hưởng để làm nên sắc vàng của dã quỳ và đặc biệt là hoa muồng sang thu khiến bất kỳ ai cũng ngỡ ngàng, mê đắm. Chính sắc hoa muồng vàng đã tạo nên nét chấm phá đặc trưng riêng cho Gia Lai và cũng chính mảnh đất bazan ấy đã là đất lành cho những loài hoa rực rỡ như muồng vàng nương mình khoe sắc.


Những cây muồng vàng mọc quanh đồi chè Bàu Cạn luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: internet 

30 thg 7, 2017

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…

Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 

4 thg 7, 2017

Đám cưới người Gia Rai

Có dân số đông nhất ở Tây Nguyên và tập trung sinh sống chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, người Gia Rai là dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Người con gái dân tộc Gia Rai chủ động trong hôn nhân từ lựa chọn người mình yêu cho đến việc nhà gái là địa điểm thực hiện nghi thức hôn lễ. 

Người con gái Gia Rai khi đến tuổi trưởng thành thường nhắm cho mình một chàng trai để yêu thương. Qua ông mối, cô gái sẽ gửi một chiếc vòng tay để trao lời tỏ tình. Nếu không ưng, chàng trai chỉ xem vòng một lúc rồi trả lại cho ông mối. Khi cô gái vẫn tiếp tục đeo đuổi, cô lại nhờ ông mối đến gặp để trao vòng cho chàng trai hai, ba lần đến khi không còn hy vọng nữa mới thôi. Nếu ưng thuận, người con trai sẽ nhận vòng. Lúc ấy ông mối sẽ là người chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ rượu cần, đồ lễ, đồ ăn theo phong tục truyền thống. Vào ngày tốt lành, nhà trai qua nhà gái làm lễ thành hôn. Cô dâu sẽ thay mặt nhà gái tặng một món đồ vật là quần áo cho nhà trai thể hiện sự biết ơn với công sinh thành.

Theo truyền thống mẫu hệ, người con gái Gia Rai chủ động từ lựa chọn người mình yêu, chủ động trong hôn nhân.