Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 5, 2021

4 món đặc sản Long An

Long An mộc mạc, giản dị chỉ có vài món dân dã nhưng đã để lại bao ấn tương khó phai về con người và vùng đất này. Đến Long An, nhất định phải thử 4 đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây này khi ghé thăm miệt sông nước.

Long An nằm ở giáp ranh giữa hai vùng miền Tây và Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này mang lại cho nơi đây nguồn sản vật vô cùng phong phú. Hãy cùng phóng viên DANVIET.VN du ngoạn một lần nữa để xem Long An có những đặc sản nào gây thương nhớ bậc nhất miền Tây nhé:

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước

8 thg 12, 2019

Đến Cần Thơ, thăm nơi cá lóc biết bay, không túi nylon, vắng xe máy

Từ bến đò Cô Bắc (phường Bình Thủy, TP Cần Thơ) chạy ngang qua dòng sông Hậu khoảng 5 phút, chúng tôi đến một thế giới hoàn toàn khác cuộc sống phố thị ồn ào - đó là Cồn Sơn.Tại ốc đảo này, du khách được thảnh thơi rảo bước trên những con đường nhỏ, vắng tiếng xe máy, thưởng thức đặc sản dân dã miền sông nước với không gian du lịch xanh. 

Thoát nghèo nhờ làm du lịch cộng đồng
Sáng cuối tuần, như thường lệ, bà Nguyễn Thị Xuyến, một nhà vườn trồng cam, tất bật lâu dọn bàn ghế, nhà cửa, chuẩn bị những trái cam, ly nước ngon nhất để sẵn sàng đón du khách ghé thăm vườn. Ngày trước, từ sáng tinh mơ, bà đã phải lên đò, mang trái cây sang chợ bên kia bờ sông để bán, từ ngày làm du lịch, bà chỉ ở nhà, chăm chút vườn tược, đón những đoàn khách ghé thăm.

Bà Xuyến thừa nhận trước kia cuộc sống của gia đình khá bấp bênh, giờ làm du lịch cộng đồng cho thu nhập khá hơn rất nhiều. Căn nhà của gia đình bà cũng được xây dựng khang trang, đẹp xinh giữa một vườn thơm tho hoa trái.

Bà Nguyễn Thị Xuyến chuẩn bị hái cam phục vụ du khách. 

3 thg 11, 2019

Thứ cua cốm Cà Mau khờ khạo, 2 da, lông màu đỏ, khó bắt, cực hiếm

Cua cốm hay còn gọi là cua 2 da. Cua cốm thực ra là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột. So với các loại cua biển khác như yếm vuông, y nhất, y nhì, y ba, gạch son thì cua cốm là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua. 

Sở dĩ cua cốm hiếm là do trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ dùng cách đào hang rất khó khăn, vất vả nên số lượng cua cốm bán trên thị trường là không nhiều. 

Cua cốm vừa mới đào hang bắt được. Ảnh: Huỳnh Lâm. 

21 thg 10, 2019

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

8 thg 9, 2019

Bún tôm, sam biển lạ miệng khi đến vùng biển Cát Bà

Hòn đảo xinh đẹp không chỉ sở hữu bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên đa dạng mà còn là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn ngon như bún tôm, sam biển. 

Bún tôm 


Nếu du khách từng quen thuộc với hương vị của những món hải sản đắt tiền thì cũng không khỏi ngỡ ngàng khi thưởng thức món ăn ngon mà không kém phần nổi tiếng ở đây: Bún tôm Cát Bà.

Nguyên liệu chính cho món ăn này là những con tôm biển còn tươi nguyên, được bóc bỏ vỏ, xào cùng hành khô cho tới khi phần thịt tôm thật săn, vàng quánh. Thêm vào hương vị ngọt thơm của tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt và thêm ít dọc mùng thái lát, bóp qua chút muối cho thêm đậm đà.

Bún được trần qua nước sôi, người đầu bếp khéo léo bày lên trên mấy con tôm, chả cá, chả lá lốt, rắc thêm một chút hành răm, thì là thái nhỏ và mấy lát cà chua, rồi nhẹ nhàng chan nước dùng lên trên sao cho ngập đều nhân và bún. Nước dùng phải là nước cốt ninh xương ống, thêm gia vị vừa ăn. Vị ngọt của tôm, cá quyện lẫn cùng nước ngọt của xương lợn, tạo cho món ăn thêm phần thi vị.


Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia

Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI.

Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm 


Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI.

Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho đến ngày nay. 

Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc gia 

Xôi trắng, bánh cuốn chả mực lạ miệng ở Hạ Long

Nếu đã một lần được thưởng thức món này tại vùng biển Hạ Long rồi, bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng ấy. 

Xôi trắng chả mực 


Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. 

Trời thu lành lạnh này, nhìn phần xôi trắng nghi ngút khói, những chiếc chả còn bóng loáng dầu chiên, một ngày mới Hạ Long bình yên quá… Ảnh: I.T 

21 thg 8, 2019

“Pẻng tải” – món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng

“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức. 

Ngày nay đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở khu vực miền núi phía Đông Bắc vẫn giữ được những phong tục, nét văn hóa đặc trưng riêng có. Đặc biệt, dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ “Pây tai” (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình. Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau. 

Đây là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng xứ Lạng trong dịp Rằm tháng 7 

“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái

“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm. 

Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.

Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.” 

Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái". 

6 thg 7, 2019

Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc

Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Tây Bắc với chiều dài 500 m, nằm giữa lưng chừng núi đá cao chót vót khu vực bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hang xuyên núi không chỉ là nơi lưu dấu những chứng tích lịch sử mà còn là địa điển khám phá hấp dẫn của nhiều du khách. 

Hang bản Thẳm hay gọi là hang Thẳm Luông, vốn là sản phẩm tạo hóa của thiên nhiên, nhìn từ xa hang đá trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hang được bộ đội Việt Nam cải tạo, phá đá mở đường dẫn lên, từ đó hang trở thành nơi cất giấu vũ khí bí mật của quân đội ta. Năm 1966, hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân. 

Hang Thẳm Luông nằm gần Quốc lộ 6, thuộc bản Thẳm, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, án ngữ trên vách núi đá dựng đứng. 

Người Tày - Nùng xứ Lạng chơi Lảy cỏ trong ngày hội

Trò chơi dân gian Lảy cỏ vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ.. 

Những cuộc thi Lảy cỏ luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem. 

30 thg 6, 2019

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

Kèn được thiết kế gồm có 3 phần và thường được thổi theo nhiều giai điệu khác nhau. 

23 thg 5, 2019

Khu di tích lịch sử Tây Tiến mở cửa miễn phí phục vụ du khách

Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử vẻ vang - anh hùng của dân tộc và xây dựng một điểm đến đẹp, thân thiện, ý nghĩa tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, từ ngày 1/6, di tích lịch sử Quốc gia - địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ mở cửa tham quan miễn phí đối với tất cả du khách. 

Cách đây hơn 70 năm, năm 1947, Trung đoàn Tây Tiến ra đời. Sau đó, Trung đoàn đổi tên là Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đến nay, những chiến công oanh liệt của Trung đoàn còn vang mãi, gắn liền với lịch sử hào hùng của mặt trận Tây Bắc và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mối tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và được trùng tu, tôn tạo vào tháng 3/2015, khánh thành ngày 20/8/2016. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định công nhận Di tích lịch sử - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 

29 thg 4, 2019

Mùa lá sấu nhuộm vàng trên con đường lãng mạn nhất Hà Nội

Chỉ một lần bước chân qua đoạn vỉa hè phủ kín lá vàng trên con đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) cũng đủ khiến nhiều người xiêu lòng với vẻ đẹp lãng mạn, bình yên nơi đây.

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 4, những cây sấu cổ thụ khắp nơi trong Hà Thành lại lần lượt thay lá, trải lên các con đường, hè phố bằng một chiếc thảm lá vàng đẹp lãng mạn mà bình yên đến lạ, báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ. 

12 thg 3, 2019

Lễ hội lớn nhất Lạng Sơn: Dân ùa ra đường chật kín các con phố

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn. Đoàn rước kiệu di chuyển từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng thu hút hàng vạn người dân địa phương cũng như du khách thập phương. 

Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự. Từ năm 2016, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Bí ẩn lễ cúng rừng của người Mông ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu.

Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại tổ chức Lễ hội cúng rừng - nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.

Tờ mờ sáng, ông Mùa A Vừ (bản Tát, xã Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đi bắt lợn về thịt chuẩn bị cho ngày “Tết rừng”. Ông Vừ cho biết, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, bà con các thôn lại góp tiền mua lợn, mang ra bìa rừng mổ và chế biến sau khi cúng thần rừng. Mọi người trong thôn sẽ cùng nhau ăn ngay tại bìa rừng, hoặc trong rừng. “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”, ông Mùa A Vừ khoe với PV Dân Việt. 

Ông Mùa A Vừ: “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”. Ảnh: Hoàng Hữu 

25 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt năm 2016. Công trình này hiện nằm tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

22 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng đài thiên văn hiện đại, lớn nhất miền Bắc

Tại đây có thể sử dụng kính thiên văn quang học nhìn thấy vật có khoảng cách 1km trên bề mặt Mặt Trăng, bên trong có nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ 100 ghế ngồi. 

Mới đây, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội) công bố kế hoạch vận hành và đón khách tham quan tìm hiểu kiến thức về thiên văn học. Đây là Đài thiên văn hiện đại nhất miền Bắc với nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ quy mô 100 ghế ngồi, kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng. 

19 thg 1, 2019

Về thăm ngôi làng được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam

Làng Nha Xá từ lâu vốn nổi tiếng bởi nghề dệt lụa, chỉ xếp sau lụa Vạn Phúc. Ngôi làng này nằm ven sông Hồng, ngay dưới chân cầu Yên Lệnh nối liền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam và được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam.

Chỉ đứng sau Vạn Phúc, lụa ở làng Nha Xá (Hà Nam) mềm, mịn, bền đẹp là một trong những địa chỉ nổi tiếng về nghề lụa ở Việt Nam. 

Làng gốm nghìn năm tuổi ít người biết ở Hà Nội

Làng gốm Kim Lan cùng với Phù Lãng, Bát Tràng trở thành 3 làng nghề gốm thịnh vượng nhất khu vực phía Bắc từ nhiều thế kỷ trước.

Làng gốm cổ Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, nằm ở phía đông nam Hà Nội. Theo nhiều nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử, nghề gốm ở Kim Lan đã xuất hiện từ rất lâu, có thời kỳ phát triển đến cực thịnh.