Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 3, 2022

Chùa Cổ Am xứ Nghệ

Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của vùng phủ Diễn Châu mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung.

Cổng chùa Cổ Am ở Nghệ An.

Sau khi được trùng tu và mở rộng xây mới, ngôi chùa trở thành khu du lịch tâm linh thu hút du khách cả nước về với những lễ hội quan trọng như lễ cầu an đầu năm, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu.

20 thg 3, 2022

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Từ 'nóc nhà' của Phong Nha - Kẻ Bàng ngắm nhìn núi rừng Trường Sơn

Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn đi qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đỉnh U Bò được nhiều người biết đến là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.

Đỉnh U Bò vốn được biết đến là nơi cao nhất nằm trong hệ thống của rừng Phong Nha - Kẻ Bàng với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Vào độ tháng 3, khu vực này bắt đầu giao mùa, hoa nở thơm nức rừng, không khí mát mẻ cùng với vẻ đẹp nguyên sinh, độ đa dạng sinh học cao là địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến trekking, thưởng ngoạn vẻ đẹp núi rừng Trường Sơn.

Chòi canh lửa trên đỉnh U Bò. Bá Cường

7 thg 3, 2022

Đường chinh phục 'nóc nhà' Quảng Trị

Thiên nhiên trên đỉnh Voi Mẹp còn nguyên sơ, với nhiều loài hoa đua nở vào mùa xuân.


Là đỉnh núi cao nhất Quảng Trị, Voi Mẹp cao hơn 1.700 m, tọa lạc tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây còn được mệnh danh là "nóc nhà" của tỉnh. Đỉnh núi còn hoang sơ, chưa khai thác du lịch. Những người lên đỉnh núi phải có sự cho phép của địa phương nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định bảo vệ rừng.

5 thg 3, 2022

Du ký Nghệ An trăm năm trước

Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, theo xu thế phát triển chung, nhu cầu hiểu biết, khám phá những vùng đất mới ngày càng tăng và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt với giới hữu sản và tầng lớp trí thức. Ghi dấu giai đoạn này có những du ký đặc sắc, trong đó có những trang du ký sinh động, ấm áp nghĩa tình về vùng đất Nghệ An non xanh nước biếc của đức Cha X., Phạm Quỳnh, Đào Hùng, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Thành Châu, Mai Hữu Khanh, Thanh Phong, Hồng Sơn, Vũ Tuân Sán…

Toàn cảnh đền Cuông. Ảnh: Sách Nguyễn

Một dòng chảy của lịch sử đô thị Vinh


4 thg 3, 2022

Hương Tích tự - danh lam trên đỉnh non Hồng



Hương Tích tự - từ nhiều năm nay đã trở thành địa điểm linh thiêng không thể thiếu trong cuộc hành hương về cõi Phật, trong hành trình du xuân của rất nhiều người. Du khách đến để dâng hương, hành lễ, nguyện cầu cho một năm an lành và để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non nước, mây trời, của thiên nhiên hùng vĩ.

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.

Theo sử sách ghi lại, Tháp đá cổ Cẩm Duệ hay còn gọi là Tháp Am là ngôi tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ XVI tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay thuộc thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).

16 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn

Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.

Đường Trịnh Công Sơn ven sông Hương đoạn trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY

Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.

Nhạc sĩ Lê Phùng

11 thg 2, 2022

Rừng sau sau mùa thay lá

Cánh rừng sau sau ở xã Hướng Linh rụng lá, lên lộc xanh mướt vào mùa xuân.


Cánh rừng sau sau ở xã Hướng Linh (Hướng Hóa) đang vào mùa thay lá. Rừng cách tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 70 km. Du khách đi theo quốc lộ 9 lên thị trấn Khe Sanh, rẽ vào đường Hồ Chí Minh nhánh tây 5 km sẽ đến khu rừng.

Sau sau (hay phong hương) là một loài cây gỗ lớn ưa sáng, tái sinh mạnh. Cây sau sau ở xứ lạnh sẽ đổi màu mạnh mẽ nhưng ở Việt Nam chỉ lác đác từng lá biến sắc rồi rụng dần. Sau sau ngoài việc tạo môi trường tiểu khí hậu cho các loài cây rừng còn là một cây sản sinh nhiều nguyên liệu làm thuốc.

9 thg 2, 2022

Tượng Phật 24 tay độc đáo ở xứ Nghệ

Chùa Phúc Mỹ hiện đang lưu giữ được một hệ thống tượng cổ đặc sắc, độc đáo hàng đầu tỉnh Nghệ An, nhất là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề 24 tay.

Chùa Phúc Mỹ (xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) được xây dựng năm 1665. Chùa gồm 2 thượng điện và 1 hạ điện. Sau hàng trăm năm tồn tại, chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế

Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?

Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

8 thg 2, 2022

Chiêm ngưỡng tháp đá cổ 'độc nhất vô nhị' ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ kính hơn 500 năm tuổi được người dân xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên xem như báu vật, thường xuyên trông coi, hương khói hết sức bài bản.

Tháp đá Cẩm Duệ là ngôi tháp cổ “độc nhất vô nhị” được xây dựng tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay là xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

5 thg 2, 2022

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.

Chợ cá Cồn Gò ở Hà Tĩnh

Trời hừng sáng, tàu thuyền đánh bắt trở về và không khí mua bán hải sản ngay trên cồn cát ven biển, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho du khách.

Toàn cảnh chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, chủ kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.

“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

2 thg 2, 2022

Độc đáo chợ phiên phố Đoàn ra đời từ thời Pháp thuộc

Một tuần chỉ họp 2 buổi, sản vật chủ yếu là "cây nhà lá vườn" nhưng người dân có thể dậy từ 3-4h sáng đi bộ gần chục km để xuống chợ.

Không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Pù Luông được ví như Sapa của xứ Thanh, Bá Thước (Thanh Hóa) còn được biết đến với chợ phiên phố Đoàn độc đáo có từ thời Pháp thuộc.

Chợ phiên phố Đoàn là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái… đến từ các xã quanh vùng của huyện Bá Thước như Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm... và huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Phiên chợ có từ thời Pháp thuộc mang nhiều nét độc đáo.

Ngôi đền bày 9 con trâu phục

Đền Chín Gian ở Quế Phong nổi bật với 9 tượng trâu tạc bằng đá quỳ trước 9 vạc nước, tượng trưng cho 9 mường chuẩn bị tế lễ.

Đền Chín Gian tọa lạc trên quả đồi Pú Pỏm thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim có độ cao 186,4 m so với mực nước biển, tổng diện tích 2 ha gồm nhiều hạng mục như đền chính, sân lễ hội.

29 thg 1, 2022

Săn khuộc khum


Theo lời hẹn, chúng tôi cùng những tay “thợ săn” cá trên vùng đất Phủ Quỳ, trong cái lạnh của núi rừng, bì bõm lội suối bắt con khuộc khum về nấu món súp khuộc khua. Những trải nghiệm thực tế ấy đã thay cho lời “thuyết minh” về một nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của đồng bào nơi đây.