Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 11, 2023

Lên núi Báo Đức thăm lăng mộ cụ Nguyễn Phi Khanh

Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?

Từ đỉnh núi Báo Đức có thể phóng tầm mắt ra tứ phía. Trong ảnh: Phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh trước năm 2015 (ảnh do Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp)

22 thg 11, 2023

Lung linh đêm Kiếp Bạc

Khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) về đêm cảnh sắc lung linh, huyền ảo bởi hệ thống ánh sáng đèn điện đa sắc màu trang hoàng khắp nơi.

Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.

Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.

Đường vào khu di tích Kiếp Bạc về đêm

Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn

Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Trang trí vân mây trên dầm cầu

14 thg 11, 2023

Khám phá Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương

Bảo tàng Văn hoá Nghệ thuật Đông Dương (thành phố Hải Phòng) hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 15.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm tuổi. Đây là bảo tàng tư nhân được gây dựng bởi niềm đam mê lịch sử và tình yêu nghệ thuật của doanh nhân Cao Văn Tuấn.

Không gian tầng 1 là không gian trưng bày chính của Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương.

Tuy công việc chính là kinh doanh, nhưng doanh nhân Cao Văn Tuấn (62 tuổi ở Hải Phỏng) có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Ban đầu chỉ là những món đồ trao đổi qua lại giữa những người cùng sở thích, hoặc săn tìm từ các ông chủ đồ cũ, thậm chí là mua lại từ những người bán phế liệu. Sau này, đến khi làm ăn phát đạt, ông có nhiều cơ hội sưu tầm hơn từ mối quan hệ thân thiết với nhiều họa sĩ, nhà sưu tầm. Ngay từ đầu, ông Tuấn đã định hướng rõ quan điểm sưu tầm của mình là sự kỹ càng về nguồn gốc, tiểu sử và những câu chuyện liên quan đến cổ vật đó.

Đến nay, ngoài 300 tác phẩm hội họa, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa mỹ thuật Đông Dương thì trong bộ sưu tập của Cao Văn Tuấn có tới 15.000 hiện vật với khoảng 2.000 cổ vật quý hiếm. Đây là thành quả của quá trình hàng chục năm trời, ông đi khắp đất nước để săn tìm cổ vật và là nền tảng để tạo dựng nên Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương rộng hơn 1.000 m² trong một vườn cây rộng hơn 1,3 héc-ta.



Mái nhà thời Lý (thế kỷ 11) với các chi tiết ống tơ, lá đề, đầu đao rồng với tỉ lệ 1/1 chuẩn bản vẽ được ông Cao Văn Tuấn phục dựng lại.

Từ khi bén duyên với đồ cồ, ông Tuấn luôn nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng bảo tàng nhưng mãi vài năm gần đây ý tưởng đó thành hiện thực. Dạo bước qua các gian trưng bày theo chuyên đề của bảo tàng mới thấy hết công sức của ông Cao Văn Tuấn. Dàn đèn bên trong các khu trưng bày được bố trí công phu, khiến cho những tác phẩm tranh, điêu khắc và cổ vật hiện lên lung linh, tinh tế. Trong suốt quá trình hoàn thiện bảo tàng, ông Tuấn đã phải tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, từ việc sử dụng ánh sang, bố trí cổ vật theo thời gian hay không gian, sự kiên kết của các cổ vật khi trưng bày…

Theo lý giải của ông Tuấn, bộ sưu tập đồ gốm từ thời đại Đông Sơn đến thế kỷ 20 được bài trí theo dòng thời gian. Trong khi đó, những món đồ thờ, tượng cổ, được bố trí theo không gian.





Tầng 1 của bảo tàng là không gian trưng bày chính. Du khách có thể vào các hầm kho xem “Hùng thư bảo điện” (ban thờ của người Nhật) hay những hũ nhỏ xinh đựng gia vị có từ thuở Hai Bà Trưng dựng nước được xếp tầng tầng, lớp lớp. Chiếc trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN – thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ với ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn.

Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số.






Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ những cổ vật đặc biệt, có giá trị lịch sử lâu đời như đôi câu đối cổ ca ngợi công ơn Đức Vương Ngô Quyền có niên đại thế kỷ 18, lư hương triều Lê trung Hưng thế kỷ 16-17) hay bộ ba pho tượng Đệ nhất thành mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) – một “tứ bất tử” trong truyền thống thờ phụng của người Việt, bức tượng Phật bà quan âm thiên thủ thiên nhãn và nhiều hiện vật khác…

Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép hoạt động với hình thức bảo tàng ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương. Hiện tại, Bảo tàng đang mở cửa miễn phí cho du khách và hứa hẹn trở thành địa chỉ đỏ cho du khách ưa thích khám phá văn hóa và nghệ thuật Đông Dương.

Bài: Công Đạt -  Ảnh: Thanh Giang

12 thg 11, 2023

Sức sống nghề chạm khắc đá Kính Chủ


Nghề chạm khắc đá Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thời Lê (thế kỷ XIV). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc đá vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị đến ngày nay
.

Cận cảnh tháp nước Hàng Đậu sắp mở cửa đón khách tham quan

Sau khi tu sửa trở thành không gian nghệ thuật, tháp nước Hàng Đậu, Hà Nội, sẽ mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.

Tháp nước Hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của Pháp trong thời gian đô hộ tại Hà Nội. Tháp được xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa có cột thu lôi.

11 thg 11, 2023

Đầu máy xe lửa Tự Lực - biểu tượng một thời của đường sắt Việt

Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực, biểu tượng của ngành đường sắt, sẽ được trưng bày tại vườn Nhãn (Long Biên), trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.


Những đầu máy xe lửa hơi nước hơn 50 tuổi, từng tham gia chiến tranh chống Mỹ sẽ được trưng bày trong khuôn viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Long Biên) từ 17/11 đến 31/12.

Đây là điểm nhấn trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 nhằm khơi dòng chảy di sản, nhất là các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm lần đầu được biết đến như một tổ hợp sáng tạo nghệ thuật nhờ vào việc cải tạo, thiết kế, sắp đặt các không gian nhà xưởng, kho bãi thành những không gian nghệ thuật.

10 thg 11, 2023

Giếng nước cổ nằm dưới lòng đất trong đan viện huyền bí tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Đan viện thánh mẫu Châu Sơn mang vẻ đẹp huyền bí, chỉn chu và cầu kỳ trong từng chi tiết, là một địa điểm ít người biết đến và cũng phải "tùy duyên" mới đi đúng thời điểm có thể vào tham quan.

Đan viện thánh mẫu Châu Sơn nằm ở xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 70 km. 

24 thg 10, 2023

Loạt bảo tàng hấp dẫn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Áo dài là những địa điểm tham quan đặc sắc, giàu ý nghĩa vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

1. Nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong số ít các bảo tàng ở Việt Nam được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế. Cơ sở này được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

17 thg 10, 2023

Bên trong ngôi nhà cổ 130 tuổi đặc biệt nhất Hà Nội

Nằm lặng lẽ trên một con phố cổ tấp nập người qua lại, ngôi nhà số 87 Mã Mây (Hà Nội) từ lâu vẫn là điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế ưa thích tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Nằm lọt thỏm giữa phố Mã Mây (Hà Nội) nhộn nhịp, nhà cổ số 87 gây bất ngờ với du khách bởi những giá trị lịch sử còn lưu lại. Ngôi nhà này được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX trên tổng diện tích đất 157,6 m², dài hơn 28 m, mặt tiền 5 m.

16 thg 10, 2023

Kinh nghiệm đi chơi ở rừng phong Chí Linh

Rừng phong Chí Linh là điểm leo núi và cắm trại miễn phí, có không khí trong lành, cảnh đẹp.

Lê Thu Hằng, ngoài 30 tuổi, đã đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 10 nước. Chị vừa có chuyến dã ngoại ở Hải Dương, chia sẻ kinh nghiệm khám phá rừng phong.

Rừng phong Chí Linh ở xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đường tới rừng phong Chí Linh rất dễ đi, có thể dùng phương tiện cá nhân (cả ôtô và xe máy) và công cộng. Nếu không muốn lái xe, hãy bắt xe khách tới thành phố Sao Đỏ rồi thuê xe ôm, taxi lên chùa Thanh Mai. Nếu dùng phương tiện cá nhân, có thể đi theo Google Maps tới chùa. Gửi xe tại chùa, sau đó đi bộ vào rừng.

Không gian trên đường tới rừng phong Chí Linh.

Cháo gõ gây tò mò ở Hà Nội

Món cháo nấu cùng cá rô đồng bằng cách gõ qua rổ tre khiến nhiều người tò mò trong Festival Thu Hà Nội 2023.

Ứng Hòa, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với món vịt cỏ Vân Đình, nhưng không nhiều người biết đến món cháo gõ với cách chế biến khác lạ, đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân ở thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu.

Cháo gõ là thức quà tuổi thơ của người dân huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

7 thg 10, 2023

Bí mật lịch sử của đài phun nước Long Vân bên hồ Gươm

Ở trung tâm quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa có một đài phun nước gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Vì sao công trình này được gọi là đài phun nước Long Vân?

Nằm giáp bờ phía Tây Bắc của hồ Gươm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi giao nhau của năm phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, được coi là cửa ngõ dẫn vào khu phố cổ Hà Nội.

6 thg 10, 2023

Tiếng chèo làng Khuốc

Làng Khuốc là là cái nôi của nghệ thuật Chèo đồng bằng Bắc Bộ đến nay vẫn giữ được những làn điệu chèo truyền thống. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Theo giới thiệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, chúng tôi tìm đến làng Khuốc để tìm hiểu về nghệ thuật Chèo truyền thống. Ngay từ đầu làng đã nghe tiếng hát chèo đã vọng ra, tôi ngạc nhiên hỏi thì bà Cao Hồng Bấc- thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo làng Khuốc cười bảo: “Hát chèo là đặc sản làng Khuốc mà, lúc nào có thời gian từ trẻ con đến người lớn đều nghe và hát chèo cả. Các cô chú mà về vào ngày hội làng thì cả làng tưng bừng trống phách, các gánh chèo thi nhau trổ tài vui lắm.”.

Bà Bấc cho biết, làng Khuốc là một trong bảy nôi chèo nổi tiếng đất Bắc có từ thế kỷ 19. Các thế hệ nghệ nhân đã mang gánh chèo làng đến nhiều vùng miền đất nước trình diễn ở các đình đám, hội hè. Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc đến nay có 64 thành viên, hàng ngày thắp lửa tập luyện giữ nghề chèo truyền thống của cha ông để lại.




Vào những ngày cuối tuần, bà Cao Thị Bấc- phó chủ nhiệm Câu lạc bộ chèo làng Khuốc thường dạy chèo cho những em nhỏ yêu thích những làn điệu chèo để xây dựng đội ngũ kế cận. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Hôm chúng tôi đến, các diễn viên không chuyên của làng chèo Khuốc đang tập ở không gian nhà thờ tổ nghề chèo của làng. Không gian tập luyện đúng như những gì mà người ta vẫn thường nói về làng Khuốc là nơi lưu giữ chiếu hình thức biểu diễn truyền thống chèo sân đình. Những diễn viên không chuyên ở đây tự hóa trang thành Thị Mầu, Thị Kính mặc trang phục tứ thân rồi trải chiếu ngoài sân cùng những nhạc công ngồi 2 bên mép chiếu đề hòa tấu phục vụ cho những lời ca, điệu múa của diễn viên. Lắng nghe và nhìn cách những thành viên của câu lạc bộ thể hiện chúng tôi có thể thấy rõ được chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ, diễn xướng, tuồng tích.

Theo ông Bùi Văn Ro- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc cho biết: “Chèo làng Khuốc có tới 12 làn điệu độc đáo mà không ở đâu có được như: Ván cờ tiên, Ðường trường thu không, Tình thư hà vị, Hề đơm đó… Cứ hát được 12 làn điệu ấy thì ai cũng có thể hát được tất cả những làn điệu chèo ở các nơi khác. Những làn điệu độc đáo ở chèo Khuốc không thấy ở nơi đâu bởi ca từ và lối hát rất riêng. Có những làn điệu dù giống nhau nhưng cách ngắt nhịp, đánh trống đế của nghệ nhân chèo Khuốc lại hoàn toàn khác bởi học hát đã khó nhưng gõ trống đế lại càng khó hơn”.





Ông Quách Thành Lập- thành viên của Câu lạc bộ chèo làng Khuốc còn là người chế tạo líu để sử dụng biểu diễn chèo. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Một vở chèo khoảng thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nội dung các vở chèo thường miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người, phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ. Ngoài việc trình diễn các vở chèo truyền thống còn có những vở chèo mang hơi thở thời đại với nội dung phản ánh bối cảnh của đất nước cũng như những mối quan hệ xã hội.

Đến nay làng Khuốc vẫn giữ đúng nguyên bản để diễn các vở như: "Từ Thức gặp tiên, "Trương Viên", "Lưu Bình-Dương Lễ, "Quan Âm Thị Kính", "Súy Vân", "Tống Chân-Cúc Hoa" thường vẫn có đủ hệ thống nhân vật Sinh, Đào, Hề, Lão, Mụ. Trong một vở chèo, các diễn viên sẽ nhập vai diễn để thể hiện nội dung thông điệp muốn đưa đến khán giả. Khi diễn chèo đòi hỏi diễn viên phải thể hiện đủ các kỹ năng hát, múa, diễn trên nền nhạc do các nhạc công hòa tấu bằng các nhạc cụ như trống, mõ, sáo, nhị, tam thập lục, líu, thanh la…tạo hiệu ứng lan tỏa của câu hát, lời hát.

Giờ đây về làng Khuốc, 4 thôn Khuốc Bắc, Khuốc Tây, Khuốc Ðông, Khuốc Nam đều có câu lạc bộ hát chèo quy tụ nhiều thế hệ tham gia sinh hoạt. Vào những tháng hè hay ngày cuối tuần, các nghệ nhân thành danh của chiếng chèo Khuốc vẫn bền bỉ truyền dạy các kỹ năng cơ bản của nghệ thuật hát chèo truyền thống cho những đứa trẻ từ 6 tuổi đến 15 tuổi.

Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi) là một trong những diễn viên chèo nhí đã từng đạt giải ở những cuộc thi diễn chèo của tỉnh Thái Bình. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam

Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi): “Từ hồi 5 tuổi được nghe ông nội và bố hát nên em yêu chèo luôn bởi làn điệu nghe rất truyền cảm. Em theo học được các bác truyền dạy các làn điệu chèo cổ và em mong rằng thế hệ trẻ chúng em có thể đưa chèo làng Khuốc vươn xa hơn.”

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Khánh Long

28 thg 9, 2023

Xôi cá rô đồng ngon lạ miệng ở Hà Nội

Xôi và cá rô đồng tưởng như "không liên quan đến nhau" nhưng lại được kết hợp thành một món ăn thu hút thực khách tại Hà Nội.

Xôi cá rô đồng ngon nhất là khi thưởng thức vào những ngày se se lạnh. Ảnh: Nhật Minh

Xôi cá rô đồng là một trong những món đặc sản nổi tiếng Nam Định. Khoảng 10 năm về trước, món xôi cá rô đồng này vẫn chưa phổ biến ở Hà Nội.

26 thg 9, 2023

Suối Côn Sơn - Giá trị tiềm ẩn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.

Suối Côn Sơn đã tạo cảnh quan phong thủy cho quần thể di tích trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: Thành Chung

Suối chảy uốn khúc, quanh co, đoạn trên có những ghềnh thác nhỏ, dưới lòng suối có những hòn đá to, nhỏ tròn trịa do nước chảy bào mòn qua rất nhiều năm tháng mà tạo thành. Hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, tốt tươi, xanh mát quanh năm.

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, danh nhân văn hóa Xứ Đông, nhà văn hoá lớn thế kỷ XIV

Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tên của tiến sĩ Phạm Sư Mạnh được đặt cho cho nhiều đường phố, trường học trong cả nước. Trong ảnh: Trường THCS Phạm Sư Mạnh là ngôi trường chất lượng cao, địa chỉ giáo dục tin cậy của thị xã Kinh Môn (ảnh tư liệu)

Theo những tài liệu lịch sử còn ghi lại, Phạm Sư Mạnh nguyên có tên là Phạm Độ, sau vì kiêng tên húy Thái sư Trần Thủ Độ mà đổi thành Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Về năm sinh năm mất của ông cho đến nay còn có ý kiến khác nhau, có sách viết ông sinh năm 1303, mất năm 1384; có sách lại ghi ông sinh năm 1300 mất năm 1377. Tuy nhiên phần lớn các tư liệu viết về Phạm Sư Mạnh hiện nay đều nói ông sinh vào thế kỷ XIV.

Người thợ mộc tài hoa Vũ Xuân Ngôn

Vang danh với nghề mộc truyền thống đã hơn 3 thế kỷ, những người thợ ở làng nghề Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) còn mang nghề đến khắp nơi.

Nối tiếp nghề truyền thống, những người thợ mộc tài hoa ở Đông Giao đã đưa tên tuổi làng nghề vang xa

"Vẩy mũi chàng nên hình long phượng"

Trong sách “Hải Dương phong vật phúc khảo thích”, Trần Đạm Trai viết: Vẩy mũi chàng nên hình long phượng/ Thợ Đông Giao mẫu dạng đâu hơn, để nói về tài năng của những người thợ ở làng nghề này.

Tương truyền, khi xây dựng kinh thành, các vua triều Nguyễn đã biết đến tay nghề của các thợ mộc Đông Giao nên cho vời vào Huế, trong đó có cụ Vũ Xuân Ngôn. Tài năng của những người thợ Đông Giao thời đó đã làm mê hoặc các vua triều Nguyễn. Xây dựng xong Kinh thành, do được mến mộ tài năng ở một miền đất mới, nhiều người ở lại Huế lập xóm và tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Ở Huế hiện có xóm mộc Đông Tiến của người Đông Giao. Đông Tiến là tên 1 trong 3 thôn trước kia của xã Đông Giao thời Lê.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng cho biết hiện không có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc cụ Vũ Xuân Ngôn cùng các tốp thợ của Đông Giao vào xây dựng Kinh thành Huế. Câu chuyện chỉ được lưu truyền trong làng, trong xã. Tuy nhiên, câu chuyện trên có cơ sở khi trong suốt chiều dài lịch sử, những tốp thợ của Đông Giao mang nghề đi khắp nơi trong cả nước. Tài năng của họ đã được khẳng định, nổi tiếng khắp Việt Nam nên hoàn toàn tin rằng có thể họ được trưng dụng vào xây dựng kinh thành.

Dòng họ Vũ Xuân hiện khá phổ biến ở Đông Giao, trong đó có nhiều người thành danh với nghề mộc như ông Vũ Xuân Thép, Nghệ nhân Ưu tú, chủ Doanh nghiệp tư nhân mỹ nghệ Xuân Thép. Ông Thép là một trong những người sớm có cơ sở mỹ nghệ tại Đông Giao và luôn tự hào giữ vững, phát triển được nghề truyền thống mà các thế hệ trước để lại. Sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông Thép được xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc...

Ông tổ nghề mộc Đông Giao

Tương truyền, nghề mộc ở làng Đông Giao có từ thế kỷ XVII. Ban đầu, sản phẩm làng nghề chủ yếu là ban thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối… với các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công. Nhưng hiện nay, mẫu mã các sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhiều công đoạn được làm bằng máy. Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện những người thợ tài hoa của Đông Giao có nhiều mẫu mã mới như tượng Phật, tượng Di Lặc, Đạt Ma... Ngoài ra còn có các sản phẩm nội thất mỹ nghệ, con giống, tranh đục chạm hoa, lá, chim muông, thú vật... rất được khách hàng ưa chuộng. Điều đáng quý là nghề mộc đang kéo được rất nhiều thợ trẻ trở lại. Đây là lực lượng chính giúp làng nghề tiếp cận tốt với công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và bảo vệ thương hiệu.

Ông Vũ Đình Cương, Trưởng thôn Đông Giao cho biết câu chuyện cụ Vũ Xuân Ngôn và nhóm thợ ở đây vào Huế xây dựng kinh thành không được ghi chép đầy đủ và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau ở làng Đông Giao.

Tuy vậy, nhiều nguồn tài liệu đều nhắc đến việc cụ Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng Kinh thành Huế. Phóng sự Cẩm Giàng văn hiến góc trời Đông trong chương trình Hành trình di sản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhắc tới điều này. Theo đó, vào thế kỷ 18, cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện.

Hiện tại ở Đông Giao còn giữ được ngôi đình lớn, khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Tại đây có một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Trong đình có đôi long mã lớn, kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ XIX. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ, thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Bên trái khán thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ Ngôn được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại đình.

Việc xác định cụ Vũ Xuân Ngôn có tham gia xây dựng Kinh thành Huế cần được các cơ quan chức năng khảo cứu để bảo đảm tính chính xác, nếu đúng thì đó là niềm tự hào của người dân Đông Giao. Tuy vậy, với việc nhân dân suy tôn làm tổ nghề cho thấy các thế hệ người dân Đông Giao luôn trân trọng lưu giữ và phát triển nghề truyền thống.

TIẾN HUY