Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 8, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Ngũ Phúc

Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).

Khuôn viên chùa Ngũ Phúc

Bốn danh nhân dòng họ Trần ở làng Quan Sơn

Làng Quan Sơn, xã An Sơn (Nam Sách) có 4 nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam đều mang họ Trần.

Nhà thờ họ Trần ở thôn Quan Sơn thờ tổ dòng họ là Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh, Hoàng giáp Trần Năng, tiến sĩ Trần Bảo, Hoàng giáp Trần Xuân Bảng và Trần Thanh Lãng

Miếu Phạm Xá, di tích quốc gia ở quê ngoại chúa Nguyễn

Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Miếu Phạm Xá

Miếu Phạm Xá ở làng Phạm Xá, xưa thuộc tổng Nguyễn Xá, huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương, là nơi thờ tứ vị thành hoàng đại vương của làng, trong đó có ngài Nguyễn Minh Biện – nhạc phụ của Triệu tổ tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và là ông ngoại của Chúa tiên Nguyễn Hoàng.

Nhân vật lịch sử hy hữu từ “phạm nhân” trở thành đại tướng quân

Đó là Đinh Văn Tả, danh tướng đời Lê, quê làng Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng (nay là Hàn Giang, phường Quang Trung, TP Hải Dương).

Di tích đình Đinh Văn Tả trong cụm di tích đình, lăng, miếu Đinh Văn Tả ở phường Quang Trung (TP Hải Dương)

22 thg 7, 2023

Uy nghi cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài

Giữa lòng TP Hải Dương sôi động, đông đúc, cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài (phường Phạm Ngũ Lão) vẫn giữ nét trầm mặc, uy nghi.

Tấm bia cổ ghi Quốc hiệu Đại Việt ở chùa Duyên Khánh

Tấm bia được nói đến mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký”, có niên đại vào năm 1704 dựng trước cửa chùa Duyên Khánh (thường gọi là chùa Toại An) thuộc xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Thác bản mặt trước và mặt sau tấm bia mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký” – ghi quốc hiệu Đại Việt đặt tại chùa Duyên Khánh được dập và đưa về Bảo tàng tỉnh để lưu giữ

Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu

Gần tròn 70 năm trôi qua, tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Sách, Chính trị viên Huyện đội, vẫn sáng mãi.

Phần mộ anh hùng Nguyễn Đức Sáu được xây dựng ở vị trí trang trọng trong nghĩa trang liệt sĩ xã Minh Tân (Nam Sách)

17 thg 7, 2023

7 vị thành hoàng làng Nại Thượng

Đình Nại Thượng ở xã Đại Đức (Kim Thành) khá đặc biệt khi thờ tới 7 vị thành hoàng là anh em trong cùng gia đình họ Hoàng.

Tế thành hoàng trong ngày hội truyền thống ở đình Nại Thượng (ảnh tư liệu)

16 thg 7, 2023

Cổ kính đình Cao Xá

Ngôi đình Cao Xá ở xã Thái Hòa (Bình Giang) cổ kính với mái ngói rêu phong, những nét kiến trúc, chạm trổ độc đáo.

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng giúp vua Hùng đánh giặc

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Thần tích còn ghi dưới triều vua Hùng Vương thứ VI, có gia đình ông Phan Tiệp cùng vợ là bà Nguyễn Thị Phúc, quê ở xã Bảo Tháp có nghề làm thuốc đến sinh sống tại chùa thôn Cao Xá. Ông bà là người đức độ, nhân từ, có lòng thương người, trong tay lại có nghề làm thuốc nên mỗi khi dân làng có ai yếu đau đều được ông bà cứu chữa. Trong thời gian lưu lại Cao Xá, ông bà sinh được 3 người con trai, đặt tên là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Các con lớn lên được ông bà cho theo học Ngô Tiên Sinh ở làng Nhữ Thị. Các ông học hành chăm chỉ, tôn sư trọng đạo nên được thầy quý, bạn mến.

Cảnh đẹp suối Côn Sơn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn.

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp suối Côn Sơn do phóng viên Báo Hải Dương ghi lại:

Trong Côn Sơn ca của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - người từng gắn bó máu thịt với mảnh đất này đã viết: Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...

Những điều ít biết về Thiền phái Tào Động ở Hải Dương

Ngay tại Hải Dương, một trong những trung tâm Thiền phái Trúc Lâm, còn có một thiền phái đã xuất hiện lâu đời cùng dòng chảy của Phật giáo Việt Nam - Thiền phái Tào Động.

Chùa Nhẫm Dương là chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam

10 thg 3, 2023

Chuyện về đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Đền Long Động (xã Nam Tân, Nam Sách) thờ 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt là: Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Đền Long Động nhìn từ trên cao

Nơi đây đã được tu bổ khang trang, xứng tầm di tích cấp quốc gia. Từ ngày 28.2-2.3, lễ hội đền Long Động lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp huyện.

11 thg 1, 2023

Độc đáo lễ hội đình Kiên Lao 

Sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ hội đình Kiên Lao, xã Đại Đức (Kim Thành) được tổ chức trở lại, long trọng và hấp dẫn hơn mọi năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 8-10.12 (tức ngày 15-17.11 âm lịch).

Phần rước kiệu mang đậm nét văn hóa truyền thống

Mảnh gạch cổ thời Trần tại thôn Cát Tiền 

Bảo tàng tỉnh Hải Dương đang lưu giữ 10 mảnh gạch cổ thời Trần. Số di vật quý này được phát hiện tại thôn Cát Tiền, xã Hồng Hưng (Gia Lộc).

Mảnh gạch cổ thời Trần phát hiện tại thôn Cát Tiền được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh

Khoảng 1 năm trước, sau khi nhận được thông tin từ chị Nguyễn Thị Vóc, sinh năm 1974, tại thôn Cát Tiền về việc người dân cùng xã phát hiện gạch, ngói cổ tại mảnh vườn của gia đình, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã phối hợp UBND xã Hồng Hưng tiến hành khảo sát thực địa.

Ngôi đình thờ 2 vị công thần triều Đinh

Ở thôn Thị Tranh, xã Thúc Kháng (Bình Giang) có một ngôi đình thờ 2 vị thành hoàng làng là 2 đại vương có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Cảnh quan yên bình của đình Tranh Ngoài với giếng đình ở trước cổng

Hoạch Trạch - ngôi làng cổ tích

Hoạch Trạch (穫澤) tên nôm gọi là làng Vạc, nay thuộc xã Thái Học (Bình Giang). Đây là một làng cổ có lịch sử hàng nghìn năm với biết bao giai thoại mà nay còn ghi được.

Làng Hoạch Trạch có nghề làm lược bí do tiến sĩ Nhữ Đình Hiền khởi dựng từ thế kỷ XVII vẫn duy trì đến ngày nay. Ảnh: Nhân Chính

Đó đích thực là một làng quê văn hiến, nơi sinh nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, nơi có nghề cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi lưu trữ nhiều sách vở bia ký, thần tích, sắc phong, sách vở có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Đó chính là làng cổ tích của Hải Dương và cũng là của cả nước.

Chùa Mui lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Nằm ở phía bắc huyện Thanh Miện, chùa Mui ở làng Cụ Trì, Ngũ Hùng hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật phong phú, giá trị.

Chùa Mui vẫn giữ được nét đẹp cổ kính

Lưu giữ nhiều giá trị

Làng Cụ Trì xưa thuộc tổng La Ngoại, huyện Thanh Miện, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương. Ngày nay, Cụ Trì là một trong năm thôn của xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện.

Đặc sắc hệ thống tượng Phật cổ ở đình, chùa Đồng Niên

Những bức tượng Phật có từ hàng trăm năm tại di tích đình, chùa Đồng Niên (ở phường Việt Hòa, TP Hải Dương) trải qua bao thăng trầm, biến cố, được chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, bảo vệ như báu vật.

Những pho tượng hầu như còn nguyên vẹn, có thần thái đẹp, sắc nét

Đình Đồng Niên có kiến trúc thời Lê. Đầu thế kỷ 20, công trình xuống cấp nên đã được trùng tu, tôn tạo lại. Trải qua bao biến cố lịch sử, đình Đồng Niên vẫn giữ được nét cổ kính hiếm có. Ngôi đình thờ 3 vị Thành hoàng là những anh hùng cứu quốc thời tiền Lý (544-602) và rất linh thiêng.

3 thg 7, 2022

Nét đẹp văn hóa đình Nội Hưng

Bài trí tại gian trung tâm đình

Đình Nội Hưng tọa lạc tại trung tâm khu dân cư Nhân Hưng, thị trấn Nam Sách, thờ ba vị thành hoàng là anh em ruột: Trung Công, Trinh Công và Thành Công, những người đã có công giúp nước, hộ dân.

Nghè Đồn cổ

Ở xã Nam Hồng (Nam Sách) hiện còn một ngôi nghè cổ, quy mô tuy nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo và từng là cơ sở hoạt động cách mạng. Đó là nghè Đồn.

Công trình kiến trúc cổ, độc đáo

Di tích quốc gia nghè Đồn

Năm 1992, nghè Đồn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia. Nghè Đồn nằm giữa trung tâm thôn Đồn trên một khuôn viên rộng rãi. Theo truyền ngôn, vị trí xây dựng ngôi nghè hiện nay là vùng đất có từ đầu công nguyên. Sở dĩ có tên như vậy vì dưới thời Hai Bà Trưng, nơi đây là trận địa có nhiều đồn trấn; nơi mà đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho việc tiến lui của nghĩa quân ở vùng đông bắc của đất nước. Vào cuối thế kỷ XV, Nguyễn Thẩm Lộc đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) làm quan trong triều đã tách làng Đồn Bối thành hai thôn: Đồn và Bối. Thôn Đồn còn được gọi là thôn Đụn, thôn Bối còn được gọi là thôn Vối.