Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2019

Về Cà Mau ăn mắm ong rừng

Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.

Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm

Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.

4 thg 9, 2019

Đất mũi Cà Mau - nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”

Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Một trong những thế mạnh đó là vị trí địa lý mà nổi bật nhất là Mũi Cà Mau. Đây cũng là nơi duy nhất trong đất liền mà cùng ở một địa điểm vừa có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và mặt trời lặn ở hướng Tây.
Đất mũi - Cà Mau là phần nhô ra ở biển Đông, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc xóm Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển. Từ trung tâm thành phố chạy thẳng hơn 100 cây số là đã đến Đất Mũi. Đến nơi này, người phương xa sẽ thật sự đắm mình với vùng đất còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ, lưu dấu thời khẩn hoang. 

Đường về Đất Mũi thẳng tấp, xanh ngát một màu 

11 thg 7, 2019

Về Cà Mau thưởng thức quy trình làm món 'độc' tiết canh cua

Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.

Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội rồi trộn với gia vị cho đậm đà

Tiết canh cua ra đời từ đâu? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này?

Có lão ngư miệt biển kể lại rằng: Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.

5 thg 3, 2019

Sản vật đậm chất quê ở Đất Mũi Cà Mau

Là tỉnh có diện tích phần đất nội đồng rộng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch hướng ra biển lớn, ấy vậy mà vùng đất Cà Mau từ xa xưa đã rất nổi tiếng với những loại “sản vật” đặc trưng. Những loại sản vật ấy được sinh ra từ chính thiên nhiên của miệt rừng U Minh hạ; từ chính những cánh đồng lúa, từ môi trường biển mặn dạt dào...

Cá lóc đồng nướng rơm nơi miệt vườn U Minh Hạ 

2 thg 3, 2019

Tiệm tạp hóa “di động” của người miền Tây

Dọc về các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển… của tỉnh Cà Mau, hoạt đông bán ghe hàng trên sông vẫn còn, dù không nhộn nhịp như ngày trước.

Ghe hàng nơi sông nước Cà Mau 

Cà Mau là vùng đất chằng chịt sông ngòi. Những năm trước ở vùng đất này, bán ghe hàng là một trong những nghề được đông đảo người dân tham gia.

Hiện nay, do giao thông đường bộ phát triển, việc dùng ghe bán hàng trên sông đã không còn thịnh như trước, nhiều người đã bỏ nghề này

19 thg 12, 2018

Đình Tân Hưng – Nét giá trị văn hóa đặc sắc của du lịch Cà Mau

Từ bao đời nay, đối với người dân Cà Mau, ngôi đình là một trong những nét giá trị văn hóa đặc sắc để con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Là một trong những điểm đến du lịch văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng còn lưu giữ và còn mãi những nét giá trị văn hóa nói trên.

Cổng đình thể hiện sự uy nghiêm, bề thế của đình Tân Hưng

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được sắc phong từ thời vua Tự Đức đệ ngũ niên (1952) được nhân dân xây dựng vào năm 1907. Với vị thế đối diện với dòng sông, cảnh quang thơ mộng hữu tình rợp bóng cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật, sừng sững giữa thiên nhiên và cảnh trời mây nước. Bước đến cổng đình, du khách có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc đình cổ gồm một gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc đôi rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần. Tất cả như thể hiện rõ sự uy nghiêm, bề thế trước những gì mà các bậc tiền nhân đã đóng góp để có được quê hương giàu đẹp như hôm nay.

Văn hóa chợ trong phát triển du lịch Cà Mau

Không biết từ khi nào người Cà Mau biết đến chợ, có lẽ là từ thời xửa thời xưa khi mà con người đến với vùng đất này khai hoang mở cõi. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì vùng đất Cà Mau vốn đã hình thành cách đây 300 năm, vào thời Gia Long, người dân đã biết tập trung vào những giồng đất cao ven các con sông Tam Giang, Ông Đốc, Bảy Háp để khai khẩn và nuôi trồng sản xuất. Đến thời Tự Đức vùng đất Cà Mau vẫn còn hoang hóa, một vùng đầm lầy tập trung nhiều cây mắm, cây đước, cây vẹt, cây tràm, đất và nước nhiễm nhiều phèn nên khó khăn cho việc canh tác, nuôi trồng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện những người di dân, họ đến tập trung, trao đổi mua bán hàng hóa và dần dần sinh ra chợ. Với vị trí địa lý đặc thù là địa hình sông nước nên hình thức chợ ban đầu là chợ nổi và phương tiện lưu thông chủ yếu là xuồng ghe.


Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Cà Mau “xuồng ghe ngày đêm không ngớt”, “Cà Mau đường đi không khó mà chỉ khó có sông vắng đò”. Chợ được hình thành từ yếu tố văn minh sông nước nuôi dưỡng mạch sống và hun đúc trí tuệ con người bao đời trên vùng đất mới.

17 thg 12, 2018

Di tích quốc gia nơi cực Nam Tổ quốc

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là một công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Tài chính nhằm tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp to lớn của thế hệ đi trước, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp của ngành Tài chính Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công không bao lâu, ngày 23/9/1945 cả Nam Bộ lại đứng lên kháng chiến chống Pháp. Trước nhu cầu cấp thiết phải phát hành giấy bạc Việt Nam để chủ động điều hành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 1/11/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng. Nhưng nhờ đã “Việt Nam hoá” trên 100 triệu đồng Ðông Dương, nên việc thi hành sắc lệnh trên được tạm hoãn. Sau đó, để bớt khó khăn cho Nam Bộ, bằng Sắc lệnh số 147/SL ngày 2/3/1948, Chính phủ Trung ương lại cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ðể in giấy bạc, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập tại chiến khu bưng biền Ðồng Tháp Mười (huyện Mộc Hoá, tỉnh Ðồng Tháp) do ông Ngô Tấn Nhơn, đặc phái viên của Chính phủ làm Trưởng ban. Ðể che mắt địch, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được mang biệt danh “Ban Trồng tỉa số 10”. 

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: THANH QUANG 

29 thg 11, 2018

Chim bay về núi tối rồi

Hồi nhỏ, thường nghe má hát ru: 

Chim bay về núi tối rồi
Chị em lo liệu lấy nồi nấu cơm.

Bỏ qua câu sau, có thể có nhiều bản khác như: Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây?/Không cây chim đậu, không mồi chim ăn..., câu đầu Chim bay về núi tối rồi nhắc ta nhớ rằng tổ chim là ở núi, buổi chiều tối là chim bay về tổ ở núi, ở rừng...

Năm 2001, tui có dịp đi công tác ở Cà Mau. Hỏi anh bạn trẻ rằng có nơi đâu gần gần để tham quan không. Ảnh biểu là khi chiều về thì đi tham quan vườn chim Cà Mau, giờ đó chim bay về tổ nhiều lắm. Vườn chim ở ngay trong lòng thành phố hà, không đi đâu xa hết!

Chim ở Vườn chim Cà Mau. Ảnh chụp năm 2001

26 thg 11, 2018

Ngôi miếu nhỏ ở Năm Căn

Tui đang đứng lớ ngớ ở một quán nước nơi bến tàu Năm Căn (Cà Mau) thì thấy một chiếc xe 7 chỗ, bảng số Sài Gòn trờ tới. Tui nghĩ bụng: Chắc là khách Sài Gòn ra thuê ca nô cao tốc hay vỏ lãi để ra mũi Cà Mau đây mà!

Nhưng không phải. Một người phụ nữ đứng tuổi bước xuống xe và ghé vào quán, hỏi thăm chị chủ quán đường tới một ngôi miếu nào đó. Chị chủ quán vồn vã chỉ đường. Thế rồi trên xe vài ba người nữa bước xuống, có lẽ là con cháu gì đó, mang theo nhang đèn, hoa quả. Họ cùng đi bộ theo con hẻm nhỏ cạnh bến tàu.

Tui thắc mắc tự hỏi: Đã đi gần 400 cây số tới đây rồi sao không phải đi ca nô ra Đất Mũi, cũng không phải tham quan những điểm gần đây mà lại đi ra miếu? Đã chủ tâm đi ra miếu rồi, mang nhang đèn hoa quả rồi, sao lại... không biết miếu nằm ở đâu để phải hỏi đường?

25 thg 11, 2018

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Nam tông Khmer lớn nhất, đẹp nhất ở thành phố Cà Mau. Điều này là chắc chắn, bởi vì đây cũng là ngôi chùa Nam tông Khmer duy nhất tại thành phố này.


Tui hơi bất ngờ với thông tin rằng TP Cà Mau chỉ có duy nhất một ngôi chùa Khmer Nam tông, vì Cà Mau thuộc miền Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều chùa Khmer nhất cả nước, điển hình như Trà Vinh có đến 141 ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, tui thử kiểm tra lại và quả nhiên đúng như vậy thiệt. Cả tỉnh Cà Mau chỉ có 7 ngôi chùa Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Thới Bình, huyện Trần văn Thời và TP Cà Mau, trong đó TP Cà Mau chỉ có một ngôi chùa là Monivongsa Bopharam.

30 thg 8, 2018

Đến Cà Mau nhất định phải thử cá thòi lòi nướng muối ớt

Loài cá xấu xí, kỳ lạ nhưng lại gây ấn tượng bởi thịt nhiều, dai và ngọt thơm đặc trưng.

Cà Mau là vùng đất cực Nam Tổ quốc với đặc trưng có nhiều tán rừng đước, rừng ngập mặn, bùn lầy ven biển... Đây là môi trường rất tốt để cá thòi lòi phát triển.

Loài cá này có hình thù gần giống với cá bống sao nhưng da xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu, có thể trườn trên nước, bò nhanh trên mặt đất, thậm chí leo cây. Miệng cá đầy răng nanh sắc nhọn, trông có vẻ đáng sợ, đặc biệt là hai chiếc vây tựa như hai cánh tay giúp cá trườn nhanh và dễ dàng trên đất bùn.

Con cá thòi lòi trông ấn tượng bởi có lớp da bên ngoài xù xì và hai mắt lồi to trên chóp đầu, trườn rất nhanh. Ảnh: Thư Kỳ. 

22 thg 8, 2018

Dưa chua bồn bồn - đặc sản Cà Mau đãi khách phương xa

Từng cọng bồn bồn giòn, thấm gia vị, trở thành thứ quà biếu khách phương xa không thể thiếu của người dân Đất Mũi.

Vùng đất cực Nam Tổ quốc không chỉ sở hữu những địa danh làm say đắm lòng người mà nơi đây còn có nhiều đặc sản dân dã hấp dẫn. Trong đó, nếu có dịp đi dọc theo quốc lộ 1, hai bên đường khu vực huyện Cái Nước và Năm Căn... bạn sẽ thấy rất nhiều gian hàng nhỏ bày bán những cọng bồn bồn tươi và bồn bồn ngâm chua.

Cây bồn bồn được cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn và dùng dao nhỏ chẻ dọc theo một phần ba thân để tách lấy lõi non. 

Cuộc sống của người dân nơi tận cùng Tổ quốc

Cuộc sống dù đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những nét hoang sơ thú vị của người dân Cà Mau sống dưới tán rừng tràm.

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn

21 thg 6, 2018

Hai món đặc sản đất Mũi khiến bạn phải rùng mình

Mắm ong rừng hay ba khía là món bạn nên thử khi có dịp ghé thăm Cà Mau, nơi tận cùng Tổ quốc. 

Không những thu hút du khách bởi nét hoang sơ, Cà Mau còn hấp dẫn bởi những món ăn độc và lạ không nơi nào có được.

Mắm ong rừng


Từ khoảng tháng 11, khi những bông hoa tràm nở rộ, ong bắt đầu làm tổ ở khắp nơi trong rừng U Minh Hạ. Ong chủ yếu hút mật hoa tràm nên mật tinh khiết, màu vàng tươi.

Thời gian này, người dân lại cắt phần tổ để lấy mật, bên trong tổ vẫn còn những con ong non nhỏ xíu, béo ngậy. Trước đây nếu như người dân vùng này hay dùng ong để xào hay nấu cháo, ngày nay, họ cho vào làm mắm, một món ăn nếu được thử, bạn sẽ khó quên được.


13 thg 6, 2018

Dừng chân giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau


Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.

27 thg 4, 2018

Làng nghề tôm khô Rạch Gốc - Nổi tiếng đất Mũi

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau đã có từ lâu đời, nhưng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước phải kể đến làng nghề tôm khô Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển. Tôm khô ở đây có hương vị rất riêng và cách chế biến cầu kì. 

Nhộn nhịp quanh năm
Theo ông Nguyễn Văn Khá, người có hơn 30 năm trong nghề làm tôm khô Rạch Gốc cho biết, nghề làm tôm khô có từ rất lâu, từ thời cha mẹ ông. Thời đó, tôm tép đầy sông, chỉ cần cất vó chưa đầy vài giờ đã có thể bắt được hàng chục kg, ăn không hết, người xưa mới đem đi làm khô, làm mắm ăn dần. Ban đầu làm để ăn hoặc đem cho, tặng bà con, họ hàng ở xa làm quà. Dần dần nhiều người biết tới hương vị thơm ngon của con tôm khô xứ này, mới hình thành các cơ sở sản xuất. 

Giá cả lên tới cả triệu đồng/kg nhưng tôm khô Rạch Gốc vẫn đắt hàng vì chất lượng đảm bảo . 

15 thg 1, 2018

Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

Nuôi cua sinh thái 


Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. 

Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly 

14 thg 1, 2018

Đặc sản chuối khô Cà Mau

Những ngày này, hàng trăm hộ làm nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Làng chuối khô tại xã Trần Hợi có tuổi thọ gần 100 năm 

13 thg 1, 2018

Chuột đồng chiên xả ớt và lươn um rau ngổ ở Cà Mau

Lươn um rau ngổ, chuột đồng chiên xả ớt là những món ăn đặc sắc của Cà Mau mà bất cứ du khách nào đến miền Tây sông nước cũng muốn thưởng thức.

Chuột đồng chiên sả ớt 


Chuột đồng từ lâu đã là món ăn đặc sản của người miền Tây sông nước. Người dân nơi đây có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món ăn như chuột sấy khô, chuột khìa, chuột chiên... Du khách đến Cà Mau thường thích thú với món chuột đồng chiên sả ớt, món ăn rất dễ đưa cơm với hương vị khác lạ. 

Chuột đồng chiên xả ớt là một trong những món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây. Ảnh: I.T