Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 5, 2022

Bí ẩn hầm Đình Đông

Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.

Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại

Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương

Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.

Đình Xuân Áng ngày nay

Đình Xuân Áng thờ vị thành hoàng Nhật Dịch Đại vương giúp vua Lê đánh giặc Chiêm Thành, được tặng phong Thượng đẳng phúc thần.

4 thg 5, 2022

Ngon lạ món gỏi cá mè Cẩm Hoàng

Đối người dân thôn Phượng Hoàng, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.


Cá mè là nguyên liệu góp phần làm cho món gỏi cá Cẩm Hoàng trở nên nổi tiếng
Nói đến cá mè nhiều người cho rằng đây là loại cá rất tanh, phải kho nấu kỹ mới ăn được, nhưng người dân thôn Phượng Hoàng, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) lại chế biến loại cá này thành món gỏi rất ngon. Đối người dân nơi đây, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

11 thg 4, 2022

Ngôi đền duy nhất thờ Trương Hán Siêu tại Hải Dương

Tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi ngay sát bờ sông Cửu An, đền Từ Xá ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) là nơi duy nhất trong tỉnh thờ Trương Hán Siêu - một danh tướng, một danh nhân văn hóa thời Trần.

Đền Từ Xá đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2001

2 thg 4, 2022

Nữ tướng có công giúp nhà Trần đánh giặc

Đình Vô Hối (trị trấn Thanh Miện) là một trong số ít ngôi đình thờ thành hoàng là nữ tướng, người có nhiều công lao giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông, được phong tặng “Anh Linh công chúa, thượng đẳng thần”.

Đình Vô Hối hiện nay

Chuyện dưới rừng lim cổ thụ

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt" là câu mà bao thế hệ người dân An Lạc (Chí Linh) truyền cho con cháu. Họ luôn nhắn nhủ với các thành viên trong gia đình phải bảo vệ bằng được rừng lim cổ thụ.

Khu di tích đền Cao An Lạc được bao bọc bởi rừng lim cổ thụ

Đền Cao An Lạc - nơi khởi nguồn câu chuyện mang đậm chất sử thi về 5 anh em họ Vương phò vua Lê Đại Hành đánh giặc, hàng trăm năm qua khoác trên mình tấm áo tươi xanh của rừng lim cổ thụ. Một khu rừng lim bao bọc quần thể khu di tích nghìn năm tuổi, thực là cảnh tượng hiếm nơi nào có được.

1 thg 4, 2022

Đình Mậu Duyệt - di tích văn hóa nghệ thuật thời Lê

Được khởi dựng cách đây hàng trăm năm, đến nay, đình Mậu Duyệt ở thôn Mậu Duyệt, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn nét kiến trúc cổ thời Lê.

Khung cảnh yên bình tại đình Mậu Duyệt

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc trang trí bia đá ở đình An Nhân

Đình An Nhân ở khu An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như câu đối, đại tự, sắc phong…

Mặt trước tấm bia có tiêu đề “Á thần Hậu thần”, ghi tên những người công đức tiền, ruộng, được tôn làm Á thần, Hậu thần

Đặc biệt trong khuôn viên đình còn lưu giữ một tấm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Tấm bia ghi lại việc tu tạo đình.

Độc đáo chùa Duyên Khánh

Tọa lạc trên khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng chùa Duyên Khánh (chùa Toại An) là niềm tự hào của người dân thôn Bắc An, xã Chí Minh (Tứ Kỳ).

Khuôn viên chùa Duyên Khánh

Bí ẩn chùa Bảo Lâm

Từng là ngôi chùa lớn của nước ta nhưng trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, chùa Bảo Lâm ở thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) giờ chỉ còn là phế tích.

Thác bản về chùa Bảo Lâm được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

Côn Sơn - chốn "tùng lâm đẹp đẽ"

Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn "tùng lâm đẹp đẽ".

Từ trên cao nhìn xuống, khu di tích Côn Sơn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh ngút ngàn tầm mắt

Ngày 15.2.1965, tại chùa Côn Sơn, Bác Hồ đã căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để nơi đây trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Gần 60 năm qua, Côn Sơn đã được các thế hệ bồi đắp, thành "nơi tùng lâm đẹp đẽ".

11 thg 2, 2022

Kinh Môn từng có Văn miếu

Ở khu nghĩa trang của dòng họ Mạc tại thôn Trần Xá, xã Lạc Long (Kinh Môn) vẫn còn hai tấm bia ghi chép việc trùng tu văn miếu phủ Kinh Môn. Đây là hai di vật quý hiếm về chấn hưng đạo học ở Hải Dương.

23 thg 1, 2022

Huyền tích sông Kinh Thầy

Kinh Thầy - dòng sông với nhiều lớp trầm tích văn hóa đặc sắc góp phần hình thành nên một xứ Đông với những giá trị văn hóa độc đáo.

Ngã ba Lấu Khê, nơi khởi nguồn của dòng Kinh Thầy

Nét xưa làng cổ Thượng Cốc

Làng Thượng Cốc xưa (nay là 3 thôn Bình Đê, Cao Lý và Gia Bùi) của xã Gia Khánh (Gia Lộc) là một trong số ít nơi còn lưu giữ được những nét đẹp của làng cổ.

Miếu Chợ Cốc được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1991

Đây là điểm đến thú vị cho những người muốn tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống đặc trưng xưa của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

17 thg 1, 2022

Độc đáo đình Quan Lộc

Đình Quan Lộc ở xã Tiên Động (Tứ Kỳ) - nơi thờ bốn vị tướng thời Hùng Vương còn lưu giữ nhiều bức chạm khắc gỗ cổ kính, độc đáo, tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Đình Quan Lộc ngày nay

6 thg 1, 2022

Đình Tâng - nơi thờ 6 vị thành hoàng

Hiếm có di tích thờ đến 6 vị thành hoàng như đình Tâng thuộc thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên (TP Hải Dương).

Đình Tâng ngày nay

Ngôi đình tọa lạc trên khu đất cao, thoáng rộng, mặt tiền quay về hướng đông nam, một bên là đường liên xóm, một bên là giếng và cây cổ thụ, phía sau là khu dân cư, phía trước là đường và chợ làng khiến cho ai đến đây cũng có cảm giác như đang được hòa mình vào một ngôi làng nông thôn xưa.

Khám phá chùa Sùng Ân

Nằm khuất sâu ở xã Đông Xuyên (Ninh Giang), chùa Sùng Ân (hay còn gọi là chùa Đông Cao) có hệ thống tượng Phật cổ kính và vô cùng độc đáo của Việt Nam.

Chùa Sùng Ân có từ thời Lý, bố cục kiểu nội công, ngoại quốc

Chùa Sùng Ân thuộc thiền phái Trúc Lâm, có tuổi đời trên 700 năm. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc năm 1974 và cũng là ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia sớm nhất của huyện Ninh Giang.

31 thg 12, 2021

Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn

Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn

Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).