Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2022

Vãn cảnh Prasat Kong- ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng

Prasat Kong được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Prasat Kong được xem là 1 trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Cao Long 

29 thg 4, 2022

Lăng vua Kiến Phúc – nơi an nghỉ của vị vua yểu mệnh nhất nhà Nguyễn

Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 14 tuổi, chỉ ở ngôi được 8 tháng thì qua đời. Lăng mộ ông nằm ở phía trái Khiêm Lăng (lăng Tự Đức), tại làng Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Trong một góc của khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ cổ kính nằm khuất dưới những tán thông xanh. Đó chính là Bồi Lăng – lăng của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam.

Chùa Lôi Âm Thượng - ngôi cổ tự trầm mặc giữa không gian xanh

Lôi Âm Thượng - ngôi chùa cổ ở Quảng Ninh được Phật tử và du khách biết đến không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình.

Tọa lạc trên núi Linh Thứu (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) chùa Lôi Âm Thượng (tên chữ là Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm Tự) được xây dựng với thế lưng tựa núi và nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

28 thg 4, 2022

Đền Voi Mẹp - điểm đến tâm linh của người dân Đức Thọ

Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.

Di tích đền Voi Mẹp còn có tên gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam

Đã 55 năm trôi qua, nhưng trong lòng nhân dân xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn luôn nhớ về địa đạo Hiệp Phổ Nam. Đây là nơi đã che chở, bảo vệ cán bộ, nhân dân trong cuộc chiến không cân sức với quân Mỹ ngụy diễn ra ngày 3.8.1965.

Những ngày tháng 9 lịch sử này, chúng tôi về thăm địa đạo Hiệp Phổ Nam để hiểu hơn cuộc chiến đấu ngoan cường, tinh thần bất khuất của quân và dân ta.

Cuộc chiến đấu kiên cường

Từ trung tâm TP. Quảng Ngãi, theo Tỉnh lộ 624 đến nút giao thông vòng xoay ở trung tâm thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành), rẽ trái theo Tỉnh lộ 628 về hướng đông, đến ngã tư Bà Viện rẽ trái theo hướng tây bắc, đi thêm 500m là đến di tích địa đạo Hiệp Phổ Nam.

Bia tưởng niệm, khắc tên những người bị quân Mỹ ngụy giết hại ở địa đạo Hiệp Phổ Nam. Ảnh: ĐĂNG SƯƠNG

23 thg 4, 2022

Chùa Bụt ở Thanh Hóa

Dù chỉ mới đưa vào sử dụng, song chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách bởi lối kiến trúc “lạ” và view cửa biển đẹp như tiên cảnh.

Là một trong những ngôi chùa ở Hải Tiến mới được trùng tu, mở cửa đón khách du lịch tham quan đông đúc từ năm 2021, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Là địa điểm tâm linh nổi tiếng, chùa Bụt được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Hải Tiến. Chùa mở cửa quanh năm, vào dịp lễ, tết nơi đây rất nhộn nhịp vì đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Vào mùa du lịch biển Hải Tiến từ tháng 4 đến tháng 9, lúc cao điểm chùa Bụt đón rất đông du khách. Điểm đặc biệt ở chùa Bụt chính là có vị trí sát ngay bãi đá hòn Bò, một trong những bãi đá tự nhiên check-in đẹp nhất ở biển Hải Tiến.

17 thg 4, 2022

Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng

Chùa Buôl Pres Phek hay còn gọi là chùa Bốn Mặt với gần 500 năm tuổi, là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng.

Sala ten Thác Kon, nơi đánh dấu điểm rơi của chiếc cồng vàng 8 núm trong cổ tích "Chiếc ghe chìm" làm nên huyền thoại về vùng đất "Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt". Ảnh: Cao Long

16 thg 4, 2022

Làng cổ thuần Việt ở Bắc Giang

Nhịp sống chậm rãi, yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng tại làng Sấu thuộc huyện Tân Yên.


Khói lam chiều trên ngôi làng cổ có tên gọi dân dã là làng Sấu thuộc xã Liên Chung (xưa là Chung Sơn), huyện Tân Yên. Tránh xa ồn ào khói bụi nơi đô thị, có dịp du khách hãy về thăm làng Sấu. Tương truyền, phía sau làng có một núi đất xưa kia mang hình dáng một con sấu, linh vật thường được thờ ở các đình đền, nên làng tên là Sấu.

Bộ ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987), người Bắc Giang, thực hiện qua nhiều lần ghé làng. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, anh đã gặt hái được trên 40 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế.

12 thg 4, 2022

Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần

Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài.

Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.

11 thg 4, 2022

Ngôi đền duy nhất thờ Trương Hán Siêu tại Hải Dương

Tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi ngay sát bờ sông Cửu An, đền Từ Xá ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) là nơi duy nhất trong tỉnh thờ Trương Hán Siêu - một danh tướng, một danh nhân văn hóa thời Trần.

Đền Từ Xá đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2001

10 thg 4, 2022

Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.

Theo sử sách, Bà Triệu (sinh năm 226, mất năm 248) được Nhân dân gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Triệu Ấu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương, Lệ Hải Bà Vương.

9 thg 4, 2022

Mũi Nghê - hồ bơi tự nhiên giữa biển

Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá.

Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.

Hình dáng vách đá giống con nghê - động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu.

8 thg 4, 2022

Đình Phú Lễ – Đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre

Nói đến đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre thì không thể không nhắc đến đình Phú Lễ. Tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Đình Phú Lễ được vua Minh Mạng cho phép lập đình vào năm 1826, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá được xây dựng trước đó. Ngày 29.01.1852, đình nhận được sắc phong của vua Tự Đức.

Giữa không gian yên tĩnh, cổng đình Phú Lễ hiện ra uy nghi và nổi bật. Đình đã gần hai trăm tuổi, qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Ngôi đình ẩn mình giữa những tán cây cổ thụ, khi mặt trời ló rạng, những tia nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu vào tường gạch, thềm đá rêu phong càng tôn thêm nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của đình.

Cổng đình

Lăng mộ vị hoàng đế nhiều con nhất sử Việt

Lăng vua Minh Mạng nằm ở xã Hương Thọ, bên dòng sông Hương thơ mộng.


Lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Trong 13 đời vua triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng trị vì đất nước được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng, hùng mạnh nhất. Trong hai mươi năm trị vì, vua đã thay đổi nhiều việc, từ đối nội, đối ngoại cho đến những cải cách kinh tế chính trị xã hội. Với 142 người con, vua Minh Mạng được xem là vị vua có nhiều con nhất sử Việt.

Lăng vua nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.

Chùa Dâu - ngôi chùa cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc

Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu được du khách gần xa biết đến với những nét kiến trúc - văn hóa - lịch sử vô cùng độc đáo...

1. Chùa cổ nhất Việt Nam. Theo một số nguồn sử liệu, chùa Dâu được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa và lập nên một phái Thiền mới.

6 thg 4, 2022

Dòng suối uốn lượn giữa rừng trúc Bình Dương

Suối Trúc nằm gần hồ Dầu Tiếng có nước trong, xung quanh là rừng trúc xanh mát, phù hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần.

Suối Trúc thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, nằm gần điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Dương là chùa Thái Sơn - Núi Cậu và thắng cảnh hồ Dầu Tiếng, cách núi Bà Đen, Tây Ninh khoảng 30 km và trung tâm huyện Dầu Tiếng, Bình Dương chừng 7 km. Từ nhiều năm nay, suối hút khách đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại vì cảnh vật hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ.

Dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Núi Cậu cách đó khoảng 3 km. Nhân viên điểm tham quan cho biết, suối từng có nhiều nước, nhưng quá trình làm đường ảnh hưởng đến dòng chảy. Tuy suối ít nước hơn xưa, cảnh quan vẫn xanh mát, hoang sơ, thu hút đông du khách. Ngày cuối tuần, hàng trăm người từ Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM ghé vui chơi cả ngày. Vé tham quan 10.000 đồng/khách.

Dòng suối chảy hiền hòa, hai bên suối nhiều bóng mát cho khách nghỉ chân. Ảnh: Huỳnh Nhi

5 thg 4, 2022

Chuyện kể ở miếu Linh Sơn

Ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi cư dân tụ hội từ lâu đời có rất nhiều đền, miếu. Đặc biệt, tại thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) có miếu Linh Sơn, thể hiện văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú và độc đáo.

Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.

Miếu Linh Sơn và tảng đá Chim. Ảnh: Cao Chư

Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng

Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.

Trong vụ cúc họa mi năm nay, Trung tâm Công nghệ sinh học trồng được 6.000 cây hoa với diện tích trồng 500 m².

3 thg 4, 2022

Băng rừng leo đá khám phá suối Ba Hồ

Muốn ngắm trọn cảnh quan, du khách đi bộ đường dài, leo vách đá dựng đứng để đến ba hồ nước sâu trong xanh.

Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 25 km về hướng bắc. Đây là nơi có không gian yên tĩnh, hoang sơ, bao quanh là cây cối mát mẻ, nhưng để khám phá cũng lắm gian nan. Suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn cao 660 m, dài hơn 10 km, chảy qua hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

2 thg 4, 2022

Lên đất Quế thăm đền thiêng

Đền Chín Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến Pỏm (đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng.

Đền Chín Gian tọa lạc trên núi thuộc bản Khoẳng. Ảnh: Sách Nguyễn