Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 9, 2020

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.

20 thg 9, 2020

Ngôi đình cổ thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bắc Giang là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có nhiều di tích, địa danh gắn với tục thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài khu di tích Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm còn có nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ Phật hoàng như chùa Bảo An, xã Cương Sơn (Lục Nam), đình Đông Loan, xã Lãng Sơn (Yên Dũng)... và bên sườn Tây Yên Tử có ngôi đình cổ Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn, huyện Lục Nam cũng thờ Phật hoàng.

Thần tích, Thần sắc làng Mai Sưu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đình Mai Sưu thờ 3 vị Thành hoàng: Nhân vương Thái Sư đại vương, Thập vương Thái Lang đại vương và Cao Sơn đại vương. 

Đình Mai Sưu.

16 thg 9, 2020

Di tích đình Rồng và tấm bia di văn quý giá

Tọa lạc trên khu đất cao ráo, thoáng rộng ngay đầu làng, đình Rồng, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) - di tích cấp tỉnh được Nhà nước xếp hạng năm 2013 mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. 

Đình Rồng ngày nay 

8 thg 9, 2020

Độc đáo đình cổ Lãng Xuyên

Ở huyện Gia Lộc không nhiều ngôi đình còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc đình cổ mang nét đặc trưng của vùng Bắc Bộ như ngôi đình này. 

Đình Lãng Xuyên đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2005 

Đình Lãng Xuyên ở thôn Lãng Xuyên, xã Gia Tân (Gia Lộc) tọa lạc trên khu đất cao ráo, thoáng đãng, phía trước là giếng nước trồng sen ngay ở đầu làng.

Chạm khắc tinh xảo

Theo thần phả còn lưu giữ tại đây, đình Lãng Xuyên được xây dựng vào thời Nguyễn và trùng tu nhiều lần. Trải qua biến cố thời gian, đến nay công trình vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật cổ xưa.

Đình có kiến trúc kiểu chữ đinh, bao gồm tòa đại bái 5 gian và hậu cung 4 gian. Tòa đại bái có giá trị nghệ thuật cao với kiến trúc kiểu đao tàu déo góc. Kết cấu chính gồm hai phần là mộc và nề ngõa, mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn. Phần mái có 4 vì kèo, trong đó 2 vì kèo gian trung tâm có kiến trúc kiểu chồng giá chiêng, hai vì kèo gian bên có kiến trúc kiểu chồng giường. 4 vì kèo có kích thước khá lớn, các cột cái bằng gỗ lim có đường kính 48 cm, cột quân có đường kính 38 cm.

Đặc biệt, hệ thống hoành được bố trí theo lối “Thượng tứ hạ ngũ” khá chắc chắn. Thượng lương (chồng nóc) chắc khỏe và được soi chỉ kép nghệ thuật. Hệ thống đấu tạo dáng như những bông sen nở. Chất liệu của công trình chủ yếu là gỗ lim còn tốt. Tòa đại bái còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc đạt trình độ nghệ thuật cao mang đậm nét kiến trúc truyền thống, thể hiện nét tài hoa của nghệ nhân xưa như các bẩy hiên chạm các bức “cúc hóa long”, “trúc hóa long”, “lá lật”... đường nét rất mềm mại sống động. Nghệ thuật chạm bong của nghệ nhân xưa còn thể hiện ở các bức chạm “độc long”, “lá lật liên hoàn” hoặc “lá lật xen kẽ” các con rồng nhìn rất sống động hay “rồng hút cá chép” theo tích “ngư long hý thuỷ” khá sinh động. Có đầu dư chạm một con rồng hoàn chỉnh, có đầu dư lại chạm đầu rồng đuôi chim phượng... Các bức chạm trên các chi tiết của 4 vì kèo chính tòa đại bái là tập hợp nhiều mảng chạm khắc dân gian thể hiện thần quyền trong tín ngưỡng, ngoài ra các bức chạm này còn mô tả cỏ cây, hoa lá gần gũi trong sinh hoạt đời thường của người nông dân. Những bức chạm còn lưu giữ được là những tiêu bản rất quý báu giúp khôi phục các công trình cùng thời. Phía ngoài là 4 đầu đao cong vút, đắp “rồng chầu phượng mớm”. Nóc đình đắp “lưỡng long chầu nguyệt”. 2 đầu nóc là 2 con kìm. Các nghệ nhân đã tạo ra những linh vật khá độc đáo, tạo thế uy nghiêm cho công trình.

Tòa hậu cung nối liền với tòa đại bái gồm 4 gian. Hậu cung có một số bức chạm “lá lật” và “độc long” khá đẹp, chất liệu bằng gỗ lim. Móng và tường xây dáng quay chảo mềm mại với những đường gờ chỉ kép, mái lợp ngói vẩy cá truyền thống. Đình còn lưu lại nhiều cổ vật quý từ thời Nguyễn như đồ gỗ có các bức đại tự, câu đối, cuốn thư, ngai thờ, mâm thờ, sập thờ; đồ đá có bia thần tích, bia hậu thần; chuông đồng đúc năm 1933…

Cụ Nguyễn Đức Nội (85 tuổi) ở thôn Lãng Xuyên cho biết theo thần tích, đình thờ Thành hoàng làng hiệu là Ngọc Thị Quỳnh Lang công chúa (thiên thần). Theo phả ký, Ngọc Thị Quỳnh Lang công chúa có công âm phù Hai Bà Trưng trong khi lập đàn ở cửa sông Hát Môn. Sau khi đánh thắng Tô Định, Hai Bà Trưng thấy ứng nghiệm, phong cho bà là Hoa Hùng Uyển Mỵ chinh thục phu nhân thượng đẳng thần, nhân dân lấy sự tích này tôn thờ làm Thành hoàng làng.

Hằng năm, đình mở hội vào ngày 12.10 âm lịch và 15 tháng giêng. Kỳ lễ hội tháng giêng là lớn nhất trong năm. Lễ hội tháng 10 âm lịch là kỷ niệm ngày Thành hoàng âm phù Hai Bà Trưng đánh giặc. Lễ hội này chủ yếu là tế lễ.

Nhân dân phát tâm công đức

Với những nét độc đáo, những giá trị còn lưu giữ, năm 2005, đình Lãng Xuyên được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong những năm gần đây, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp công, góp của để trùng tu tôn tạo, mở rộng không gian của di tích, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Kênh, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lãng Xuyên cho biết trong suốt thời gian từ năm 2000-2009, đình bị xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ phần nóc, rui, mè bị mối mọt, ngói xô lệch nên cứ mưa là dột, tường đình bị nứt, một số linh vật phía ngoài và mảng chạm khắc bị hư hỏng, bong tróc, một số chân cột đình bị mối mọt…

Năm 2009, được Nhà nước cho phép, cùng sự tích cực tham gia đóng góp của nhân dân, đình đã được trùng tu lớn. Toàn bộ phần nóc được làm mới, mái ngói được thay mới, chỉ giữ lại ngói cũ ở mái trước gian đại bái; phục dựng lại các cấu kiện gỗ, các mảng phù điêu bị bong tróc, đắp lại một số linh vật… với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 600 triệu đồng.

Lần trùng tu lớn thứ 2 là năm 2016, nhân dân và con em xa quê đã đóng góp kinh phí mua lại phần đất của người dân để mở rộng diện tích đình từ 300 m2 ra hơn 1.000 m2 và tôn tạo lại giếng làng, san lấp, tôn nền lát gạch sân, xây sân khấu… với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Hiện, ngôi đình có không gian rộng rãi, thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội và các sự kiện của làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

THẾ ANH

7 thg 9, 2020

Đình Vĩnh Nguơn An Giang – Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Châu Đốc là vùng đất “tân cương biên trấn” có 4 dân tộc Kinh- Hoa- Chăm- Khmer cùng sinh sống, tạo nên văn hóa đa dạng đặc sắc. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh, trong đó không thể không nhắc đến Đình thần Vĩnh Ngươn.

Đình Vĩnh Nguơn tọa lạc trên ở điểm giao nhau giữa sông Hậu và nơi khởi đầu của dòng kênh Vĩnh Tế thành một ngã ba mênh mông sóng nước, thuộc phường Vĩnh Ngươn, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 

Đình Vĩnh Nguơn nằm bên bờ sông tuyệt đẹp 

5 thg 9, 2020

Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành

Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.

Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.

26 thg 8, 2020

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

19 thg 8, 2020

Lưu giữ nét đẹp đình làng

Dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, song mái đình xưa vẫn hiện hữu trong tâm thức và đời sống tín ngưỡng của người dân đất Việt. Ở Quảng Ngãi, hiện vẫn còn nhiều ngôi đình cổ xưa, một trong số đó là đình làng Hổ Tiếu, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). 

Linh thiêng chốn đình làng
Đình làng Hổ Tiếu nằm giữa cánh đồng xanh ngát, những ai đến đây đều đón nhận cảm giác yên bình chốn làng quê. Ở gần đình làng có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân địa phương cho biết đó là cây chim chim. Trong tâm thức của họ, cây gần đình làng rất linh thiêng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử và thiên tai, cây này vẫn sừng sừng tràn đầy nhựa sống. Bởi vậy, chẳng ai dám chặt cây hay tỉa cành, cây tỏa bóng mát, là nơi nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa nắng oi ả của những người dân đi làm đồng. 

Đình làng Hổ Tiếu. 

15 thg 8, 2020

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc của ngôi đình cổ gần 500 tuổi

Với gần 500 năm tồn tại, đình Sừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. 

Đình Sừng được người dân Kẻ Sừng - làng Quỳ Lăng khởi dựng vào năm 1583. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa, lá, sau mới được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư 

8 thg 8, 2020

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu. 

Đình Thoại Ngọc Hầu 

Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829, tên thật là Nguyễn Văn Thoại) là tướng lĩnh thân cận của chúa Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long triều Nguyễn). Ông được người dân Nam bộ rất mực tôn kính vì có công lớn trong việc lập làng lập ấp, giữ yên và phát triển vùng đất Nam Bộ, đặc biệt ở Thoại Sơn. Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang gắn với bia Thoại Sơn trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí. 

3 thg 7, 2020

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

27 thg 6, 2020

Đình La Hà còn mãi với thời gian

Tọa lạc ở tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), đình La Hà có tuổi đời hơn 200 năm và là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Trải qua nhiều thăng trầm, đình làng này vẫn còn nét cổ kính, linh thiêng riêng.

Đình La Hà là nơi lưu giữ rất nhiều sắc phong thời nhà Nguyễn. Đến nay, những sắc phong ấy vẫn con nguyên vẹn và được gìn giữ cẩn thận. Theo người dân ở đây, những năm đầu thế kỷ XVIII, những vị tiền hiền là những cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian mà người Việt ở Bắc Bộ di cư vào vùng đất Thuận Quảng khai hoang, mở cõi, hình thành làng, xã ở vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, trong đó có làng La Hà. 

Với người dân tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), việc giữ gìn, bảo vệ đình La Hà được xem là trách nhiệm của mọi người. 

14 thg 6, 2020

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

6 thg 6, 2020

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu.

Đình Thoại Ngọc Hầu

23 thg 5, 2020

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc đình Long Thái

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Long Thái ở xã Thái Sơn, huyện Đô Lương không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo. 

Đình Long Thái được xây dựng từ lâu đời và được làm lại vào năm 1842 để thờ thành hoàng làng là Vua Lê Trang Tông. Đình khởi công được mấy tháng thì dừng lại, 2 năm sau mới thi công tiếp. Thời đó, khi làm ngôi đình này đã có 18 chủ thợ mộc đại diện cho các tổ thợ trong vùng tập trung về làng Vĩnh Long bắt thăm để chọn tổ thợ thi công. 

29 thg 4, 2020

Khám phá ngôi đình thờ Vua Hùng ở Hải Dương

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Ngôi đình mang nhiều nét cổ kính, giá trị lịch sử - văn hóa... 

Đình An Khoái là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương 

Giàu kiến trúc nghệ thuật
Ngoài thờ Vua Hùng, đình An Khoái còn thờ 3 vị thành hoàng làng là Đào Đại Hùng, Võ Công Trực và Bùi Khán đều có công giúp nhà Hậu Lê.

24 thg 4, 2020

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

19 thg 12, 2019

Đình làng Đình Bảng

Là công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc, đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã được coi là một trong ba ngôi đình đẹp nhất vùng. 

Đình làng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, trải dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc. Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng ban đầu dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lương. Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Nhìn bên ngoài, ngôi đình có quy mô to lớn gồm tòa đại đình nối với hậu cung. Tòa đại đình mang kiến trúc nhà sàn gỗ hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian dựng trên nền đá xanh, được đỡ vững chắc bởi những hàng cột lõi gỗ lim lớn nhỏ có đường kính khoảng từ 0,5- 0,6m. Vẻ bề thế của ngôi đình còn thể hiện phần mái cong toả rộng, vươn rất xa hiếm gặp.

Đình làng Đình Bảng tọa lạc tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

12 thg 11, 2019

Đình Xuân Dương trên làng di sản

Có vị thế tựa lưng vào núi đá cùng tên, lại nằm ngay trên khu vực Làng nghề nước mắm - di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Nam Ô, đình làng Xuân Dương (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch.

Đình Xuân Dương hiện tại, sau khi được đại trùng tu. 

Đình Xuân Dương được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Ban đầu, đình được tạo nên từ những vật liệu đơn giản, gần gũi như tranh tre, vách nứa và tính đến nay đã qua 3 lần được sửa chữa.